Bước 2:
- Giáo viên nhắc nhở học sinh thảo luận không mất trật tự, làm ảnh hưởng nhóm khác.
- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận, giúp đỡ nếu cần.
Bước 3:
- Giáo viên gọi đại diện 3 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên lắng nghe phần trình bày của học sinh.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 47: Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đỗ Thị Như Quỳnh
Lớp: CTK – 19B
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
Ngày soạn: 13/09/2017
Giáo án TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
BÀI 47: HOA
MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức:
Nêu được tên, màu sắc, mùi hương của một số loài hoa
Kể tên các bộ phận thường có của hoa.
Nêu được các chức năng và lợi ích của hoa
Học sinh khá, giỏi: kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
Kĩ năng:.
So sánh sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương của một số loài hoa.
Sưu tầm được các loài hoa.
Thái độ:
Yêu thích môn học.
Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc hoa.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên:
Tranh ảnh phóng to SGK trang 90-91.
Bài giảng điện tử.
Phiếu học tập
Học sinh:
Vở bài tập, hoa thật
Phương pháp dạy học
Phương pháp quan sát, thảo luận, thực hành, động não, đàm thoại, trò chơi học tập
Các hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
Học sinh cho lớp hát bài khởi động.
Kiểm tra bài cũ:
GV nêu 2 câu hỏi:
+ Câu 1: Chức năng của lá cây là gì?
+ Câu 2: Lợi ích của lá cây là gì?
Gọi 2 học sinh trả lời.
Gọi 2 học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên hỏi: Hãy kể tên loài hoa mà em yêu thích?
- Để biết cấu tạo và lợi ích của hoa như thế nào, cô và cả lớp sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 47: Hoa.
Giáo viên ghi tên bài lên bảng, học sinh nhắc lại tên bài.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi hương, hình dạng của hoa (12 phút):
Mục tiêu: biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, thực hành, đàm thoại.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Bước 1:
- Yêu cầu học sinh để hoa ra trước mặt hoặc tranh sưu tầm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 5, thực hành quan sát hoa hoặc tranh ảnh về hoa mà mình sưu tầm được để thảo luận và hoàn thành phiếu học tập mà giáo viên phát:
+ Phiếu học tập:
Stt
Tên hoa
Màu sắc
Hương thơm
Hình dạng
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Mời 1 đến 2 học sinh nhắc lại yêu cầu thảo luận.
Bước 2:
- Giáo viên nhắc nhở học sinh thảo luận không mất trật tự, làm ảnh hưởng nhóm khác.
- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận, giúp đỡ nếu cần.
Bước 3:
- Giáo viên gọi đại diện 3 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên lắng nghe phần trình bày của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
Bước 4:
- Giáo viên nhận xét, bổ sung phần trình bày của học sinh (nếu cần).
-Giáo viên hỏi: Thông qua việc quan sát và thảo luận vừa rồi, các con có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc, mùi hương của các loài hoa?
- Giáo viên kết luận: Các loài hoa thường có những đặc điểm về hình dáng, màu sắc và mùi hương khác nhau.
- Giáo viên chiếu phần kết luận trên hình chiếu, yêu cầu học sinh nhắc lại phần kết luận.
- Học sinh để hoa hoặc ảnh sưu tầm được lên mặt bàn của mình.
- Học sinh lắng nghe yêu cầu.
- Học sinh nhắc lại yêu cầu thảo luận.
- Học sinh thực hành quan sát, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát, thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh trả lời: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dáng và mùi hương.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa (13 phút)
Mục tiêu: giúp học sinh biết được các bộ phận chính của hoa.
Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận
Các tiến hành:
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Bước 1:
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu của giáo viên: Quan sát hoa mà cá nhân học sinh chẩn bị được chỉ và nói tên các bộ phận thường có của 1 bông hoa.
- Thời gian chuẩn bị: 2 phút.
- Mời 1 đến 2 em nhắc lại yêu cầu.
Bước 2:
- Giáo viên quan sát các nhóm, giúp đỡ (nếu cần).
Bước 3:
- Giáo viên gọi đại diện 3 đến 4 nhóm lên trình bày.
- Giáo viên quan sát, lắng nghe phần trình bày của hoc sinh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
Bước 4:
- Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, bổ sung (nếu cần), tuyên dương.
- Giáo viên kết luận: Mỗi bông hoa thường có cánh hoa, đài hoa, cuống hoa và nhị hoa
- Giáo viên chiếu phần kết luận lên bảng, yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại yêu cầu thảo luận.
- Thảo luận, chỉ và nêu tên các bộ phận thường có của hoa.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Tên hoa:.
+ Các bộ phận thường có của hoa:.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn.
- Nhận xét
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại
Hoạt động 3: Chức năng và lợi ích của hoa (7 phút)
Mục tiêu: Nêu đươcj chức năng và lợi ích của hoa.
Phương pháp dạy học: đàm thoại, động não.
Cách tiến hànhL
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Bước 1:
-Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Đối với cây, hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì?
+ Yêu cầu học sinh kể tên các loài hoa:
Hoa dùng để ăn.
Hoa dùng để trang trí.
Hoa để ướp trà.
Hoa làm thuốc.
Làm nước hoa
- Thời gian suy nghĩ: 2 phút.
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi lên bảng, yêu cầu học sinh nhắc lại.
Bước 2:
- Giáo viên bao quát lớp, giúp đỡ nếu học sinh cần.
Bước 3:
- Giáo viên gọi HS trả lời câu hỏi, với mỗi câu hỏi gọi 2 đến 3 học sinh trả lời.
- Giáo viên lắng nghe câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét
Bước 4:
- Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
- Giáo viên kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
-Giáo viên chiếu phần kết luận lên bảng, yêu cầu học sinh đọc lại
- Học sinh lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
- HS nhắc lại.
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời:
+Hoa là cơ quan sinh sản của cây
+Hoa được dùng để trang trí, làm cảnh, để ăn, ướp trà, nước hoa, làm thuốc.
- Học sinh kể:
+Hoa để ăn:hoa súp-lơ, hoa bí, hoa thiên lý.
+ Hoa trang trí: hoa hồng, hoa cúc, hoa râm bụt, hoa ly,
+Hoa để ướp trà: hoa cúc, hoa lài, hoa sen.
+Hoa làm thuốc: hoa vạn thọ, hoa atiso, hoa sứ, hoa râm bụt.
+hoa làm nước hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa ly
- Học sinh lắng nghe phần trình bày của bạn
- Học sinh lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc.
Củng cố - dặn dò:
1.Củng cố:
- Giáo viên hỏi: -Hoa có rất nhiều lợi ích, vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ hoa?
- 2 đến 3Học sinh trả lời: Thường xuyên tưới nước, bắt sâu, bón phân. Không dẫm đạp lên hoa, bảo vệ hoa.
- Gọi HS khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét, bổ sung: Không những các em cần bảo vệ hoa mà còn phải bảo vệ cả những cây xanh, môi trường xung quanh chúng ta. Không bẻ cành, ngắt hoa, vứt rác bừa bãi, thu gom rác ở sân trường,
- Gọi 1 đến 2 học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét tiết học
2. Dặn dò:
- Ôn lại bài vừa học. Chuẩn bị bài: Quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 47 Hoa_12321671.doc