Giáo án Lớp 2 Tuần 14 - Trường tiểu học Đa Mai

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

CÂU KIỂU : AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI

I. Mục tiêu:

 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình cảm.

 - Rèn kĩ năng sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu: Ai làm gì?

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ

 - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 2, 3

 - HS: Vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 14 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Hứng thú, tự tin thực hành toán II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu phép trừ 65 - 38, 46 -17, 57 -28, 78 -29 - Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con. - Nhận xét nêu cách làm *Các phép trừ có nhớ này vận dụng bảng trừ nào? HĐ2. Luyện tập Bài 1:GV yêu cầu hs tự nghĩ ra phép trừ có dạng 65, 46, 57, 78 trừ đi một số. - GV viết bảng và yêu cầu hs đặt tính và tính * Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính hàng dọc. Bài 2(Gắn bảng phụ ) GV cho HS đọc yêu cầu. * Củng cố về dãy số. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, yêu cầu hs tự tóm tắt và nêu dạng toán -Thu vở nhận xét. * Củng cố dạng toán về ít hơn. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học - HS đặt tính và tính vào bảng con. - 2 em lên bảng. - HS nêu cách làm. - 15, 16, 17, 18 trừ đi một số - H/s nêu phép trừ - HS làm bảng con (mỗi lần làm 3 phép tính) - Nhận xét đọc lại cách làm - HS đọc yêu cầu - HS làm sgk, 1 hs làm bảng phụ - Chữa bài, nêu cách tính - HS đọc đề. - HS tự tóm tắt - giải. Bài giải Số tuổi của mẹ năm nay là: 65 - 27 = 38 ( tuổi) Đáp số : 38 tuổi ________________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh đọc tốt các bài Tập đọc đã học trong tuần. Đọc đúng, ngắt nghỉ hợp lí. + Đọc phân vai. Bước đầu thể hiện được giọng nhân vật và giọng người dẫn truyện. + Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Có ý thức chăm chỉ đọc sách. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Luyện đọc Bước 1: Đọc đúng - GV cho HS nêu tên các bài Tập đọc đã học trong tuần. GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn (chủ yếu là HS đọc chưa tốt) Bước 2: Củng cố kiến thức đọc hiểu GV cho HS làm việc theo cặp - Gọi 1 số HS trả lời trước lớp. Bước 3: Đọc nâng cao GV cho HS đọc phân vai ( hoặc đọc diễn cảm bài Tập đọc) HĐ3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyện dương những em đọc tốt, trả lời đúng - HS kể tên các bài Tập đọc đã học. - HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn - HS tự nhận xét, sửa chữa lỗi phát âm và ngắt giọng. - 2 HS 1 cặp: 1 hỏi, 1 trả lời câu hỏi ở mỗi bài sau đó đổi vai. - 1 số em trả lời - Lớp chia sẻ ý kiến. - HS đọc phân vai bài "Bông hoa Niềm Vui" - Đọc diễn cảm bài "Quà của bố" - Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện tập các dạng phép trừ có nhớ đã học. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính.Giải toán có lời văn. Cách tìm hình - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Giáo dục hs yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm 15 - 6 = 14 - 8 = 15 - 8 = 16 - 7 = 16 - 9 = 14 - 5 = 17 - 8 = 13 - 6 = 16 - 8 = * Củng cố cách tính nhẩm Bài2: Đăt tính rồi tính 35 - 7 72 - 36 81 - 9 50 - 17 - GV đọc lần lượt từng phép tính - Nhận xét, củng cố phép trừ có nhớ Bài 3: Lớp 2A được thưởng 50 bông hoa điểm tốt. Lớp 2B được ít hơn lớp 2A 18 bông. Hỏi lớp 2B được thưởng bao nhiêu bông hoa điểm tốt? - Yêu cầu hs làm vào vở - Thu một số bài nx. Bài 4: Hình sau có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác? A B G E D C HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học. - HS đọc yêu cầu - Nhẩm và nêu kq nối tiếp - HS đọc yêu cầu - HS làm bảng con - 1 em lên bảng - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu, nêu dạng toán - Học sinh làm vào vở - 1 hs chữa bài. - Nhận xét. Bài giải Lớp 2B được thưởng số bông hoa là: 50 - 18 = 32 ( bông ) Đáp số: 32 bông hoa - Học sinh tìm hình và đọc tên từng hình. - Nhận xét, bổ sung. _________________________________________ Tập đọc NHẮN TIN I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu nội dung 2 tin nhắn trong bài. Biết viết 1 tin nhắn gọn, đủ ý. - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau dấu câu và giữa các cụm từ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Có ý thức thái độ đúng khi viết nhắn tin. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. luyện đọc - GV đọc mẫu - Hướng dẫn đọc từ khó. - Hướng dẫn đọc câu dài.(bảng phụ) + Em nhớ quét nhà,/ học thuộc hai khổ thơ/ và làm 3 bài tập toán/ chị đã đánh dấu // + Mai đi học,/ bạn nhớ mang quyển bài hát / cho tớ mượn nhé. // HĐ3- Tìm hiểu bài: - Những ai nhắn tin cho Linh? - Nhắn bằng cách nào? - Vì sao chị Hà và Nga phải nhắn bằng cách ấy? - Gọi HS đọc mẩu tin thứ nhất. - Chị Nga nhắn tin cho Linh những gì? - Hà nhắn Linh những gì? - Gọi HS đọc cõu 5: - Bài yêu cầu em làm gì? - Vì sao em phải viết tin nhắn? - Nội dung tin nhắn là gì? HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - HS khá đọc lại. - Cả lớp đọc thầm theo. - HS tự tìm từ khó đọc + Ví dụ: quét nhà, lồng bàn, que chuyền. - HS luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc câu. - HS đọc lần lượt từng tin nhắn. - HS đọc cả bài. * Phương án HS trả lời đúng - Chị Nga và bạn Hà. - Viết tin nhắn vào 1 tờ giấy. - Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy, còn lúc Hà đến Linh không có nhà. - Dặn Linh các việc cần làm và quà sáng chị để trong lồng bàn. - Hà đến chơi, Linh không có nhà. .. - Viết nhắn tin. - Bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về, em sắp đến giờ đi học. - Em cho cô Phúc mượn xe đạp. - HS thực hành viết nhắn tin. - Một số em đọc bài. ____________________________________________ Tập viết CHỮ HOA M I. Mục tiêu: - Học sinh biết viết chữ M hoa và cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm. - Viết đúng cỡ chữ và khoảng cách, rèn cách nối các con chữ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Có ý thức viết đúng, đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu - HS: Bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn viết chữ M - GV gắn chữ mẫu - HS quan sát - nhận xét độ cao các nét của chữ M - GV viết mẫu và nêu cách viết: HĐ3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: - Gắn bảng phụ câu: Miệng nói tay làm - Giải thích ý nghĩa: khuyên chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm. - Cho HS quan sát - nhận xét số tiếng, độ cao của từng con chữ trong cụm từ. - GV hướng dẫn HS viết và nối các con chữ - GV viết mẫu - Nhận xét HĐ4. Hướng dẫn viết vở. - GV nêu yêu cầu để hs viết - G/v thu vở nhận xét. HĐ5. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - HS quan sát - Chữ M cao 5 li, rộng 5 li, được viết bởi 4 nét là: nét móc ngược phải, nét thẳng đứng, nét xiên, nét móc xuôi phải. - HS viết vào bảng con. - Nhận xét - sửa lỗi. - HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét, nêu câu trả lời. - Chữ M, g, y, l cao 2,5 li. - Chữ t cao 1,5 li. - Các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng chữ "Miệng" - HS viết bảng con - HS viết vào vở từng dòng. __________________________________________________________________ Chính tả ( Nghe - viết) CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. Mục tiêu: - Học sinh nghe viết đoạn "Người cha ... hết bài" - Làm đúng các bài tập phân biệt chính tả: l / n ; iê / yê. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Có ý thức rèn chữ viết đều đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn viết 1 lần - Đoạn trên là lời nói của ai với ai? - Người cha nói gì với các con? - Hướng dẫn trình bày - Lời người cha được viết sau dấu gì? + Hướng dẫn viết từ khó. - GV đọc cho HS viết bài. - Gv thu vở nhận xét. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Điền l hay n -ên bảng - ên người - ạnh giá - bà ội Bài 3: Điền iêt/iêm - mải m - hiểu b - ch sẻ - đóng k HĐ4.Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 HS đọc lại. - Người cha nói với các con. - Khuyên các con phải đoàn kết. - Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang. - HS tự tìm từ khó viết. + Ví dụ: chia lẻ, hợp lại, yêu thương... - HS luyện viết bảng con. - HS viết bài. - Soát bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - Chữa bài. - HS đọc yêu cầu. - Làm vào vở bài tập. - Chữa bài. ______________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: - Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ. - Củng cố về giải toán và thực hiện ghép hình. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, nội dung bài - HS: Bảng con, vở III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Giáo viên nhận xét . HĐ2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh nêu kết quả tính. Bài 2: Tính nhẩm Yêu cầu học sinh tự nhẩm rồi nêu kết quả Bài 3: Đặt tính rồi tính. - Cho học sinh làm bảng con. - Nhận xét bảng con. Bài 4: Tóm tắt: Mẹ vắt: 60 lít sữa bò. Chị vắt ít hơn: 15 lít sữa bò. Chị vắt: lít sữa bò ? Bài 5: Hướng dẫn học sinh xếp hình. HĐ3. Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Bài 1: Làm miệng. Bài 2: làm bài theo yêu cầu của giáo viên. 18-8- 1 = 9 18- 9 = 9 15- 5 – 2=8 15- 7 = 8 16- 6- 3 = 7 16- 9 = 7 Bài 3: làm bảng con. 76 - 28 48 55 - 7 48 88 - 59 29 47 - 8 39 Bài 4: làm vào vở. Bài giải Số lít sữa chị vắt được là: 60- 15 = 45 (l) Đáp số: 45 l sữa Bài 5: Học sinh xếp hình. __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Toán BẢNG TRỪ I. Mục tiêu: - Củng cố các bảng trừ có nhớ đã học (tính nhẩm) - Rèn kĩ năng đặt tính và tính - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Hứng thú, tự tin trong học tập và giải toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới * Học sinh lập bảng trừ đã học. - GV cho HS đọc nối tiếp các phép tính để thành lập từng bảng trừ. - GV hỏi bất kì phép tính có trong bảng trừ Bài 2: Tính 5 + 6 - 8 = 9 + 8 - 9 = 8 + 4 - 5 = 6 + 9 - 8 = 3 + 9 - 6 = 7 + 7 - 9 = GV cho Học sinh làm bài - Thu một số vở nhận xét. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Gọi hs đọc lại bảng trừ - Nhận xét tiết học.Về nhà học thuộc bảng trừ - Học sinh lập bảng trừ. - Học sinh đọc bảng trừ vừa lập. - HS trả lời nhanh, đúng, nếu hs nào không trả lời được thì hs đó phải đọc 5 lần - Học sinh làm vở ô li - Đổi bài kiểm tra chéo. - 2 hs lên bảng - Chữa bài nhận xét - HS đọc lại bảng trừ (đồng thanh cá nhân) ___________________________________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CÂU KIỂU : AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình cảm. - Rèn kĩ năng sắp xếp các từ cho trước thành câu theo mẫu: Ai làm gì? - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 2, 3 - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. Bài 2: GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc đề và mẫu. *Chú ý: Nếu hs đặt câu + Anh chăm sóc anh.GV giúp hs sửa lại : Anh tự chăm sóc mình. + Chị em chăm sóc chị. Gv cần giải thích đó là câu sai về nghĩa. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn cần điền dấu. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tìm từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. + Ví dụ: nhường nhịn, yêu thương, quý mến..... - HS làm vào vở bài tập. - 1 em đọc các từ của mình tìm được. - Nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm vào giấy nháp. - 3 em lên bảng. - Chữa bài - nhận xét. - 1 em đọc y/ cầu. - HS làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài (1 em lên điền vào bài tập trên bảng) - Nhận xét (ô trống 1, 3 điền dấu chấm, ô trống 2 điền dấu chấm hỏi vì là câu hỏi). ____________________________________________ Chính tả( Tập - chép ) TIẾNG VÕNG KÊU I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác, không mắc lỗi khổ thơ thứ 2 của bài. - Làm đúng các bài tập phân biệt chính tả. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Có ý thức viết đúng, đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập, bảng con III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV treo bảng phụ. - Gv đọc đoạn thơ. ?/ Đoạn vừa đọc cho ta biết điều gì? ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp? ?/ Chữ cái đầu dòng viết như thế nào? + Hướng dẫn viết từ khó. - Gv cho HS chép bài vào vở. - GV thu nhận xét một số bài. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. HĐ4. Củng cố - Dặn dò: -Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 HS đọc lại đoạn chép. - Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em. - 4 chữ. - Viết vào giữa trang giấy. - Viết hoa. - HS tự tìm từ khó viết vào bảng con. + Ví dụ: Giang, phơ phất, gian,... - HS luyện viết từ khó. - HS chép bài vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài - nhận xét. _______________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố mở rộng vốn từ, từ chỉ hoạt động. - Luyện tập về câu kiểu ai làm gì ? - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Học sinh làm đúng các bài tập trong sách giáo khoa. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài 4/100. - Giáo viên nhận xét. HĐ2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét. Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. - Giáo viên cho học sinh lên bảng làm. - Giáo viên nhận xét bổ sung. Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh xếp các từ đúng. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Thu một số bài nhận xét. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Nối nhau phát biểu. - Nấu cơm, quét nhà, nhặt rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén, lau nhà, cho gà ăn, chơi với em bé, - Học sinh lên bảng làm. Ai Làm gì ? Chi Cây Em Em Đến tìm bông cúc màu xanh. Xòa cành ôm cậu bé. Học thuộc đoạn thơ. Làm ba bài tập toán. - Học sinh làm bài vào vở. Ai Làm gì ? Em Chị em Linh Cậu bé Quét dọn nhà cửa) Giặt quần áo. Xếp sách vở. Rửa chén bát. - Một số học sinh đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017 Tập làm văn QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI VIẾT NHẮN TIN I. Mục tiêu: - Học sinh nhìn tranh trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng, hoạt động của bé gái. - Viết được mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Có ý thức nói, viết thành câu. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, tranh sgk - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: GV cho HS quan sát tranh. ?/ Tranh vẽ gì? ?/ Bạn nhỏ đang làm gì? ?/ Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào? ?/ Tóc bạn như thế nào? ?/ Bạn nhỏ mặc gì? Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. ?/ Vì sao em phải viết tin nhắn? ?/ Nội dung tin nhắn cần ghi rõ điều gì? - HS đọc bài - Nhận xét HĐ3. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - 1 bạn nhỏ, 1 búp bê và 1 chú mèo con. - Cho búp bê ăn. - Trìu mến. - Buộc 2 chiếc nơ rất đẹp, 2 bím tóc xinh xinh. - Một bộ quần áo sạch sẽ ... + HS nói lại các câu trả lời thành 1 đoạn văn. - 1 HS đọc yêu cầu. - Vì bà đến đón em đi chơi, bố mẹ không có nhà nên em phải viết tin nhắn để bố mẹ khỏi lo. - Em đi chơi với bà. + HS thực hành viết tin nhắn. _____________________________________________ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về bảng trừ có nhớ, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Tìm số hạng, số bị trừ chưa biết, độ dài 1 dm, ước lượng độ dài. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Làm bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Giáo dục hs có ý thức học toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: bảng con, vở III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm 18 - 9 = 16 - 8 = 17 - 8 = 15 - 7 = 15 - 6 = 16 - 6 = Bài 2:Đặt tính rồi tính Gọi đọc lần lượt từng phép tính để hs làm bảng con Bài 3: Tìm x - Bài toán yêu cầu tìm gì? - x là thành phần nào trong phép tính? Bài 4: Gọi HS đọc đề. Bài 5: GV vẽ hình lên bảng ?/ Đoạn thẳng này dài bao nhiêu đề xi mét? ?/ Ta phải so sánh đoạn thẳng MN với đoạn thẳng bao nhiêu cm? ?/ MN ngắn hơn hay dài hơn 10 cm? + Ta phải ước lượng độ dài phần hơn sau đó lấy 10 cm trừ độ dài phần hơn. - Cho HS dùng thước kiểm tra rồi khoanh vào kết quả C. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS đọc nối tiếp từng phép tính và kết quả. - Nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - 3 HS lên bảng làm. - Lớp làm bảng con. - Chữa bài, nhận xét - Tìm x. - HS trả lời. - HS làm vào giấy nháp. - Chữa bài, nêu cách tìm các thành phần chưa biết. - 1 HS đọc to. - HS tự tóm tắt - giải bài toán vào vở. - 1 dm. - 10 cm. - Ngắn hơn. - HS ước lượng độ dài phần hơn (khoảng 1 cm) - Vậy MN dài khoảng: 10 - 1 = 9 (cm) _____________________________________________ Kể chuyện CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. Mục tiêu: - Học sinh nhìn tranh minh hoạ và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Biết đoàn kết, thương yêu nhau. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ trong SGK - HS: Sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện. - HS quan sát tranh 1. ?/ Tranh vẽ cảnh gì? - HS quan sát tranh 2: ?/ Người cha đã làm gì? - HS quan sát tranh 3: ?/ Những người con đã làm thế nào? - Tranh 4: ?/ Người cha đã làm thế nào? Tranh 5: ?/ Kết thúc câu chuyện ra sao? - Gọi HS kể lại từng đoạn cho đến hết câu chuyện. - Kể theo vai - Nhận xét, tuyên dương HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - Các con cãi nhau khiến cha rất đau đầu và buồn bã. - Gọi các con đến và đố các con: Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. - Cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được bó đũa. - Tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc dễ dàng. - Những người con hiểu ra lời khuyên của cha. - HS kể chuyện theo vai. - 1 HS kể lại cả chuyện. _____________________________________________________ Hoạt động tập thể KĨ NĂNG GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG I. Mục tiêu: - Hiểu được tầm quan trọng của đôi mắt. - Rèn luyện những kĩ năng giữ gìn đôi mắt sáng: rửa mặt sạch sẽ, ngủ đủ giấc, tập nhìn xa, - Giáo dục các em biết yêu đôi mắt của mình. II. Chuẩn bị: - GV: Xem tài liệu giảng dạy. - HS: Nghiên cứu bài trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu và ghi tựa bài - GV đọc lại mẫu chuyện “Trò chơi nguy hiểm”. HĐ2. Rút bài học: GV cho HS quan sát tranh trang 6/SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 1. Những thực phẩm bổ sung vitamin cho đôi mắt sáng khỏe: 2. Giữ gìn đôi mắt sáng 3. Những điều nên tránh để giúp bảo vệ mắt. GV kết luận: Đôi mắt là món quà vô giá giúp chúng ta tìm hiểu và nhận thức về thế giới xung quanh. Do đó, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe là điều chúng ta cần làm.  HĐ3. Củng cố và dặn dò: GV hướng dẫn HS tự đánh giá trước bài học và sau khi học bài này bằng cách tô màu vào các hình trong SGK. Tự nhận xét: Nội dung đánh giá Trước khi học bài học này Sau khi học bài học này Ghi chú Em nhận thức được tầm quan trọng của đôi mắt. Em nhận biết được những thực phẩm có lợi cho đôi mắt. Em thực hiện những việc giúp bảo vệ đôi mắt. GV. Hôm nay chúng ta học bài gì? GV nhắc nhở HS về làm BT tự đánh giá - HS lắng nghe và nêu lại tựa bài. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe và thực hiện. - Cà rốt - Đu đủ - Xoài - Rau xanh - Cá - Trứng - - Rửa mắt bằng dung dịch muối loãng. - Ngồi học và đọc sách đúng cách. - Ăn những thực phẩm tốt cho mắt. - Ngủ đủ giấc - Vệ sinh mắt - Tập nhìn xa. - Cúi quá gần khi viết bài. - Dụi mắt - Xem ti vi quá gần. - Đọc sách nơi thiếu ánh sáng. - HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe và làm theo hướng dẫn của GV - HS thực hiện. - HS trả lời - HS về nhà thực hiện ___________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh củng cố từ ngữ về công việc gia đình và kiểu câu dạng : Ai làm gì? +Biết kể về gia đình của mình theo câu hỏi gợi ý. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - GDHS hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II.Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. Tranh SGK. - HS: Vở ôn III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Luyện tập Bài 1: Hãy tìm một số từ chỉ hoạt động và ghi lại - Gọi một số em đọc bài làm. Bài 2: Dùng một số từ chỉ hoạt động vừa tìm được đặt 3 câu theo mẫu : Ai làm gì? Bài 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu theo mẫu: Ai làm gì? Mẹ em là người quét dọn nhà cửa. Em phải chăm học để bố mẹ vui lòng. Lan đang làm các bài tập cô giáo giao cho. Bài 4: Kể về gia đình. Bước 1:GV cho HS mở SGK dựa theo câu hỏi (trang 110) Bước 2: Hướng dẫn HS giỏi kể không cần theo thứ tự câu hỏi. + Ví dụ: Tôi rất yêu quý gia đình tôi vì ở đó tôi có ông bà, cha mẹ ... HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - HS tìm và ghi vào nháp. - HS đọc bài. - Nhận xét, bổ sung. - HS đặt câu theo mẫu. - 1 em lên bảng. - Lớp làm vào vở. - Chữa bài - nhận xét. - HS đánh dấu vào câu theo mẫu: Ai làm gì? - Lớp nhận xét. - Chữa bài. - HS làm miệng theo câu hỏi (HS trung bình, khá) - Nhận xét, bổ sung. - HS làm miệng. - Nhận xét bạn kể hay nhất. _____________________________________________ Ôn Tiếng việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng mạch lạc. Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm. - Rèn đọc nâng cao: đọc phân vai, đọc diễn cảm. Biết đọc giọng phù hợp với từng nhân vật. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - Giáo dục hs có ý thức rèn đọc để đọc tốt. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh SGk - HS: Sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1.Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc đúng - GV đọc mẫu - Gọi hs đọc cá nhân - GV yêu cầu những HS đọc chưa tốt (đọc bé, không biết ngắt nghỉ) đọc lại Bước 2: Luyện đọc hay - Yêu cầu hs đọc thể hiện giọng của từng nhân vật( đọc theo nhóm) - Gọi HS nêu cách đọc phù hợp cho từng nhân vật Bước 3: Luyện đọc hiểu - Cho HS đọc thầm để trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Nhận xét cho điểm những em đọc tốt. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Gọi hs đọc diễn cảm trước lớp - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - HS nghe - HS đọc một câu, 2 câu hoặc 1 đoạn - Nhận xét, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho bạn. - Từng nhóm HS đọc phân vai. - Các nhóm thi đọc trước lớp - Nhận xét chọn nhóm nào đọc hay . - 2 HS 1 cặp: 1 hỏi - 1 trả lời câu hỏi nội dung bài rồi đổi vai cho nhau. - Vài em trả lời trước lớp các câu hỏi củng cố bài. - 2,3 hs khá, giỏi đọc diễn cảm cả bài ______________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về dạng toán cộng trừ có nhớ. - Củng cố bài toán về ít hơn,nhiều hơn. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, nội dung bài - HS: Bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 43 + 16 51 - 34 54 + 36 62 - 45 64 + 17 76 - 8 * Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính hàng dọc Bài 2:Tính a) 34 + 46 - 25 = b) 51 - 24 + 38= c) 35 + 35 + 30 = d) 78 - 59 + 23 = *Củng cố cách làm: Từ trái sang phải Bài 3: Hoa có 34 bông hoa, Hà có nhiều hơn Hoa 8 bông hoa. Hỏi Hà có bao nhiêu bông hoa? - Gọi hs đọc bài toán, nêu dạng toán - Yêu cầu hs làm vào vở, chữa bài - Nhận xét, củng cố dạng toán về nhiều hơn Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau Chị hái : 21 quả cam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT14.doc
Tài liệu liên quan