Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

- Làm quen với biểu thức và tính giá trị của biểu thức.

- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK và vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

GV nêu một số phép tính, yêu cầu HS thực hiện.

 - Đặt tính rồi tính: 684 : 6 845 : 7

 - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần).

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Làm quen với biểu thức - một số ví dụ về biểu thức.

- Biểu thức toán học là một chủ đề khó ở phổ thông nói chung.

- GV đưa ra các ví dụ để HS làm quen.

- GV đặt vấn đề vào bài học mới. Sau đó viết lên bảng 126 + 51; nói " ta nói có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51".

 - HS nhắc lại: " Đây là biểu thức126 cộng 51".Cả lớp nhắc lại.

- GV viết tiếp 62 - 11; nói: "Ta có biểu thức 62 trừ 11" và cho HS nhắc lại câu trên.

- GV viết tiếp 13 x 3, cho HS phát biểu: Có biểu thức 13 nhân 3.

- GV làm tương tự với các biểu thức 84 : 4; 125 + 10 - 4; .

(chú ý: Các biểu thức viết trên bảng sao cho mỗi biểu thức ở 1 dòng)

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những người đã quên mình vì Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập đạo đức. Phiếu học tập và các bài hát về thương binh, liệt sĩ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Tìm hiểu bài. * Khởi động : Cả lớp hát bài " Giúp đỡ chú thương binh". Hỏi: Nội dung bài hát nói về điều gì? * Hoạt động 1: Phân tích truyện. - GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích. - Đàm thoại theo các câu hỏi: - Các em lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 - 7? - Qua câu truyện trên, em hiểu thương binh và gia đình liệt sĩ là những người như thế nào? - Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ? - GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ . * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GVchia nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét các việc làm sau: a) Nhân ngày 27 - 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. b) Chào hỏi lễ phép các chú thương binh c) Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp. d) Cười đùa, làm việc riêng khi các chú thương binh, liệt sĩ nói chuyện với HS toàn trường. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm, d là việc không nên làm. - HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ. 3. Hướng dẫn thực hành -Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên như: Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) luyện tập về so sánh I. Mục tiêu. - Tiếp tục ôn luyện về từ so sánh: đặt được các câu có hình ảnh so sánh. - Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu sau. a) Rễ cây chuối chi chít, chỗ trắng, chỗ nâu, chỗ vàng xỉn như những con giun bò lổm ngổm trên mặt đất. b) Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh trông giống như một bông sen trắng khổng lồ. c) Dạ hương quanh năm thức khuya. Giống người chịu thương chịu khó. - HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến. - HS làm bài cá nhân. (vào vở THLT&C – tr42) * HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng: mặt trăng – chiếc đĩa bạc; tấm thảm vàng – cánh đồng lúa chín; cái ô - cây nấm; cái quạt nan – lá bàng. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề: Bài 5 tr42 – thực hành LT&C. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - GV kiểm tra việc làm của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. - 3 HS đọc lại đoạn văn. Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề: Bài 6 tr 43 – thực hành LT&C. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. a, Những giọt sương đọng trên cỏ long lanh như những viên ngọc. b, Từ trên cao nhìn xuống, dòng suối uốn lượn mềm mại như dải lụa. c, Mặt sông giữa trưa hè sáng lóa như tấm gương khổng lồ. Bài 5: Điền từ nói về hình dáng hoặc động tác phù hợp vào chỗ chấm để có hình ảnh so sánh: a) ................ như tuyết. b) .................như sóc. c) ................ như than. - HS làm rồi chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Về quê ngoại I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: Đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi. Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Đôi bạn". - Hãy tìm câu nói lên ý nghĩa của truyện? - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a) GV đọc bài. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu (2 dòng thơ) - HS nối tiếp nhau đọc 8 câu thơ. GV sửa lỗi phát âm của HS. - Đọc từng khổ thơ. + HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm. - GV giúp HS nắm được các từ ngữ trong bài: hương trời, chân đất; giải nghĩa thêm từ: quê ngoại (quê của mẹ). - Đọc từng đoạn trong nhóm và cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Khổ thơ 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho biết điều đó? (Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê câu thơ: ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.) Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? (ở nông thôn) Bạn nhỏ thấy quê có gì lạ? (Đầm sen ..... trăng gió bất ngờ) GV: Ban đêm ở thành phố có nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn. * Khổ thơ 2: HS đọc to. - Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? (Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp người làm ra hạt gạo) - Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? ( Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người) 4. Học thuộc lòng bài thơ GV đọc lại bài thơ. Hướng dẫn HTL từng khổ, cả bài. Một số HS đọc cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò HS nêu nội dung bài.GV nhận xét tiết học.Về nhà tiếp tục luyện đọc. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 24 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về thành thị, nông thôn. dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài 1, 3 của tuần trước. - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: HS đọc SGK, GV giúp HS hiểu đề bài: - GV nhắc HS chú ý mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam. + Các thành phố tương đương với 1 tỉnh HN, Hải Phòng , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng. + Các thành phố tương đương với 1 quận huyện: Điện Biên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Đà lạt, .... - Hãy kể tên 1 vùng quê mà em biết (tên làng, xã, huyện, ....). Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và làm bài. - Mời HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng tên một số sự vật, công việc tiêu biểu. a) ở thành phố: + Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, trung tâm văn hoá. + Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy móc, ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,... b) ở nông thôn: + Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, ... + Công việc: cấy lúa, gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc sâu bảo vệ lúa, chăn trâu, ... Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề, GV kiểm tra việc nắm yêu cầu đề bài của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả cùng nhận xét chữa bài. - 3 HS đọc lại đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy. Tiết 2 (Buổi sáng): Toán Tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu Giúp HS biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào biểu thức điềndấu "", "=". II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập vở bài tập vủa HS. - Vài HS đọc một số bảng chia đã học. - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức: Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ hai quy tắc này. GV nêu vấn đề: Khi tính giá trị biểu thức là thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện phép tính đó. a) Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ người ta quy ước thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. HS đọc biểu thức, GV viết biểu thức "60 + 20 - 5". Sau đó yêu cầu HS nêu thứ tự làm các phép tính đó, ta tính 60 + 20 trước, được 80 (GV viết dấu = và số 80 như bài hoạc) rồi trừ đi 5 ( GV viết tiếp "-5") còn 75 (GV viết như bài học). HS nêu lại cách làm, cả lớp nêu lại quy tắc nhiều lần. b) Biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - HS đọc biểu thức. GV viết bảng "49:7x5" cho HS nêu cách làm như VD a. - HS nêu lại cách làm và đọc quy tắc nhiều lần. - GV lưu ý cách trình bày như hướng dẫn. 3. Thực hành Bài 1: GV giúp HS làm mẫu 1 biểu thức. 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 - GV nêu cho HS cách làm. Sau đó tự làm tiếp các phép tính còn lại. - GV và HS nhận xét chữa bài. 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 Bài 2: GV cho HS cùng tham gia tính giá trị của biểu thức đầu 15 x 3 x 2 theo thứ tự sau. + GV cho HS nêu thứ tự các phép tính cần làm. + HS tính cụ thể và trình bày như bài học. Rồi đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90 81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 Bài 3: HS đọc đề bài và làm bài vào vở. - Muốn điền được các dấu "". "=" cho đúng ta phải so sánh giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3 với số 32. - HS làm bài, lớp nhận xét bổ sung: 55 : 5 x 3 > 32 47 = 84 – 34 – 3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 4. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài và nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả về quê ngoại (Nhớ – viết) I. Mục tiêu Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Chuẩn bị: - GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. - HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát. + HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai. b) GV hướng dẫn HS viết bài. - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ. - HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở. c) Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra nhanh 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân. - 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả. - Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu. b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày. Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. - Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi. - Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. - Chuẩn bị cho bài tập làm văn. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công Cắt, dán chữ e I. Mục tiêu - HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II. Chuẩn bị - Các mẫu chữ - tranh quy trình - Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ... III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn thực hành * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu các chữ E và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét: + Nét chữ rộng 1 ô, chiều cao 5 ô. + Chữ E có nửa phía dưới và nửa phía trên giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. Bước 1: Kẻ chữ E. - Lật mặt sau tờ giấy thủ công. Kẻ cắt 1 hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 2,5 ô. - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật, sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu. Bước 2: Cắt chữ E. - Gấp đôi hình chữ nhật kẻ chữ E cắt theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài) cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo. Mở ra, được chữ E như chữ mẫu. - GV giúp đỡ HS yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm. Bước 3: Dán chữ E - Kẻ một đường kẻ chuẩn, xếp cho cân đối trên đường chuẩn. - Bôi hồ đều mặt sau và dán vào chỗ quy định. - Đặt tờ giấy nháp lên trên, dán và miết cho phẳng, mịn. -Tổ chức cho HS tập kẻ, dán chữ E. * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ E. HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.GV nhận xét và nhắc lại các bước: + Bước 1: Kẻ chữ E. + Bước 2: Cắt chữ E. + Bước 3: Dán chữ E. - GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày , nhận xét sản phẩm thực hành. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen những em có sản phẩm đẹp. 3. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả của HS. - Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài cắt dán chữ VUI Vẻ. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán tính giá trị của biểu thức (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết áp dụng tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài 2. HS nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ có cộng, trừ. - KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau: 462 - 40 + 7; 81 : 9 x 6 - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học. 2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. GV giúp HS ghi nhớ quy tắc này. * HS đọc ví dụ 1. GV viết biểu thức : 60 + 35 : 5 - HS nêu biểu thức có những phép tính nào? (có phép cộng và phép chia) - GV nêu: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau". - GV yêu cầu HS đọc lại biểu thức, rồi nêu cách tính và thực hiện trên bảng lớp và bảng con. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - HS làm tương tự như ví dụ 1. - HS nêu cách làm. * Ví dụ 2: 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46 - HS đọc thuộc quy tắc ở SGK. 3. Hướng dẫn hực hành. Bài 1: Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức đầu: 253 + 10 x 4 - HS nêu thứ tự làm các phép tính (nhân trước, cộng sau. - GV cho HS làm các phần còn lại, sau đó lên bảng trình bày. Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: Hướng dẫn HS làm biểu thức đầu, theo thứ tự sau: - Trước hết phải xác định phép cần làm trước. - Nhẩm miệng (nháp) để tìm kết quả. - Thực hiện tiếp các phép tính còn lại. - So sánh với giá trị biểu thức và điền Đúng, sai vào ô trống. a) Đ, Đ, Đ, S. b) S, S, S, Đ Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán theo hai bước. Số trang sách Minh đọc được là: 132 : 4 = 33 (trang) Số trang sách Minh còn phải đọc là:132 - 33 = 99 (trang) Bài 4 : HS đọc đề bài. Suy nghĩ và tự xếp trên đồ dùng. - GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm I. Mục tiêu - HS thực hành sắm vai tập xử lí một số tình huống trong bài tập 5. - Qua đó HS biết mình cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. - Qua đó rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS. - Giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. II. đồ dùng dạy học - Vở bài tập KNS, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại phần ghi nhớ của bài. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 5: - HS đọc yêu cầu của BT5. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 tình huống trong bài tập 5. - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập giao việc cho từng nhóm. Câu hỏi: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây? + Nhóm 1: Xử lí tình huống 1: Em sang nhà hàng xóm chơi, sơ ý làm vỡ chiếc ấm pha trà nhương bác chủ nhà không biết. + Nhóm 2: Xử lí tình huống 2: Em cùng các bạn chơi đá bóng ngoài sân khu tập thể. Không may, bóng rơi trúng vào cửa kính nhà bác Ba, làm kính bị vỡ. Các bạn sợ quá rủ nhau bỏ chạy. + Nhóm 3: Xử lí tình huống 3: Em hứa với bạn Nam sáng nay mang sách cho bạn mượn. Nhưng sáng nay vội đi học nên em để quên sách vở ở nhà. - HS các nhóm thảo luận 3 tình huống ở phiếu học tập và tìm cách xử lí phù hợp. (Có thể sắm vai hoặc xử lí miệng.) - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng HS nhận xét các cách xử lí, Gv tuyên dương, tư vấn. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + TH 1: Nhận lỗi với bác. + TH 2: Em nên khuyên các bạn cùng nhau đến xin lỗi bác vì việc làm sai đó. + TH 3: Xin lỗi bạn vì đã lỡ hẹn. Hôm sau nhớ mang cho bạn mượn. *GV chốt: Khi đã mắc lỗi với người khác, chúng ta cần dũng cảm nhận lỗi. Điều đó thể hiện chúng ta đã biết đảm nhận trách nhiệm với việc làm của mình. * HS liên hệ thực tế bản thân mình. * GV kết luận: Mỗi người cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và cả trách nhiệm với những người xung quanh. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Hoạt động công nghiệp, thương mại I. Mục tiêu - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. - Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. - HS khá, giỏi: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. - Tổng hợp các thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. II. Đồ dùng dạy học Các hình SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống. Bước 2: Một số cặp lên trình bày, cặp khác bổ sung. GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như khai thác quặng kim loại luyện thép, sản xuất xe máy, xe đạp ... đều gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm. - Từng cá nhân quan sát hình trong SGK. - Mời mỗi em nêu tên một hoạt động công nghiệp đã quan sát được trong hình. - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: + Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp ? Mời đại diện nhóm trình kết quả thảo luận. - Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. + Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy. + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt. + Dệt cung cấp vải, lụa, ... * Kết luận: Các hoạt động khai thác than, dầu khí, dệt ... gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu SGK. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Những hoạt động mua bán như hình 4 - 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì? + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em? - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. + Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại Nêu ra một số tên chợ , siêu thị và các hoạt động công nghiệp. Căn cứ vào trả lời của HS GV kết luận. Lưu ý: GV có thể giới thiệu và giải thích thêm về hoạt động thương mại và các mặt hàng được bán ở siêu thị, các chợ và cửa hàng lớn ở thành phố. * Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. * Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng. Bước 1: GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua. Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm lên nhận xét. - GV tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Luyện tập về tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu Giúp HS: Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dạng: Chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập toán + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm trong sách bài tập toán + Luyện tập toán. GV gợi ý cho HS nêu cách tiến hành tính giá trị của biểu thức là: + Xem trong biểu thức có các phép tính nào. + Vận dụng quy tắc để xác định thứ tự thực hiện. + Tính toán cụ thể và trình bày theo mẫu. Bài 1: GV giúp HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất. + HS nêu các phép tính có trong biểu thức (phép trừ và phép cộng) + HS nêu cách làm cụ thể. 5 x 9 : 3 138 + 96 : 2 100 – 64 : 2 96 : 6 x 8 + HS tính nhẩm hoặc tính nháp rồi nêu kết quả. Như: 5 x 9 : 3 = 45 : 3 = 15 HS tự làm phần còn lại rồi chữa bài. *Củng cố bài 1: Ta thực hiện các phép tính của bài 1 theo thứ tự từ trái sang phải. Bài 2: GV tiến hành tương tự như bài 1. a) 927 - 10 x 2 = 927 - 20 90 + 10 x 2 = 90 + 20 = 907 = 110 b) 163 + 90 : 3 = 163 + 30 106 - 80 : 4 = 106 - 20 = 193 = 86 *Củng cố bài 2: Trong biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia2, ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Bài 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài . * Củng cố: các biểu thức của bài tập 3 ta thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau. Bài 4: HS nêu theo mẫu: Ví dụ: "số 15 là giá trị của biểu thức 90 : 3 : 2". Hoặc HS có thể nêu "biểu thức 90 : 3 : 2 có giá trị là 15" HS tự tính nhẩm hoặc làm ra nháp để tìm giá trị của các biểu thức. HS lên bảng nối biểu thức với giá trị đúng. HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Củng cố bài 4: Trong biểu thức có chia và nhân ta cũng thực hiện từ trái sang phải như biểu thức có nhân và chia. 3. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Kể chuyện I. Mục tiêu - Củng cố, rèn kĩ năng kể chuyện cho HS. - Học sinh biết dựa vào bài thơ “Gọi bạn” kể lại câu chuyện bằng lời văn nói về tình bạn giữa Dê Vàng và Bê Trắng. - Qua đó giáo dục HS nâng cao tinh thần đoàn kết bạn bè trong lớp, trong trường mình. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới * HS làm đề 4 TV nâng cao. (Tuần 15) - HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu làm gì? (Kể lại câu chuyện cảm động về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. Hỏi: Bài thuộc kểu văn gì? (Đề thuộc kiểu bài văn kể chuyện.) - Gọi 2 – 3 HS đọc lại bài thơ. Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu? (Trong một khu rừng, ....) + Câu chuyện có những nhân vật nào? (Bê Vàng và Dê Trắng.) + Vì sao Bê Vàng lại phải đi tìm cỏ? (trời hạn hán, suối cạn, cỏ héo khô, đôi bạn không có gì ăn, ...) + Con hiểu hạn hán ở đây là gì? (cạn khô, không có nước) + Chuyện gì xảy ra với Bê Vàng? ( .. lạc đường về) + Không thấy bạn về, Dê Trắng đã làm gì? - GV chốt: Đây là đề bài đã cho sẵn cốt truyện. Nội dung câu chuyện là tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. + Dựa vào bài thơ, các con phải biết tưởng tượng và dùng lời của mình để kể lại câu chuyện có cốt chuyện hợp lí, cụ thể và sinh động. Bằng câu chuyện cảm động, bài viết nhằm ngợi ca tình bạn. - Gọi vài HS kể một vài câ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN16-2010.doc
Tài liệu liên quan