Giáo án Lớp 2 Tuần 26 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Chiều thứ sáu:

THỂ DỤC:

ÔN ĐI KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG VÀ ÔN ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: KẾT BẠN

I. MỤC TIÊU:

- Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông

- Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy

- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sân trường, vệ sinh sân tập

- Còi, tranh ảnh minh họa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc33 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 26 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................... Mĩ thuật ( GV bộ môn dạy) ................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2015 Kể chuyện: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. MỤC TIÊU: - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Hs khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh. Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Gọi 3 HS lên bảng. - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật? -Nhận xét HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: -Tôm Càng và Cá Con. v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện *Kể lại từng đoạn truyện +Bước 1: Kể trong nhóm. - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm. +Bước 2: Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét. - Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung. Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: *Tranh 1: Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào? - Hai bạn đã nói gì với nhau? - Cá Con có hình dáng bên ngoài ntn? *Tranh 2: - Cá Con khoe gì với bạn? - Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem ntn? *Tranh 3: - Câu chuyện có thêm nhân vật nào? - Con Cá đó định làm gì? - Tôm Càng đã làm gì khi đó? *Tranh 4: Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao? - Cá Con nói gì với Tôm Càng? - Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau? * Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện theo vai :(HSKG kể) - GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại. - Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể. -Gọi các nhóm nhận xét. - GV nhận xét từng HS. 4. Củng cố – Dặn dò : -Dặn HS về nhà kể lại truyện -Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII. -Hát - 3 HS lên bảng. Mỗi HS kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ lụt. - Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. - Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. 8 HS kể trước lớp. - Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng. - Họ tự giới thiệu và làm quen. Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng. Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn. - Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh. - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. - Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn. - Một con cá to đỏ ngầu lao tới. - Ăn thịt Cá Con. - Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ. - Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không? - Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau. - Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau. - 3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. - Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS mặc trang phục để thể hiện. -Nhận xét bạn kể. - Về nhà kể cho người thân nghe. ...................................................................................... TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết tìm số bị chia. - Nhận biết số bị chia, số chia, thương. - Biết giải bài toán có một phép nhân. - BT cần làm BT1 ; BT 2(a , b) ; BT3 (cột 1, 2, 3, 4) ; BT4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Tìm số bị chia x : 4 = 2 , x : 3 = 6 -GV yêu cầu HS lên bảng giải bài 3 - NX học sinh 3. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập. v Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: HS vận dụng cách tìm số bị chia đã học ở bài học 123. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài (Có thể nhắc lại cách tìm số bị chia) Bài 2: - Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia. -HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia. - Nhận xét, ghi điểm Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - 1 can dầu đựng mấy lít? - Có tất cả mấy can? - Bài toán yêu cầu ta làm gì? - Tổng số lít dầu được chia làm 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì? - Nhận xét, ghi điểm 4. Củng cố – Dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương. -Chuẩn bị: Chu vi hình tam giác - Hát - 2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét HS lên bảng giải bài 3. Bạn nhận xét - HS nhắc lại tựa bài - Tìm y - 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. -HS nhắc lại cách tìm số bị chia. -X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia. -3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS đọc đề bài - 1 can dầu đựng 3 lít - Có tất cả 6 can - Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu. -HS chọn phép tính và tính: 3 x 6 = 18 -1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Giải Số lít dầu có tất cả là: 3 x 6 = 17 (lít) Đáp số: 18 lít dầu -HS nhắc lại -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số loài cá nước ngọt (BT1) ; kể tên được một số con vật sống dưới nước (BT2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp còn thiếu dấu phẩy (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn. + Đêm qua cây đổ vì gió to. + Cỏ cây héo khô vì han hán. -Gọi HS trả lời miệng bài tập 4. -Nhận xét HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. Bài 1 - Treo bức tranh về các loài cá. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh. - Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu. - Gọi HS nhận xét và chữa bài. - Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt. Bài 2: - Treo tranh minh hoạ. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh. - Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng. -Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ và đọc đoạn văn. - Gọi HS đọc câu 1 và 4. - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài làm. -Nhận xét HS. 4. Củng cố – Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết. -Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII - Hát -1 HS lên bảng đặt câu hỏi cho phần được gạch chân. -1 HS lên bảng viết các từ có tiếng biển. -3 HS dưới lớp trả lời miệng bài tập 4. - Quan sát tranh. - Đọc đề bài. - 2 HS đọc. Cá nước mặn Cá nước ngọt (cá biển) (cá ở sông, hồ, ao) cá thu cá mè cá chim cá chép cá chuồn cá trê cá nục cá quả (cá chuối) - 2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá. - Quan sát tranh. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Tôm, sứa, ba ba. - HS thi tìm từ ngữ. Ví dụ: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cáy, trạch, trai, hến, trùng trục, đỉa, rắn nước, ba ba, rùa, cá mập, cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, hà mã, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển, - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - 2 HS đọc câu 1 và câu 4. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. -2 HS đọc lại. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ...................................................................................... Tập đọc: SÔNG HƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ ; bước đầu biết đọc trôi trải được toàn bài. - Hiểu ND : Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. (trả lời được các CH trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Một vài tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế. Bản đồ Việt Nam. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Tôm Càng và Cá Con. - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tôm Càng và Cá Con. + Cá Con có đặc điểm gì? + Tôm Càng làm gì để cứu bạn? + Tôm Càng có đức tính gì đáng quý? -Nhận xét từng HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: - Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Đây là cảnh đẹp ở đâu? Huế là cố đô của nước ta. Đây là một thành phố nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên và các di tích lịch sử. Nhắc đến Huế, chúng ta không thể không nhắc tới sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho Huế. Chính sông Hương đã tạo cho Huế một nét đẹp riêng, rất êm đềm, quyến rũ. Bài học hôm nay sẽ đưa các con đến thăm Huế, thăm sông Hương v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu : GV đọc mẫu. Chú ý: giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương. b) Luyện phát âm : - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. - Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn : Y/c HS đọc từng đoạn, tìm cách ngắt giọng các câu dài. - Ngoài ra các con cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân, tan biến, êm đềm. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm. d) Thi đọc : - GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2. -N.xét và tuyên dương các em đọc tốt. e) Đọc đồng thanh : v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương? - Gọi HS đọc các từ tìm được. - Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên? - Vào mùa hè, sông Hương đổi màu ntn? - Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy? - Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu ntn? - Lung linh dát vàng có nghĩa là gì? - Do đâu có sự thay đổi ấy? - Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? * Luyện đọc lại: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài, và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì về sông Hương? 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài -Chuẩn bị bài sau: Cá Sấu sợ Cá Mập. - Hát - 2 HS đọc, 1 HS đọc 2 đoạn, 1 HS đọc cả bài sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét. - Cảnh đẹp ở Huế. -Mở SGK trang 72. -Theo dõi và đọc thầm theo. - Đọc bài. - Từ: phong cảnh, xanh thẳm, bãi ngô, thảm cỏ, dải lụa, ửng hồng, - Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Đoạn 1: Sông Hương trên mặt nước. Đoạn 2: Mỗi mùa hè dát vàng. Đoạn 3: Phần còn lại. - 3 HS đọc bài theo yêu cầu. - Luyện đọc theo nhóm. - Thi đọc theo hướng dẫn của GV. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - 1 HS đọc. - Đọc thầm tìm và dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ màu xanh. - Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. - Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên. - Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. - Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước. - Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. - Ánh trăng vàng chiếu xuống làm dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh. - Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu vào. - Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. -Một số HS trả lời: Sông Hương thật đẹp và luôn chuyển đổi theo mùa. Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho xứ Huế. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. .............................................................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2015 Chính tả (Nghe viết): SÔNG HƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT(2) a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : - Vì sao cá không biết nói? - Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu. -Nhận xét HS. 3. Bài mới : Giới thiệu: Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết : - GV đọc bài lần 1 đoạn viết. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? b) Hướng dẫn cách trình bày : - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? c) Hướng dẫn viết từ khó: - GV đọc các từ khó cho HS viết. d) Viết chính tả : e) Soát lỗi : g) Chấm bài : v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT Bài 2a : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố – Dặn dò: - Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt. -Tuyên dương đội thắng cuộc. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại. -Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII - Nhận xét tiết học. -Hát - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp. - 1 HS tìm 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ưt. - HS nhắc lại tựa bài - Theo dõi. - Sông Hương. - Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống. - 3 câu. - Các từ đầu câu: Mỗi, Những. Tên riêng: Hương Giang. -HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh. - Đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. a) giải thưởng, rải rác, dải núi. rành mạch, để dành, tranh giành. b) sức khỏe, sứt mẻ cắt đứt, đạo đức nức nở, nứt nẻ. - 2 HS đọc nối tiếp. - HS tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút. - HS thi đua tìm từ: - Đội nào tìm nhiều từ đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc. ......................................................................... Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - BT cần làm : BT1, BT3, BT4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác -Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 3 cm, 4 cm, 5 cm/ 5 cm, 12 cm, 9 cm/ 8 cm, 6 cm, 13 cm -GV nhận xét HS 3. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập. Bài 1 : - Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, -Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm vào vở - Nhận xét ghi điểm v Hoạt động 2: Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Thi đua: giải bằng 2 cách. Chú ý: + Nếu có thời gian, GV có thể liên hệ “hình ảnh” đường gấp khúc ABCDE với hình tứ giác ABCD (độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD). Đường gấp khúc ABCDE nếu cho “khép kín” thì được hình tứ giác ABCD. 4. Củng cố – Dặn dò : - Trò chơi: Thi tính chu vi - GV hướng dẫn cách chơi. - Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia. - Nhận xét tiết học. -Hát - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - HS nhắc lại tựa bài - HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên. - 1 HS đọc; Cả lớp đọc thầm - HS làm bài vào vở Bài giải Chu vi hình tứ giác DEGH là: 4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm) Đáp số: 18cm. - 1 HS đọc; Cả lớp đọc thầm -HS 2 dãy thi đua a) Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm) Đáp số: 12cm. b) Bài giải Chu vi hình tứ giác ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm) Đáp số: 12 cm. -HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm). -HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. .......................................................................... TNXH: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 3) .......................................................................... Sinh hoạt tập thể I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được truyền thống nhà trường. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Lớp hát đồng ca 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 3 Dãy trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp phó lao động nhận xét hoạt động lao động của lớp. - Lớp phó văn nghệ báo cáo hoạt động văn nghệ của lớp. - Lớp trưởng lên nhận xét chung các tổ và xếp loại tổ. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. + Học tập: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4. Lớp múa hát tập thể. .............................................................................................................................................................................................. Chiều thứ sáu: THỂ DỤC: ÔN ĐI KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG VÀ ÔN ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: KẾT BẠN I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông - Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sân trường, vệ sinh sân tập - Còi, tranh ảnh minh họa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA H S II. Phần mở đầu 1. Nhận lớp - Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của tiết học. - Kiểm tra bài cũ: Đi nhanh chuyển sang chạy, Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang 2. Khởi động - Quan sát, nhắc nhở HS khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, - Quan sát HS tập luyện II. Phần cơ bản 1 Đi kiễng gót, hai tay chống hông - Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho HS nhớ lại kỹ thuật - Sau đó điều khiển cho học sinh thực hiện - Quan sát,nhắc nhở 2. Đi nhanh chuyển sang chạy - Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho HS nhớ lại kỹ thuật - Sau đó điều khiển cho học sinh thực hiện - Quan sát,nhắc nhở 3. Trò chơi “Kết bạn” - Phân tích lại và thị phạm cho HS nắm được cách chơi. - Sau đó cho HS chơi thử. - Nêu hình thức xử phạt 4.phân hóa đối tượng :củng ố và hướng khắc phục hs yếu. III. Phần kết thúc Thả lỏng - Hướng dẫn cho HS các động tác thả lỏng toàn thân 2. Nhận xét - Nhận xét buổi và giao bài tập về nhà 3.Dặn dò:về nhà tập thêm 4. Xuống lớp -GV hô “ giải tán” 8p – 10p 1p – 2p 1 x 8 nhịp 19p –23p 2 – 5 lần 2 – 4 lần 2 – 4 lần 4p – 6p 1 – 2p 1 – 2p 1 – 2p 1 – 2p - Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số, báo cáo cho GV nhận lớp. ™™™™™™ ™™™™™™ ™™™™™™ ™™™™™™ r ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ r ™ - Nghiêm túc thực hiện ™™™™™™ ™™™™™™ r - Chơi tích cực và vui vẻ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ ™ r ™ - Tập hợp thành 4 hàng ngang - HS reo “ khỏe” ................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014 Thể dục: ( GV bộ môn dạy) ............................................................................... Toán: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Biết tính chu vi h.tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó. - BT cần làm : BT1, BT2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Thước đo độ dài. - HS: Thước đo độ dài. Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Luyện tập. - Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau: Tìm x: x : 3 = 5 ; x : 4 = 6 -GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới : Giới thiệu: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. -Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: - Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh. - Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm. - GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC: 3cm + 5cm + 4cm = 12cm GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm. GV nêu rồi cho HS nhắc lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó. GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác). -GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài. Theo mẫu trong SGK. - Gọi HS lên bảng làm; Cả lớp làm vào vở - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Nhận xét, ghi điểm 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: Luyện tập. Hát - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra nháp. - HS nhắc lại tựa bài - HS quan sát. - HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh. - HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm. - HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC 3cm + 5cm + 4cm = 12cm -HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó. -HS lặp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA Tuan 26.2013-2014 . L2.doc
Tài liệu liên quan