Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc Cách mạng Tư sản Anh:
- GV hỏi: Các em hãy theo dõi sgk và cho cô biết kinh tế nước Anh trước cách mạng như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV bổ sung:
+ Vào cuối TK XV- đầu TK XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ phát triển, nhu cầu về lông cừu ngày một lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi nhuận, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất họ canh tác, ruộng đất biến thành đồng cỏ chăn cừu và cấm súc vật của nông dân vào. Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà của, không tài sản. Tômát Morơ gọi là quá trình: “cừu ăn thịt người”, ông đã tả lại cảnh đó: “Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn tham lam. Cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị.”
+ Đầu TK XVII, sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Ngành công nghiệp len dạ phát triển, chiếm 80% số hàng xuất khẩu của nước Anh.
+ Khái niệm công truòng thủ công: Là đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu, bước đầu có sự chuyên môn hóa trong các công đoạn làm ra sản phẩm.
+ Các sản phẩm làm ra tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành en dạ, buôn bán nô lệ da đen, kể cả cướp biển.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba: LỊCH SỬ THẾ CẬN ĐẠI
Chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
( Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hs cần nắm:
- Cách mạng tư sản là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lự lượng sản xuất mới ( tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu( phong kiến). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên.
- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, là động lực của cách mạng nhưng không phải đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục bị đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nề và tinh vi hơn.
- Cách mạng tư sản không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Lược đồ nội chiến ở Anh.
- Hình ảnh xử tử vua Sác-lơ, Ô.Crôm-oen.
III. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới.
Giai đoạn hậu kỳ trung đại (XV-XVIII), chế độ phong kiến Tây Âu khủng hoảng suy vong, cách mạng tư sản nổ ra là hiện tượng hợp quy luật, kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TB CN) với quan hệ sản xuất phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nhưng vì sao cách mạng tư sản nổ ra trước tiên ở “Vùng đất thấp” và “Xứ sở sương mù”. Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào chúng ta tìm hiểu ở bài hôm nay.
3. Tiến hành dạy và học:
Hoạt động dạy của Thầy và Trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc Cách mạng Hà:
TK XVI, kinh tế Tây Âu, đặc biệt là Hà Lan, kinh tế TBCN phát triển, trong khi đó Hà Lan phải chịu sự chiếm đóng của Tây Ban Nha đã kiềm hãm sự phát triển kinh tế TBCN => mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra vè kéo dài từ cuối TK XVI đến đầu TK XVII thì Tây Ban Nha công nhận độc lập của Hà Lan.
GV yêu cầu HS hoàn hành bảng sau:
Mục tiêu
Hình thức
Lực lượng lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Kết quả
Ý nghĩa
HS kẻ vào vở và về nhà hoàn thành.
Cách mạng Hà Lan
(Hướng dẫn đọc thêm)
Mục tiêu
Lật đổ ách thống trị của chính quyền phong kiến TBN.
Hình thức
Chiến tranh giành độc lập.
Lực lượng lãnh đạo
Tư sản.
Lực lượng tham gia
Quần chúng nhân dân.
Kết quả
Đánh đổ được ách thống trị của thực dân TBN.
Ý nghĩa
Mở đường cho CNTB phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc Cách mạng Tư sản Anh:
GV hỏi: Các em hãy theo dõi sgk và cho cô biết kinh tế nước Anh trước cách mạng như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV bổ sung:
+ Vào cuối TK XV- đầu TK XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ phát triển, nhu cầu về lông cừu ngày một lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi nhuận, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất họ canh tác, ruộng đất biến thành đồng cỏ chăn cừu và cấm súc vật của nông dân vào. Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà của, không tài sản. Tômát Morơ gọi là quá trình: “cừu ăn thịt người”, ông đã tả lại cảnh đó: “Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn tham lam. Cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị.”
+ Đầu TK XVII, sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Ngành công nghiệp len dạ phát triển, chiếm 80% số hàng xuất khẩu của nước Anh.
+ Khái niệm công truòng thủ công: Là đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu, bước đầu có sự chuyên môn hóa trong các công đoạn làm ra sản phẩm.
+ Các sản phẩm làm ra tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành en dạ, buôn bán nô lệ da đen, kể cả cướp biển.
HS lắng nghe, ghi chép.
GV: sự phát triển của ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nuôi cừu. Do vậy, một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa, trở thành quý tộc mới (là quý tộc phong kiến nhưng kinh doanh theo hướng TBCN).
GV hỏi: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào?
HS suy nghĩ, trả lời
GV bổ sung: Dưới thời vua Sác-lơ I đã ban hành nhiều lệnh cấm có tác dụng xấu trong việc kiềm hãm sự phát triển kinh tế công thương nghiệp.
- GV hỏi:Vì sao phong kiến không muốn kinh tế TBCN phát triển?
- HS suy nghĩ,trả lời.
- GV bổ sung:
+ Sợ tư sản giàu sẽ vươn lên giành chính quyền.
+ Kinh tế TBCN phát triển và lan rộng, nhiều nông dân bị biến thành công nhân -> không còn lực lượng ở nông thôn phục vụ cho quý tộc phong kiến.
GV hỏi: Với tình hình kinh tế, chính trị như thế, nước Anh lúc này tồn tại những mâu thuẫn nào?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV bổ sung:
+ Mâu thuẫn giữa PTSX phong kiến lạc hậu với PTSX TBCN (nguyên nhân sâu xa bùng nổ cuộc chiến tranh). Hay nói cách khác là Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, tư sản với quý tộc phong kiến.
GV: Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (4-1640) nhằm tăng thuế để giải quyết cuộc khủng hoảng về tài chính nhưng gặp phải sự chống đối của Quốc hội (đa số là quý tộc mới và tư sản). Đây là mốc mở đầu cho cuộc cách mạng.
Sác-lơ I định dùng vũ kực đàn áp quốc hội nhưng bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, vua Sác-lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công. Nhà vua được sự ủng hộ của quý tộc phong kiến, quan lại cung đình, tín đồ Anh giáo ở miền Bắc và miền Tây.
Trong khi đó, Quốc hội dưới sự lãnh đạo của tư sản và quý tộc mới được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Tháng 6/1642, nội chiến bùng nổ. Trong thời gian đầu ưu thế thuộc về quân đội nhà vua.
GV hỏi: Vì sao ưu thế lúc đầu lại thuộc về quân đội nhà vua?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV bổ sung:
Vì quân đội nhà vua chuyên nghiệp, có kinh nghiệm chiến đấu, trang bị vũ khí tốt. Còn quân đội Quốc hội, tuy có tinh thần chiến đấu cao, song chủ yếu là quân tình nguyện, thiếu kinh nghiêm, non yếu về kĩ thuật, kĩ thuật chưa chặt chẽ, trang bị vũ khí sơ sài.
HS lắng nghe, ghi chép.
GV: Do áp lực của quần chúng, ngày 30/1/1649, Sác-lơ I bị chém đầu trước sự chứng kiến của đông đảo dân chúng và nhân dân. Anh trở thành một nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
GV giới thiệu sơ lược về Cromoen: Ôlivơ Cromoen (1899-1658), là một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của phái Độc lập, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa. Ông là một người có sức lực dồi dào, một nhà tổ chưacs và chỉ huy giỏi, đồng thời là một tín đồ Thanh giáo có nếp sống giản dị được nhân dân yêu mến.
GV hỏi: Việc xử tử vua Sác-lơ I có ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV bổ sung: chấm dứt chế độ quân chủ ở Anh. Đồng thời đánh dấu sự sụp đổ chủa chế độ phong kiến, thắng lợi của CNTB.
GV: Tháng 8/1649, Crôm-oen đem quân xâm lược Ai-len và Xcốt-len. Sau đó các nước này bị sáp nhập váo Anh. Năm 1653, Crôm-oen được phong tước bảo hộ công, nền độc tài quân sự được thiết lập (tức là cai trị không cần có Quốc hội, là sự thống trị quân sự và cảnh sát, nhằm bảo vệ quyền lợi của tập đoàn thống trị-liên minh giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới)
GV hỏi: Vì sao Cách mạng Anh lúc này không duy rì chế độ Cộng Hòa mà có một bước lùi?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung: Vì trong cuộc cách mạng này có sự tham gia của quý tộc mới, khi đạt được quyền lợi về kinh tế nhưng vẫn muốn duy trì chế độ phong kiến để hưởng bổng lộc phong kiến, nên không muốn cách mạng đi lên.
GV hỏi: Vì sao có sự thỏa hiệp giữa Quốc hội và lực lượng phong kiến cũ?
HS suy nghĩ, trả lời.
Sau khi Ô-li-vơ Crôm-oen chết, con của ông là Ri-Sác Crôm-oen lên thay, là một người bất tài, không có uy tín, các sĩ quan cao cấp không chịu phục tùng vị Bảo hộ công mới, buộc Ri-sác phải từ chức. Trong khi đó thì tình hình nước Anh rối loạn, khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi. Để bảo hội tài sản và đất đai của mình, bọn quý tộc mới đã thỏa hiệp với quý tộc phong kiến cũ.
HS lắng nghe, ghi chép.
GV: Tháng 12/1688 được sự ủng hộ của quý tộc mới và tư sản, Quốc hội đã làm cuộc chính biến, đưa Vinhem Ôrangiơ lên làm quốc trưởng.
Cuộc chính biến đã thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh (Vua chỉ ngự trị chứ không cai trị).
HS lắng nghe, ghi chép.
GV: Cách mạng Anh thắng lợi đã đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế TBCN, làm tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế như: không xóa bỏ triệt để thế lục phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân nghèo.
HS lắng nghe.
GV hỏi: Ý nghĩa của cuộc CMTS Anh là gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV kết luận
GV hỏi: các em hãy cho cô biết tính chất của cuộc CM này là gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV chốt.
GV hỏi: Vì sao Cách mạng Tư sản Anh gọi là cuộc CMTS không triệt để?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV bổ sung: Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến lên cách mạng mới, cuộc Cách mạng công nghiệp, từ đó đưa nước Anh trở thành một cường quốc về công nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, Cách mạng tư sản Anh mang tính chất bảo thủ không triệt để vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.
Cách mạng tư sản Anh:
Nước anh trước Cách mạng:
Kinh tế:
Đầu TK XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh phát triển nhất Châu Âu.
Nông nghiệp: Phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào trong nông nghiệp.
Thủ công nghiệp: sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội như luyện kim, làm sứ, len dạ.
Thương nghiệp: Phát triển, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn nhất nước Anh.
Chính trị, xã hội:
Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
Chính trị: Chế độ phong kiến chuyên chế kìm hàm sự phát triển TBCN.
Mâu thuẫn giữa quý tộc mới và tư sản với quý tộc phong kiến.
Diễn biến:
Giai đoạn 1: (1642-1648)
+ 4/1640, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, nhưng Quốc hội đã phản đối kịch liệt.
+ 8/1642, nội chiến bùng nổ. Bước đầu thắng lợi nghiên về quân đội nhà vua.
Từ khi Crômoen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội đã xây dựng quân đội kỉ luật liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua. Đầu năm 1648, Sác-lơ I bị bắt.
Giai đoạn 2 (1649-1688)
+ 30/1/1649, Sác-lơ I bị xử tử. Nền cộng hòa được thiết lập. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
+ Năm 1653, nền độc tài được thiết lập, do Crôm-oen đứng đầu.
+ Tháng 12/1658, Quốc hội tiến hành chính biến, chế độ quân chủ lập hiến đước xác lập.
Cách mạng tư sản Anh kết thúc.
Ý nghĩa:
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Anh phát triển.
Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Tính chất:
Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
4. Củng cố:
- Thế nào là một cuộc cách mạng TS?
=> CMTS là một cuộc CMXH ở giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến và thay thế bằng CNTB, mở đường cho CNTB phát triển.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu về Oa sinh tơn.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai 29_12321786.docx