I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới về Liên xô và các nước Đông Nam Á, các nước Châu phi .Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá mình trong học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết trong năm học 2011-2012
1. Về kiến thức.
- Hiểu và nắm được những thành tựu mà Liên xô đạt được từ những năm 1946 đến những năm 70 của thế kỉ XX
- Hiểu và nhớ kĩ sự ra đời của tổ chức ASEANvà quá trình phát triển của tổ chức này,thời cơ và thách thức cho Việt nam
- Trình bày được những nét cơ bản về cộng hòa Nam phi cơ bản đó là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
2. Về kỹ năng.
Rèn luyện cho HS các kỹ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để so sánh, giải thích sự kiện.
3. Về thái độ tình cảm.
Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của HS đối với các sự kiện lịch sử.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ
200 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử khối 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CM hoạt động giai đoạn này
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung hội nghị
Trước tình hình đó Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII họp đã đề ra những vấn đề gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động mặt trận Việt Minh
Những hoạt động chủ yếu của mặt trận Việt Minh là gì?
Hoạt động nhóm
Nhóm 1,3: Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng chính trị như thế nào?
H/a lược đồ
Nhóm 2,4: Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng vũ trang ra sao?
H/a: Đội VNTTGPQ
GV y/c Hs quan sát tranh
?Lực lượng của đội Việt Nam tuyên tuyên truyền giải phóng quân bao gồm những thành phần nào?
? Trang phục của các đội viên ra sao?
- H/a Lá cờ
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
H/a QĐ ND VN ngày nay
H/a Võ Nguyên Giáp
? Ngay sau khi được thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đã lập lên những chiến thắng nào?
- Hs: SGK
? Những thắng lợi này có ý ngĩa ntn?
- Lực lượng vũ trang phát triển mạnh trong cả nước, khí thế cách mạng dân cao.
+Hội Nghị T.ư 8 có ý nghĩa như thế nào ?
I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)
1- Hoàn cảnh ra đời:
Thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Trên thế giới hinh thành 2 trận tuyến.
Trong nước
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước về nước trực tiếp lãnh đạo CM VN. Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp tại Pắc Bó ( Cao Bằng ) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941.
2. Nội dung hội nghị
- Nhiệm vụ : giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- Khẩu hiệu : ” Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”, tiến tới thực hiện “người cày có ruộng”
- Chủ trương: thaønh laäp“ Việt Nam độc lập đồng minh’’ gọi tắc là Việt Minh
- Kết quả: Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)
3- Hoạt động của mặt trận Việt Minh
- Xây dựng lực lượng chính trị :
Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh được thành lập bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
- Xây dựng lực lượng vũ trang.
- Duy trì đội du kích Bắc Sơn.
- Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( ngày 22.12.1944 )
* Ý nghĩa : Hội nghị T.Ư 8, đánh dấu việc hoàn chỉnh nghệ thuật chỉ đạo chiến lược CM của Đảng ta, cho thấy Đảng ta đã thực sự trưởng thành.
4.4. Củng cố bài: (3’)
- Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh?
4.5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
Làm bài tập 1 SGK; Soạn phần II SGK: Cao trào kháng Nhật cứu quốc tiến tới tổng khởi nghĩa CM Tám.
* Đáp án.
Những căn cứ để khẳng định Xô viết Nghệ –Tĩnh là chính quyền cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vì: Là chính quyền của dân, do dân và vì dân đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân:
+ Chính trị: Thay chính quyền cũ bằng chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện các quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức quần chúng , các đoàn thể cách mạng.(1 điểm)
+ Kinh tế: Chia lại ruộng đất công, giảm tô, xóa nợ, bỏ các thứ thuế vô lý, chú trọng đến sản xuất, đê điều, giao thông.
+ Văn hóa- xã hội: Khuyến khích học tập, bài trừ mê tín dị đoan, sách báo tiến bộ được tuyên truyền sau rộng trong nhân dân.
+ Quân sự : Trấn áp bọn phản cách mạng bằng lực lượng vũ trang nhân dân.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Kế hoạch và tài liệu dạy học:..............................................................................
- Tổ chức hoạt động học cho học sinh:...................................................................
- Hoạt động học của học sinh:................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết 27
BÀI 22
CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG
KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
( Tiếp theo )
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.1. Kiến thức:
HS nắm được những chủ trương của Đảng ta sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ:
Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
1.4. Năng lực:
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, xác định mối liên hệ ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- Thực hành với đồ dùng trực quan.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.
2. CHUẨN BỊ
- Tư liệu về cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
- HS sưu tầm tài liệu về cao trào kháng Nhật cứu nước ở địa phương.
3.PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, nhận định, so sánh
4.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
4.1.ổn định (1’)
4.2 Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh?
- Trình bày hoạt động của mặt trận Việt Minh?
4.3. Bài mới:
Kể từ khi Việt Minh ra đời, cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ, tiến nhanh tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Cao trào kháng Nhật cứu nước – Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám/1945.
(17’)
- Mục đích:HS biết được những nét chính về cuộc Nhật đảo chính Pháp.
- Thời gian: 17p
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 9.
- Đọc SGK phần 1 Trang 89.
- H/a
Những hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
? Em hiểu thế nào là đảo chính?
- Lật đổ lẫn nhau giữa các nhóm, các tập đoàn chính trị, tiến hành bằng bạo lực của mình hoặc dựa vào nước ngoài để nắm chính quyền.
+ Tại sao Nhật đảo chính Pháp ?
+ Nhật đảo chính Pháp vào thời gian nào?
? Quân Pháp đã chống cự ra sao?
?Kết quả Nhật đạt được sau đảo chính?
- H/a: Pháp đầu hàng Nhật
?Sau khi đảo chính Pháp Nhật có những thủ đoạn gì?
H/a
Thủ đoạn của Nhật sau đảo chính Pháp
- Về chính trị: Nhật tuyên bố cho Việt Nam “độc lập”. Nhưng chúng giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, chỉ thay người Pháp làm toàn quyền và nắm toàn bộ quyền lực. Chúng lập chính phủ Trần Trọng Kim làm bù nhìn và lập ra hàng loạt tổ chức đảng phái chính trị phản động
- Về kinh tế: Chúng cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực, tăng thuếChúng chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp.
- Tiến hành hàng loạt các hoạt động đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân.
( Đại cương lịch sử Việt Nam tập II )
H/a: nạn đói
?Em có nhận xét gì về những bức ảnh trên?
?Thái độ của nhân dân ta đối với phát xít Nhật như thế nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
- Mục đích: HS trình bày được những chủ trương của Đảng và diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Thời gian: 18 p
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV
Đọc phần 2 sgk T. 90.
? Trước việc Nhật đảo chính Pháp Đảng ta có những chủ trương gì mới?
- Khẩu hiệu mà Đảng ta sử dụng thời kỳ này là gì?
+ Thay khẩu hiệu “Đuổi phát xít Nhật -Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Đưa ra khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng” và khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
+ Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của “Cao trào kháng Nhật cứu nước”?
- H/a lược đồ
H/a: Du kích Ba Tơ
H/a HN quân sự Bắc kì
H/a khu giải phóng (H 38 + Cây đa Tân Trào
? Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào cách mạng tiến lên ?
H/a+ Tư liệu phá kho thóc Nhật
?Em có nhận xét gì về cao trào kháng Nhật cứu quốc?
* Kết luận : Trước ngày tổng khởi nghĩa, cao trào kháng nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt trong toàn quốc với khí thế đoạt chính quyền.Phong trào là tiền đề cho cuộc khởi nghĩa ( Tiền khởi nghĩa)
II. Cao trào kháng Nhật cứu nước – Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám/1945.
1- Nhật đảo chính Pháp.
a. Hoàn cảnh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nước Pháp được giải phóng.
- Nhật rất khốn đốn ở Thái Bình Dương.
- Thực Dân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ
b. Diễn biến.
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
- Pháp chống cự yếu ớt rồi đầu hàng
c/ Kết quả
- Nhật độc chiếm Đông Dương.
2.Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
a) Chủ trương của Đảng :
- Ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật.
- Phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”.
b) Diễn biến :
- Từ giữa tháng 3-1945, cách mạng đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng.
- Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, Uỷ ban Quân sự Bắc Kì được thành lập, khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
- Nhân dân các thành phố, đô thị mít tinh, diễn thuyết, các đội danh dự Việt Minh thẳng tay trừ khử tay sai nguy hiểm.
- Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạm đói” diễn ra sôi nổi, không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
*Ý nghĩa : Cao trào kháng Nhật cứu nước của Mặt trận Việt Minh thực sự là một cuộc tổng diễn tập giành chính quyền trong toàn quốc- Được coi là “Tiền khởi nghĩa”
4.4. Củng cố bài: (3’)
- Em hãy trình bày hoàn cảnh và quá trình Nhật đảo chính Pháp ?
- Quá trình kháng Nhật cứu nước diễn ra như thế nào ?
4.5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Làm bài tập 2 SGK (91).
- Soạn bài 23 : tổng khởi nghĩa tháng Tám/1945. Sự thành lập nước VNDCCH. (SGK T.92).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Kế hoạch và tài liệu dạy học:..............................................................................
- Tổ chức hoạt động học cho học sinh:...................................................................
- Hoạt động học của học sinh:................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 28
BÀI 23
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
1.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức:
- Nắm được sau khi Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện, tình hình thế giới rất thuận lợi cho cách mạng. Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Biết được cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra rất nhanh chóng, giành thắng lợi ở thủ Đô Hà Nội và khắp toàn quốc. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.
- Hiểu được nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945.
1.2. Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
* Tích hợp giáo dục giáo trị đạo đức: Tinh thần đoàn kết, giá trị hòa bình.
1.4. Năng lực:
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, xác định mối liên hệ ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- Thực hành với đồ dùng trực quan.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.
2.CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước VNDCCH
- Tài liệu sưu tầm về cách mạng tháng Tám/1945 trong cả nước và ở địa phương.
3.PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, nhận định, so sánh
4.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
4.1.ổn định (1’)
4.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám như thế nào ?
- Em hãy trình bày về cao trào kháng Nhật cứu nước trước cách mạng tháng 8/1945 ?
4.3. Bài mới :
Cách mạng tháng Tám là một sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, sự kiện này diễn ra như thế nào, nước VNDCCH được thành lập ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
Mục đích: HS biết được thời cơ của cách mạng đã đến, Đảng đã nắm được thời cơ và quyết tâm khởi nghĩa.
Thời gian: 8 p
Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề, thuyết trình
Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV
Đọc SGK phần I Trang 92.
? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh ls nào ?
H/a Nhật, Đức đầu hàng
? Trước tình hình đó Đảng đã có chủ trương gì?
H/a đình Tân Trào, Võ Nguyên Giáp
H/a Bác Hồ gửi thư đồng bào
? Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng ?
- Chủ trương của Đảng ta sáng suốt, kịp thời, thể hiện ở việc chớp thời cơ, phát lệnh khởi nghĩa trong cả nước.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh về nội dung giành chính quyền ở Hà Nội(8’)
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Thời gian: 8 p
- Phương tiện, tư liệu: Tranh ảnh, SGK, SGV
- Đọc phần II SGK, T. 92.
?Từ khi Nhật đảo chính Pháp không khí cách mạng ở thủ đô Hà Nội như thế nào ?
? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ?
H/a Nhà hát lớn
H/a Lược đồ
Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi có ý nghĩa gì ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung giành chính quyền trong cả nước (8’)
- Phương pháp; Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 8 p
- Phbương tiện, tư liệu: Lược đồ, tranh ảnh, SGK, SGV
- Đọc mục III SGK T.93.
+ Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ?
- Lược đồ
- Nhận xét – bổ sung – Kết luận.
- Giới thiệu hình 40. Chủ tịch Hồ chí
Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (2/9/1945).
Em có nhận xét gì về cuộc tổng khởi nghĩa ? (Lực lượng, diễn biến)
Khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa
Đặc điểm của cách mạng tháng Tám:
- Lực lượng chính trị là chủ yếu có lực lượng vũ trang hỗ trợ
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.(10’)
- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm
- Thời gian: 10 p
- Phương tiện, tư liêu: SGK, SGV, máy chiếu
Hoạt động nhóm: 3p - 4 nhóm.
+ Nhóm 1,2: hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8/1945 ?
Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị hòa bình
=> Trong nước ?
=> Thế giới ?
- Nhận xét – bổ sung – Chốt.
+ Nhóm 3,4 hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ?
- Nhận xét – bổ sung – Kết luận.
? Trong những guyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Tích hợp giáo dục đạo đức: tinh thần đoàn kết.
Trong cách mạng tháng Tám, sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm nào?
- Cách mạng tháng tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế và trong nước thuận lợi.
I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
1, Hoàn cảnh lịch sử:
- Quốc tế: Chiến tranh thế giới hai đến hồi kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
- Trong nước:
+ Quân Nhật hoang mang, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã
+ Quần chúng qua cao trào kháng nhật cứu nước đang sục sôi cách mạng
=> Như vậy, thời cơ ngàn năm có một để Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện
2. Chủ trương của Đảng:
- Ngày 14 - 15/8/1945 Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập.
+ Ra quân lệnh số 1.
- Ngày 16/8/1945 Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào.
- Tán thành lệnh tổng khởi nghĩa.
- Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
- Lập Uỷ ban dân tộc giải phóng.
=> Quyết định tổng khởi nghĩa nhanh chóng, kịp thời
II. Giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí Cách mạng rất sôi động
- Ngày 15/8/1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ.
- 16/8/1945, truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa ở khắp nơi.
- 19/8/1945, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
=> Có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám trong cả nước.
III. Giành chính quyền trong cả nước.
- Từ 14/8 -> 18/8/1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
+ 19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
+ 23/8/1945 : Huế giành chính quyền.
+ 25/8/1945 : Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
+ Đến ngày 28 tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.
* Ý nghĩa lịch sử :
- Cách mạng tháng Tám thành công là một biến cố lịch sử vĩ đại. Phá tan xiềng xích nô lệ của Nhật, Pháp và phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc : Kỉ nguyên độc lập tự do.
- Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông nam Á và trên toàn thế giới.
* Nguyên nhân thành công.
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc. Có Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước.
- Có khối liện minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước.
- Có điều kiện quốc tế thuận lợi.
4.4 Củng cố bài: (3’)
Lập niên biểu sự kiện chính của cách mạng tháng Tám
4.5. Hướng dẫn về nhà: (11’)
Làm bài tập 1,2 SGK (95). Soạn bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946) SGK,T.96,
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Kế hoạch và tài liệu dạy học:..............................................................................
- Tổ chức hoạt động học cho học sinh:...................................................................
- Hoạt động học của học sinh:................................................................................
Ngày soạn: Tiết 29
Ngày giảng:
Chương IV
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
BÀI 24
CUỘC ĐẤU TRNH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
1.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức:
- Nắm được những thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám .
- Biết được dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch chúng ta đã phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương, biện pháp giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
- Hiểu được sách lược đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản để bảo vệ chính quyền, thành quả to lớn của cách mạng Tháng Tám.
1.2. Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ, có tinh thần cách mạng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.
1.4. Năng lực:
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, xác định mối liên hệ ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- Thực hành với đồ dùng trực quan.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử.
- Thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.
2.CHUẨN BỊ
- Tư liệu và tranh ảnh lịch sử về giai đoạn (1945-1946).
- Tài liệu sưu tầm về cách mạng Việt Nam ở giai đoạn này.
3.PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, nhận định, so sánh
4. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
4.1.Ổn định (1’)
4.2 Kiểm tra 15 phút
? Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Trong những nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào quyết định sự thắng lợi?Vì sao?
Đáp án
Biểu điểm
*) Ý nghĩa:
- Trong nước:
+ Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến
+ ĐưaViệt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người tự do, làm chủ nước nhà
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do.
- Quốc tế:
+ Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh chống thực dân dành độc lập dân tộc.
+ Củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
*) Nguyên nhân:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, đoàn kết, anh dũng trong chiến đấu
- Có sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, sự chuẩn bị lâu dài
- Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật, tạo thời cơ cho cách mạng tháng tám
* Nguyên nhân quan trọng nhất
- Do sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là CT Hồ Chí Minh với đường lối sáng tạo, đúng đắn, lựa chọn đúng thời cơ............
1
1
1
1
1
1
1
1
2
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: (11’) Hướng dẫn hoc sinh về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
- Thời gian: 11 p
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nhóm
- Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV.
- Đọc SGK mục I Trang 96
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm .
Tìm hiểu tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám?
+Nhóm 1: An ninh chính trị ?
- Hs trình bày
- Lược đồ quân ngoại xâm: giải thích vĩ tuyến 16: vĩ tuyến phân chia nươc ta làm 2 miền lúc quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật 1945.
- H/a Quân Tưởng vào miền Bắc VN
- H/a: Quân Anh đến Sài Gòn tháng 9/1945
- H/a Quân Pháp đến Sài Gòn năm 9/ 1945
+ Nhóm 2: Kinh tế, tài chính ?
H/a: Nạn đói năm 1945. (5-6)
H/a: Thơ Vũ Khiêu
+ Nhóm 3: Văn hóa ?
- H/a Tệ nạn
+ Nhóm 4: Nhận xét về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám?
Với tình hình thực tại : “Đất nước ngàn cân treo sợi tóc”.
Bên cạnh khó khăn có những thuận lợi.
-Ta đã giành được chính quyền.
- Nhân dân ta tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phong trào cách mạng thế giới lên cao, ủng hộ cách mạng nước ta.
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh về bước đầu xây dựng chế độ mới.
- thời gian: 11 p
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV, tranh ảnh
? Đảng và chính phủ đã có những biêïn pháp gì để củng cố chính quyền cách mạng ?
- Hs: Tl
- H/a Lời CT HCM
- H/a Tổng tuyển cử
- 2/3/1946: Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra ban dự thảo hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến, đứng đầu là chủ tịch Hồ chí Minh.
- Sau đó, cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và thành lập uỷ ban hành chính các cấp được tiến hành ở các địa phương.
- 29/5/1946: Hội Liên Việt ra đời.
+ Sự kiện này có ý nghĩa gì ?
* Hoạt động 3: (12’) Hướng dẫn HS các biện pháp diệt giặc đói, giặc dốt.
- Thời gian: 12p
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
- Phương tiện, tư liệu: SGK, SGV, tranh ảnh
- Đọc mục III Sgk,T.98.
- Hướng dẫn HS thảo luận những nội dung sau : Nhóm 1
+ Em hãy cho biết Đảng ta đã giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng tám 1945 như thế nào ?
Tích hợp giáo dục đạo đức: tinh thần đoàn kết
+ Biện pháp trước mắt ?
+ Biện pháp lâu dài ?
+ Kết quả ?
- H/a
+ Nhóm 2: Đảng và chính phủ có những biện pháp gì để giải quyết giặc dốt ? kết quả ntn ?
- H/a
- H/a Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi
+Nhóm 3: Đảng và chính phủ ta có những biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính ?
- Giới thiệu hình 42,43, ND ta đang góp gạo chống giặc đói và lớp bình dân học vụ – chống giặc dốt.
+ Nhóm 4: Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào ?
- Với những thắng lợi vừa giành được nó thể hiện tính chất của chế độ mới là chế độ của dân, do dân và vì dân. Nó có tác dụng cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được.
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám/1945.
1. An ninh chính trị
- Miền Bắc: 20 vạn Quân Tưởng và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta.
- Miền Nam: quân Anh kéo vào dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
- Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
2. Kinh tế, tài chính
- Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá.
- Nạn đói đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân.
- Ngân sách nhà nước trống rỗng, nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
3. Văn hóa
- Hơn 90% dân số bị mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
=> Tình hình nước ta khó khăn, đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”(HCM)
II . Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- 6/1/1946: - Ngày 6/1/1946 tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, hơn 90 % cử tri cả nước tham gia.
=> Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố và kiện toàn.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.
* Diệt giặc đói.
-Biện pháp trước mắt
Lập “Hũ gạo tiết kiệm”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm, sẻ áo.
- Biện pháp lâu dài
Tăng gia sản xuất, chia lại ruộng đất cho nông dân
- Kết quả: là nạn đói được đẩy lùi.
* Diệt giặc dốt.
- Biện Pháp:
- 8/9/1945: Hồ chủ tịch kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.
- Kết quả
Cuối năm 1946 đã hoàn thành việc xóa nạn mù chữ
Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới.
* Giải quyết khó khăn về tài chính.
- Biện pháp:
- Xây dựng “Quỹ độc lập”, phát động phong trào “tuần lễ vàng”.
- Tháng 11/1946 : chính phủ quyết định lưu hành tiền Việt Nam.
- Kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12495449.doc