Tiết 2 Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu :
1. Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
2. Biết vẽ hình theo mẫu.BT cần làm 1, 2, 4.
3. Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Bảng phụ, SGK.
2. HS : Vở, bảng con, nháp, .
III. Hoạt động dạy học:
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Trường TH Nguyễn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng tìm x. Cả lớp làm nháp.
800 – x = 300
x + 200 = 700
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài.
b) Luyện tập.
- Củng cố xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 12 hoặc số 3 hoặc số 6), biểu tượng đơn vị đo độ dài. Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo là lít, là đồng.
Bài 1
a) Quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a, GV gọi vài em đọc giờ.
b) Em hãy quan sát các mặt đồng hồ ở phần b, và đọc giờ trên mặt đồng hồ a (làm thêm nếu còn thời gian).
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ.
- Yêu cầu HS làm tiếp các ý còn lại.
- Nhận xét.
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề.
- GV hướng dẫn phân tích đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét.
Bài 4 :
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Chiếc bút bi dài 15 em suy nghỉ xem cần điền tên đơn vị nào ?
- Nói chiếc bút bi dài 15 mm có được không vì sao ?
- Nói chiếc bút bi dài 15 dm có được không vì sao?
- Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại vào bảng nhóm.
- Nhận xét.
4. Củng cố :
- 576 , 579 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Học thuộc cách đặt tính và tính. Thuộc bảng công trừ, nhân chia.
- Chơi trò chơi.
- 2 em lên bảng. Lớp làm nháp.
800 – x = 300 x + 200 = 700
x = 800 – 300 x = 700 – 200
x = 500 x = 500
- Nhận xét.
- 1 em nhắc tựa bài.
- Đọc giờ : 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- Quan sát và đọc : 2 giờ.
- Là 14 giờ.
- Đồng hồ A và đồng hồ E chỉ cùng một giờ.
- HS làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc : Can bé đựng 10 lít nước mắm, can to đựng nhiều hơn can bé 5 lít nước mắm. Hỏi can to đựng được bao nhiêu lít nước mắm ?
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Can to đựng số lít nước mắm là :
10 + 5 = 15 (l)
Đáp số : 15 l
- HS nêu.
- Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
- Không được vì 15 mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào lại ngắn như vậy.
- Không vì như thế là quá dài.
- HS thi đua theo nhóm làm tiếp các ý còn lại.
b) Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng 15m.
- Nhận xét.
- 576, 579 hơn kém nhau 3 đơn vị.
- Nhận xét.
- Học thuộc cách đặt tính và tính các số có 3 chữ số.
*************************
Tiết 2
Kể chuyện
Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1. Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn câu chuyện.
2. HSNK biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT 2).
3.GD hs lòng nhân hậu.
*KNS: kỹ năng thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Tranh “Người làm đồ chơi”.
2. HS : SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Bóp nát quả cam” .
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện .
* Dựa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn chuyện Người làm đồ chơi .
*HS 4 Tranh .
- Phần 1 yêu cầu gì ?
- Bảng phụ : Viết nội dung tóm tắt .
- Yêu cầu HS kể từng đoạn theo nhóm.
- Nhận xét.
c) Kể toàn bộ câu chuyện. (dành cho hs năng khiếu)
*Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phôi hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Gọi 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
4. Củng cố :
- Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Hát.
- 3 em kể lại câu chuyện “Bóp nát quả cam”
- Nhận xét.
- Người làm đồ chơi .
- Quan sát.
- 1 em nêu yêu cầu và nội dung tóm tắt từng đoạn.
- Đọc thầm.
- Kể từng đoạn trong nhóm.
- Thi kể từng đoạn. Nhận xét.
- 1 HSNK kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể theo yêu cầu.
- Nhận xét, chọn bạn kể hay.
- Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.
- Nghề nào cũng cao quý trong xã hội, đối với những người lao động chân tay, họ cũng có những tư duy sáng tạo, đó là nghệ thuật trong cái đẹp, chúng ta nên không nên xem thường.
- Nhận xét.
- Tập kể lại chuyện.
*********************
Tiết 3
Chính tả (nghe viết)
Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1. Nghe – viết chính xá, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Người làm đồ chơi”.
2. Làm được Bt2a/b hoặc bt3a/b. hoặc bt chính tả phương ngữ do gv chọn.
3. Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Viết sẵn đoạn “ Người làm đồ chơi”. BT 2a, 2b.
2. HS : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- GV đọc : nước sôi, đĩa xôi, kín mít, xen kẽ, cư xử.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn nghe viết.
- Nghe – viết đúng đoạn tóm tắt truyện “Người làm đồ chơi”.
* Nội dung bài viết :
- Treo Bảng phụ.
- Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
- Đoạn văn nói về ai ?
- Bác Nhân làm nghề gì ?
- Vì sao bác định chuyển về quê ?
- Bạn nhỏ đã làm gì ?
* Hướng dẫn trình bày .
- Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
- Tên riêng của người phải viết như thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
- Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
- Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
* Viết bài.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc lại.
- Chấm vở, nhận xét.
c. Bài tập.
Bài 2 :
- Ý a yêu cầu gì ?
- Bảng phụ : (viết nội dung bài ca dao) . khoe trăng tỏ hơn đèn .
Cớ sao phải chịu luồn đám mây ?
Đèn khoe đèn tỏ hơn .
Đèn ra trước gió còn . hỡi đèn ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm VBT.
- Hướng dẫn sửa.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Phần b yêu cầu gì ? (làm thêm nếu còn thời gian)
Bài 3 : Phần a yêu cầu gì ? (làm thêm nếu còn thời gian)
- Bảng phụ : (viết nội dung bài)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức làm bài.
- Hướng dẫn sửa.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng tuyên dương nhóm làm nhanh chính xác nhất.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài, rèn viết lại các từ hay mắc lỗi. Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo.
- Hát.
- 3 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
nước sôi, đĩa xôi, kín mít, xen kẽ, cư xử.
- Nhận xét.
- Chính tả (nghe viết) Người làm đồ chơi.
- 2-3 em nhìn bảng đọc lại.
- Nói về bác Nhân và một bạn nhỏ.
- Bác Nhân nặn đồ chơi bằng bột màu..
- Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
- Lấy tiền để dành nhờ bạn mua đồ chơi để bác vui.
- Nhân .
- Viết hoa.
- HS nêu từ khó : Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng .
- Viết bảng con .
- Nghe đọc viết vở.
- Dò bài.
- Đổi vở sửa lỗi.
- Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
- Điền vào chỗ trống chăng hay trăng.
- HS lên bảng làm. Lớp làm vở BT.
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn.
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?
- Nhận xét.
- Điền ong hay ông .
- HS chơi trò chơi điền nhanh ong/ ông vào chỗ trống.
+ phép cộng, cọng rau, còng chiêng, còng lưng.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
************************
Tiết 4
Tự nhiên &xã hội
Ôn tập : Tự nhiên
I. Mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
- Tranh vẽ trong SGK/ tr 70.
III. PP – KT :
- Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- Có mấy phương hướng chính ?
- Mặt trời giúp chúng ta tìm được gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài .
b. Hệ thống lại kiến thức đã học về tự nhiên.
- GVchuẩn bị 2 bảng ghi có nội dung sau :
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn + nước
- GV chốt: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi : trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
c. Trò chơi.
- GV chuẩn bị tranh vẽ về ngôi nhà và phương hướng của nhà.
- GV phổ biến luật chơi.
- Nhận xét đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
d. Thảo luận nhóm về bầu trời .
- Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm ?
- Theo dõi hướng dẫn nhóm.
- Kết luận : Mặt trăng và mặt trời có hình khối cầu, mặt trăng phát ra ánh sáng dịu mát, mặt trời phát ra ánh sáng nóng. Các vì sao có dạng như đốm lửa, tự phát sáng giống mặt trăng.
e. Củng cố kiến thức đã học về đời sống tự nhiên, Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- GV phát phiếu bài tập (STK/ tr 143)
- Nhận xét. Tuyên dương các em làm bài đúng.
4.Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Quan sát tranh và TLCH trong SGK.
- Có 4 phương : Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Tìm được phương hướng.
- Nhận xét.
- Ôn tập tự nhiên.
- Chia 2 đội chơi. Mỗi đội cử người lên nhặt tranh vượt chướng ngại vật dán vào bảng sao cho đúng chính xác.
- Nhận xét.
- Nhiều em nhắc lại.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bức vẽ.
- Chia 2 đội tham gia chơi, mỗi đội cử 5 người.
- Người thứ nhất : xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ hai lên tiếp sức gắn hướng ngôi nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- Nhiều HS đọc lại.
- HS làm phiếu bài tập.
- HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
***************************
Chiều cô Mạch dạy
******************************************************************
NS: 30/4/2018
ND: 9/5/2018
Thứ tư, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sáng (Cô Ngọc dạy)
***************************
Chiều
Tiết 1
Hỗ trợ Kể chuyện
Ôn bài : Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1.Ôn dựa vào nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn nội dung câu chuyện.
2.Ôn HSNK kể toàn bộ câu chuyện.
3.GD hs lòng nhân hậu.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ, bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “Người làm đồ chơi”
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện .
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý.
c) HDHS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS lên thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
4. Củng cố :
- Các em cần làm gì khi thấy người khác gặp khó khăn ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII.
- Hát.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày.
- Nhận xét.
- HSNK kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét.
- Giúp đỡ, động viên
- Nhận xét tiết học.
- Hs thực hiện.
************************
Tiết 2
Hỗ trợ TLV
Ôn bài : Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục tiêu :
1. Ôn biết đáp lại lời an ủitrong tình huống giao tiếp đơn giản. Biết viết một đoạn văn ngắn kể 1 việc làm tốt của em hoặc của bạn.
2. Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện.
3. Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : 1 số BT.
2. Học sinh : vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn văn nói về một việc làm tốt của em ?
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a) GT bài.
b) HD bài tập.
Bài 1 : Hãy viết lời đáp lại người khác khi họ an ủi em trong mỗi tình huống sau :
a) Do sơ ý, em đã làm vỡ ấm pha trà của ông. Thấy em lo lắng, ông an ủi động viên “Thôi đằng nào cũng vỡ rồi. Từ nay cháu phải cẩn thận hơn nhé !”
.........................................................
..........................................................
b) Vì mải chơi em đã làm mất quyển truyện tranh em mượn của bạn Mai. Biết em khó nói, Mai đã chủ động an ủi “Không sao đâu bạn đừng băn khoăn nữa. Quyển truyện ấy mình cũng đã đọc xong xong rồi mà !”
..........................................................
.........................................................
- Bài tập yêu cầu gì ?
- GV nhắc nhở : Khi nói lời an ủi nên nói với thái độ nhã nhặn, lịch sự.
- Yêu cầu HS thực hiện cặp đôi và ghi lại vào vở.
- Gọi HS đọc.
- Nhận xét, .
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn: Chú ý việc làm tốt của em có thể là em săn sóc mẹ khi mẹ ốm, cho bạn đi chung áo mưa, giúp bạn trong học tập, chăm sóc em bé, giúp người già yếu . Chỉ cần viết 3-4 câu.
- Gọi HS kể 1 số việc làm tốt.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, HS làm bài tốt.
4. Củng cố :
- Giáo dục tư tưởng.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Ôn bài và chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo.
- Hát.
- HS đọc.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- Quan sát. Đọc thầm lời đối thoại giữa hai nhân vật.
- HS thực hiện.
- Từng cặp 2 em nối tiếp nhau thực hành nói lời an ủi và lời đáp.
- Nhận xét.
- 1 HS nêu : kể lại một việc làm tốt của em .
- HS kể lại việc làm tốt.
- HS làm vở.
- HS đọc lại bài viết.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
Tiết 3 Thể dục (Thầy Nam dạy)
************************************************************************
NS: 30/4/2018
ND: 10/5/2018
Thứ năm, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sáng
Tiết 1 Thể dục (Thầy Nam dạy)
*************************
Tiết 2 Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu :
1. Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
2. Biết vẽ hình theo mẫu.BT cần làm 1, 2, 4.
3. Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Bảng phụ, SGK.
2. HS : Vở, bảng con, nháp, ...
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Lớp làm bảng con.
987 - 643
314 + 104
739 - 317
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài tập.
- Gọi 1 số cặp nêu tên.
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
- Gọi 2 em lên bảng vẽ hình. Cả lớp làm vở.
- Nhận xét.
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc nhở HS ghi tên hình rồi đếm.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 em lên bảng . Lớp làm bảng con.
987 314 739
- 643 + 104 - 317
344 418 422
- Nhận xét.
-1 em nhắc tựa bài.
- Mỗi hình sau ứng với tên gọi nào ?
- HS thực hiện.
- HS nêu :
+ Hình A - Đường thẳng AB.
+ Hình B - Đoạn thẳng AB.
+ Hình C - Đường gấp khúc OPQR.
+ Hình D – Tam giác ABC.
+ Hình E - Hình vuông MNPQ.
+ Hình G - Hình chữ nhật GHIK.
+ Hình H - Hình tứ giác ABCD.
- Vẽ theo mẫu trên giấy, tô màu hình tứ giác, hình vuông.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
+ Có 5 hình tam giác.
+ Có 3 hình chữ nhật.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
*********************
Tiết 3
Luyện từ và câu
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục tiêu :
1. Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo tìm được từ ngữ trái nghiã điền vào chỗ trống trong bảng (BT1); nêu đựơc từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2).
2. Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) BT3.
3. Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Bảng phụ, SGK.
2. HS : SGK, vở BT, nháp.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ : Gọi 2 trả lời.
- Nêu những từ chỉ nghề nghiệp ?
- Đặt câu với từ : đoàn kết .
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 :Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi 1 em đọc bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
- Những con bê đực và bê cái có tính nết như thế nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận tìm từ trái nghĩa và ghi ra bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt ý đúng .
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức thi tìm các từ trái nghĩa.
- Nhận xét nhóm tìm từ trái nghĩa đúng chính xác là nhóm thắng cuộc.
Bài 3a :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- GV hỏi gợi ý : Bác sĩ làm gì ?
- Trong cột B em tìm thấy ở ý nào ?
- Gọi HS nêu theo cặp.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
- Tìm 1 số từ chỉ nghề nghiệp và nêu công việc của nghề đó.
5. Dặn dò :
- Ôn bài. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát.
- 2 trả lời.
- Công nhân, công an, nông dân, bác sĩ, tài xế, người bán hàng.
- VD : Lớp em luôn đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Nhận xét.
-1 HS nhắc tựa bài.
- 1 HS nêu .Lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
+ HS trả lời.
- Trao đổi làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
Những con bê cái
Những con bê đực
- như những bé gái
- rụt rè
- ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.
- như những bé trai
- nghịch ngợm, bạo dạn, táo tợn, táo bạo.
- ăn vội vàng, ngấu nghiến, hùng hục.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS thảo luận.
- HS thực hiện chơi.
a) Trẻ con trái nghĩa với người lớn.
b) Cuối cùng trái nghĩa với đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu.
c) Xuất hiện trái nghĩa với biến mất, mất tiêu, mất tăm.
d) Bình tĩnh trái nghĩa với cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng.
- Nhận xét.
-1 HS nêu : Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A.
-Trao đổi theo cặp.
- Khám và chữa bệnh.
- Ý e.
- Nhiều cặp nói ngắn gọn đủ ý các phần còn lại.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- HS tìm từ chỉ nghề nghiệp.
- HS thực hiện.
**************************
Tiết 4
Chính tả (nghe viết)
Đàn bê của anh Hồ Giáo
I. Mục tiêu :
1. Nghe viết đúng chính xác bài chính tả, trình by đúng đoạn tóm tắt bài“ Đàn bê của anh Hồ Giáo”.
2. Làm được các bài tập 2a/b hoặc bt3 a/b.
3. GDHS yêu quý môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Viết sẵn đoạn viết “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
2. HS : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ :
- Giáo viên gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp viết bảng con các từ GV đọc.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
* Hướng dẫn trình bày .
- Tên riêng phải viết như thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
- Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
- Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
* Viết chính tả.
- Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
- Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 2 : bài 2 a: Yêu cầu gì ?
- GV tổ chức cho HS làm bài theo
nhóm (Điền vào chỗ trống ch/ tr)
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
chợ – chờ – tròn.
Bài 2b: Yêu cầu gì ? (làm thêm nếu còn thời gian).
- GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV/ tr 276)
bão - hổ – rãnh (rỗi)
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
5. Dặn dò :
- Ôn bài rèn viết các từ còn hay mắc lỗi. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát.
- Người làm đồ chơi.
- 3 em lên bảng viết : cọng rau, cồng chiêng, giỏi giang, trĩu quả, bác sĩ, nổi.
- Nhận xét.
- Chính tả (nghe viết) : Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Theo dõi. 3-4 em đọc.
- Anh Hồ Giáo .
- Viết hoa.
- HS nêu từ khó : quấn quýt, quẩn chân, nhẩy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
- Viết bảng con.
- Nghe và viết vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi.
- Điền vào chỗ trống ch/ tr.
- Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức)
(chợ – chờ – tròn)
- Từng em đọc kết quả. Làm vở BT.
- Nhận xét.
- Điền thanh hỏi/ thanh ngã.
- 2 em lên bảng điền.
- 5-6 em đọc lại kết quả. Làm vở BT.
- Nhận xét.
- Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
******************************
Chiều
Tiết 1
Hỗ trợ Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2. Rèn làm tính cẩn thận, làm tính đúng.
3. Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị:
1. Gv: Một số bài tập.
2. Hs: Vở rèn Toán, nháp.
III. Hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- GV nêu một số câu hỏi cho HS trả lời.
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?
+ Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài 1 : Tính độ dài đường gấp khúc :
a) M 3cm N
3cm
P 3cm Q
b) C 4cm D
3cm
A 4cm B
- BT yêu cầu gì ?
- Gọi 2 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. (HS cần hỗ trợ làm ý a, HSNK làm hết).
- Nhận xét.
Bài 2. Giải bài toán : (Cả lớp)
Tính chu vi hình tam giác biết độ dài mỗi cạnh của hình tam giác đó đều bằng 4cm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét.
Bài 3. Giải bài toán : (Cả lớp)
Tính chu vi hình tứ giác ABCD biết độ dài các cạnh là : AB = 5cm,
BC = 7cm, CD = 9cm, AD = 13cm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở. 1 HS lên bảng.
- Nhận xét.
Bài 4. Trong hình bên có :
a) Mấy hình tam giác ?
a) Mấy hình tứ giác ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện.
- Gọi HS nêu.
- Nhận xét.
Bài 5. (HSNK) Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được :
a) 5 hình tam giác.
b) 5 hình tứ giác.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở. 1HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
-1 em nhắc tựa bài.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là :
3 + 3 + 3 = 9 (cm ) hoặc 3 x 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
b) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
4 + 3 + 4 = 11 (cm )
Đáp số: 11cm
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là :
4 + 4 + 4 = 12 (cm) Hoặc : 4 x 3 = 12 (cm)
Đáp số : 15cm
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là :
5 + 7 + 9 + 13 = 34 (cm)
Đáp số : 34cm
- Nhận xét.
- HS thảo luận.
- HS nêu.
+ Có 2 hình tam giác.
+ Có 4 hình tứ giác.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
******************************
Tiết 2
Hỗ trợ LT&C
Ôn bài : Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục tiêu :
1. Ôn nêu đựơc từ trái nghĩa với từ cho trước.
2. Nêu được ý thích hợp về công việc phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp.
3. Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Bảng phụ, SGK.
2. HS : SGK, vở BT, nháp.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. KT bài cũ : Gọi 2 trả lời.
- Đặt câu với từ : dũng cảm, gan dạ.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ dưới đây ? (Cả lớp)
+ Thật thà .............
+ Chăm chỉ ...............
+ Can đảm ...............
+ Tốt đẹp ...................
+ Thông minh ..................
+ Yếu đuối ...................
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm từ trái nghĩa và ghi ra bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt ý đúng .
Bài 2 : Đặt 2 câu có một trong những cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 1.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở. (HS cần hỗ trợ thực hiện đặt 1 câu, HSNK đặt 2 câu)
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét.
Bài 3. Tìm những từ ngữ chỉ công việc của những công việc dưới đây và ghi vào chỗ chấm ? (Cả lớp)
a) Diễn viên : ...................................
b) Giáo viên : ...................................
- Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vở.
- GV hỏi gợi ý : Diễn viên làm gì ?
- Gọi HS nêu theo cặp.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài 4. Đặt 2 câu, mỗi câu có một trong những từ ngữ tìm được ở BT3. (HSNK)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
- Tìm 1 số từ chỉ nghề nghiệp và nêu công việc của nghề đó.
5. Dặn dò :
- Ôn bài. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát.
- HS đặt câu.
- Nhận xét.
-1 HS nhắc tựa bài.
- 1 HS nêu .Lớp đọc thầm.
- Trao đổi làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
+ Thật thà gian dối.
+ Chăm chỉ lười nhác.
+ Can đảm nhút nhát.
+ Tốt đẹp xấu xí.
+ Thông minh ngu dốt.
+ Yếu đuối mạnh mẽ.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
VD : Bạn An rất mạnh mẽ còn bạn Hoài hơi nhút nhát.
- Nhận xét.
-1 HS nêu.
- Trao đổi theo cặp.
- Đóng phim, diễn kịch, ...
- Nhiều cặp nói ngắn gọn đủ ý các phần còn lại.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- HS tìm từ chỉ nghề nghiệp.
- HS thực hiện.
**************************
Tiết 3
Đạo đức
Không chạy trên đường khi trời mưa
I. Mục tiêu :
1. Biết được mốt số nguy hiểm có thể xảy ra nếu cố tình chạy hoặc chơi đùa hoặc chạy nhảy trên đường khi trời mưa.
2. Nắm được những nguy hiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an theo Tuan Lop 2 Giao an Tuan 34 Lop 2_12351052.docx