Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2017 – 2018

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết 5 thêm 1 được 6, viết dược số 6; đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.(HS làm bài tập: 1;2;3)

B. ĐỒ DÙNG:

- GV: Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại - 6 miếng bìa viết các chữ số từ 1 đến 6 (Mã số: THTH2002)

- HS: Bộ đồ dùng học Toán (Mã số: THTH2001)

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2017 – 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017 Tiếng việt : tiết 1,2 Luật chính tả e, ê Toán (13) Bằng nhau. Dấu = A. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số nó (3 = 3; 4 = 4). - Biết sử dụng từ “ bằng nhau” và dấu = để so sánh các số. B. Đồ dùng dạy học - GV:3 hình vuông, 3 hình tam giác (Mã số: THTH 2002); dấu = (Mã số: THTH 2004) - HS: SGK, bút, bộ đồ dùng học toán.(Mã số THTH 2003) c. Hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Nội dung 1.ổn định tổ chức: Hát 2.Kiểm tra: (4’) HS làm bài 3 tiết trước 3. Bài mới: (30’)Giới thiệu bài a) Nhận biết mối quan hệ bằng nhau (15’) a.1. Hướng dẫn HS nhận biết: 3 = 3 - GV đính lên bảng bên phải 3 hình vuông, bên trái 3 hình tam giác ? Trên bảng cô có hình gì? mỗi nhóm có mấy hình? - GV: Có 3 hình vuông và 3 hình tam giác, cứ mỗi hình vuông nối với một hình tam giác ta có số hình vuông bằng số hình tam giác - HS quan sát tranhđ Trả lời để nhận biết: + Có 3 con hươu, có 3 khóm cây, cứ mỗi con hươu lại có 1 khóm cây (và ngược lại) nên số con hươu bằng số khóm cây. Ta có: 3 bằng 3 - GV giới thiệu: “ Ba bằng ba” viết như sau: 3 = 3. GV giới thiệu dấu = - HS đọc: “ Ba bằng ba” b. Hướng dẫn HS nhận biết: 4 = 4 (tương tự như 3 = 3) - GV cho HS nêu vấn đề tương tự như phần b - GV kết luận: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau. b) Thực hành: (15’) Bài 1: - Hướng dẫn HS viết dấu =, GV quan sát giúp đỡ HS viết chậm Bài 2: - 1 HS nêu bài mẫu, lớp làm bài và đổi chéo để kiểm tra VD: ở hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng, 5 hình tròn xanh. Ta viết : 5 = 5 - HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét bổ sung. - Gv chốt lại ý đúng. Bài 3: - HS nêu cách làm, làm bài và đổi chéo bài để kiểm tra báo cáo. - GV chấm nhận xét 4. Củng cố dặn dò: (5P) - GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt. - Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. 3 = 3 4 = 4 ba bằng ba bốn bằng bốn Bài1: Viết dấu = Bài 2: Viết (theo mẫu) 5 = 5 Bài 3: >,<, = 5 ... 4 1 ... 2 3 ... 3 2 ... 1 2 ... 5 2 ... 2 ........................................................................................................................... Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017 Tiếng việt : tiết 3,4 âm /g / Toán (14) Luyện tập A. Mục tiêu: - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.(HS làm các bài tập: 1; 2; 3) B. Đồ dùng dạy học: - GV – HS : SGK C. Hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Nội Dung 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) - HS làm bảng con. Điền dấu >,<,= - GV nhận xét 3. Bài mới: (30p)Giới thiệu bài * GV hướng dẫn HS làm bài tập: (30p) Bài 1: - HS nêu cách làm : Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài rồi đọc kết quả bài làm (theo từng cột) - GV cho HS quan sát kết quả bài làm ở cột thứ 3 rồi giúp HS nêu nhận xét : 2 bé hơn 3 ; 3 bé hơn 4. Vậy 2 bé hơn 4. Bài 2: - HS nêu cách làm bài (Xem tranh, so sánh, viết kết quả so sánh ) - HS làm bài rồi chữa bài Bài 3: - HS quan sát bài mẫu đ Giải thích tại sao lại nối như hình vẽ - HS nêu cách làm bài (Lựa chọn để thêm 1 số hình vuông màu trắng, màu xanh sao cho sau khi thêm ta đưa số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng ) - làm bàiđ chữa bài - chấm nhận xét, tuyên dương những em học tốt. 4.Củng cố dặn dò: (5p) - HS đọc lại bài trên bảng. 5 ... 4 2 ... 2 4 ... 3 3 ... 3 2 ... 5 3 ... 2 Thực hành Bài 1: >, <, = 3 ... 2 4 ... 5 1 ... 2 4 ... 4 2 ... 2 4 ... 3 Bài 2: Viết (theo mẫu) 3 > 2 2 < 3 Bài 3: Làm cho bằng nhau (theo mẫu) ...................................................................................................... Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017 Tiếng việt : tiết 5,6 âm/ h / GIÁO DỤC LỐI SỐNG: TIẾT 07 CHỦ ĐỀ 2: TIẾT 3 : NGỒI VIẾT VÀ CẦM BÚT ĐÚNG CÁCH toán (15) Luyện tập chung A. Mục tiêu: - Biết sử dụng các từ “bằng nhau, bé hơn, lớn hơn” và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.(HS làm các bài tập: 1; 2; 3) B. Đồ dùng dạy học: - GV - HS: sgk C. Hoạt động dạy học:  Hoạt động của GV và HS Nội dung 1 .ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) - Điền số ? HS làm bảng con 5 > 4 - GV nhận xét 3. Bài mới: (30p)Giới thiệu bài, ghi bài lên bảng * GV hướng dẫn HS làm bài tập: (30p) Bài 1: a. GV gọi HS nhận xét số bông hoa ở 2 hình (Không bằng nhau) - GV giúp HS nêu cách làm cho số bông hoa ở 2 bên bằng nhau bằng cách vẽ thêm 1 bông hoa vào hình bên phải. b. Hướng dẫn HS nhận xét tương tự và nêu cách làm: cho số kiến ở 2 tranh vẽ bằng nhau bằng cách gạch bớt 1 con kiến ở tranh bên trái. c. Hướng dẫn tương tự. - GV viết mẫu - Hướng dẫn học sinh viết dấu > - HS viết trên bảng - Viết vào vở. Bài 2: HS nêu cách làm rồi làm bài. - Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số, GV nhắc HS dùng bút chì để nối mỗi ô vuông với các số thích hợp. Sau đó dùng bút chì màu khác làm tương tự. - Gọi HS đọc kết quả. Bài 3: Tương tự như bài 2 - GV tổ chức dới hình thức trò chơi: “Thi đua nối ô trống với các số thích hợp” . - GV chấm một số bài và nhận xét . 4. Củng cố dặn dò: (5p) - GV nhận xét tiết học, khen ngợi , động viên HS. - Nhắc học sinh chuẩn bị bài hôm sau. Thực hành Bài 1: Làm cho bằng nhau: a) Bằng cách vẽ thêm: b) Bằng cách gạch bớt: c) Bằng cách vẽ thêm hoặc gạch bớt: Bài 2: Nối ô trống với số thích hợp (theo mẵu) .... < 2 ... <3 .. < 5 1 2 3 4 5 Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp 2 > ... 3 > ... 4 > ... 1 2 3 ..................................................................................... Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2017 ơ ơ [ Tiếng việt : tiết 7, 8 âm /i/ Toán(16) Số 6 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 5 thêm 1 được 6, viết dược số 6; đọc, đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6..(HS làm bài tập: 1;2;3) B. Đồ dùng: - GV: Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại - 6 miếng bìa viết các chữ số từ 1 đến 6 (Mã số: THTH2002) - HS: Bộ đồ dùng học Toán (Mã số: THTH2001) C. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội Dung 1.ổn định tổ chức: [[[[[[ơ 2. Bài mới: a) Giới thiệu số 6 (10p) *Bước 1: Lập số 6 - HS xem tranh vẽ và nói được: “ Có 5 em đang chơi, một em khác đi tới”. Có tất cả mấy em? - HS lấy ra 5 hình tròn, sau đó lấy thêm 1 hình tròn và nói: “5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn”. - HS khác nhắc lại. - HS quan sát trong SGK: 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn; 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính. - GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại - GV nêu: Các nhóm này đều có số lượng là 6 *Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và viết - GV giới thiệu, sau đó giơ tấm bìa có chữ số 6 cho HS đọc *Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy từ 1 đến 6 - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 6 rồi từ 6 đến 1 - GV giúp HS nhận ra 6 liền sau số 5 trong dãy từ 1 đến 6 b) Thực hành: (20p) Bài 1: Viết số 6 - HS viết 1 dòng số 6, GV giúp HS viết đúng Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - GV hướng dẫn HS viết - GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 6 VD: Có mấy chùm nho xanh? Mấy chùm nho chín? Trong tranh có tất cả mấy chùm nho? - GV chỉ vào tranh và nói: “6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5” - HS trả lời các câu hỏi còn lại Bài 3: Viết số thích hợp - HS đếm các số ô vuông trong từng cột rồi viết số. - HS nhận biết : cột có số 6 cho biết có 6 ô vuông;Vị trí của số 6 cho biết 6 đứng liền sau 5 trong dãy từ 1 đến 6. - HS đọc xuôi từ 1 đến 6 rồi đọc ngược từ 6 trở về 1 - HS so sánh, nhận xét: 6 là số lớn nhất trong các số 1,2,3,4,5,6 4. Củng cố dặn dò: (5p) - Nhận xét giờ học. 1 2 3 4 5 6 1 6 5 Bài1: Viết số 6 Bài2: Viết (theo mẫu) Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống 1 2 6 2 4 6 1 Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2017 Tiếng việt : tiết 1,2 âm / gi / GIÁO DỤC LỐI SỐNG: TIẾT 08 CHỦ ĐỀ 2: TIẾT 4 : TễN TRỌNG SÁCH VỞ VÀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Ban giám hiệu Kí duyệt ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tự nhiên xã hội (4) Bảo vệ mắt và tai A. Mục tiêu : Giúp HS biết - Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. - HSG đưa ra một cách xử lý đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Các hình vẽ trong sgk - HS: sgk, vở bài tập C. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. ổn định tổ chức: 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Khởi động: HS hát: “Rửa mặt như mèo” b) Hoạt động 1: Làm việc với SGK - HS quan sát SGK trang 10, tập đặt câu hỏi và trả lời: VD: Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong tranh lấy tay che mắt , việc làm đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn ấy không? - GV kết luận c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK - HS thảo luận nhóm: + Nhóm 1: HS đóng vai theo tình huống: “Hùng đi học về, thấy Tuấn và bạn của tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng, em sẽ xử trí như thế nào? + Nhóm 2: HS đóng vai theo tình huống : “Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và đem đến 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc thật to”. Nếu em là Lan , em sẽ làm gì ? - KL: HS phát biểu xem em đã học được gì? 3. Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh làm tốt theo bài học. HS nhận ra việc gì nên làm, việc gì không nên làm để bảo vệ mắt Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai đạo đức (4) Gọn gàng sạch sẽ (Tiết 2) A. Mục tiêu: - HS hiểu ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - HSG phân biệt được gọn sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ. - HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học - GV: Nội dung bài - HS: Vở bài tập, bút chì màu C. Hoạt động dạy- học Hoạt động của GV và HS Hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: ? Được vào lớp 1 em có vui không. ? Em và các bạn cần phải làm gì. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: a) Hoạt động 1: HS làm bài tập3 - GV yêu cầu HS quan sát tranh BT3 và trả lời: ? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không? Em có muốn làm như bạn không? - GV mời 1 số HS trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8. b) Hoạt động 2: - Gv yêu cầu HS từng đôi một giúp đỡ nhau sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ (BT4) - GV nhận xét, tuyên dương HS c) Hoạt động 3: Cả lớp hát bài “ Rửa mặt như mèo” - GV: Lớp mình có ai giống mèo không? Chúng ta đừng ai giống mèo nhé! d) Hoạt động 4: - GV hướng dẫn HS đọc câu thơ: Đầu tóc em chải gọn gàng áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu. 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS luôn luôn phải gọn gàng, sạch sẽ. - Dặn học sinh chuẩn bị bài hôn sau. - HS quan sát tranh và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. - 1 số HS trình bày trước lớp . Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Hs từng đôi một giúp đỡ nhau sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ (BT4) - HS đọc câu thơ theo yêu cầu của giáo viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12423490.doc
Tài liệu liên quan