Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng

 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu nội dung của bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc lòng khổ thơ em thích)

II. ĐỒ DÙNG: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. KT bài cũ:

 - Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài Nhà bác học và bà cụ.

 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2. Luyện đọc.

 - GV đọc mẫu.

 - GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.

- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ.

- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp lời giải câu đố của mình. - Gọi học sinh lên bảng chữa bài GV nhận xét và chốt ý đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng: Lời giải câu đố. Mặt tròn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao? Suốt ngày lơ lửng trên cao Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu? ( Là mặt trời) 4. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức Chăm sóc và bảo vệ cây xanh (tiết 2) I. Mục tiêu - HS biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - HS hiểu: Cây cối đem lại rất nhiều lợi ích cho con người vì vậy chăm sóc và bảo vệ cây xanh là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người. - HS có tình cảm với thiên nhiên và biết yêu quý thiên nhiên. * GDKNS: - KN nắng nghe ý kiến của các bạn. - KN trình bày các ý tưởng chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - KN thu thập và xử lí thông tin. - KN ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt để chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - KN đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học - Dụng cụ cho trò chơi phóng viên. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi: - Em biết cây cối đem lại cho con người những lợi ích gì? - Em đã làm được những gì để chãm sóc cho cây cối? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn thực hành * Hoạt động 1: Vẽ tranh về đề tài chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Mục tiêu: HS biết cây cối cũng cần được chăm sóc và bảo vệ. - Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm và giao việc. - HS thực hiện theo nhóm, vẽ trên giấy A4. - HS giới thiệu sản phẩm của mình. - HS nhận xét sản phẩm của các bạn. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. *Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên. - Mục tiêu: Củng cố lại bài học. - Cách tiến hành: HS lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn về việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh của bạn. - Lần lượt các nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi đóng vai. + Bạn có yêu cây xanh không? + Bạn đã chăm sóc cây xanh như thế nào? + Bạn có biết cây xanh mang lại lợi ích gì cho chúng ta không? - HS trả lời, GV tư vấn thêm. * GV kết luận chung: Cây cối đem lại cho ta rất nhiều lợi ích, chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học . - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ÔN: nhân hóa – từ chỉ đặc điểm I. Mục tiêu - HS nhận biết được các sự vật nhân hóa qua đoạn văn, đoạn thơ cho trước. - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn cho trước. - Viết được câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa. III. Đồ dùng dạy học: TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Dựa vào các câu thơ: Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng. Hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hóa và so sánh: a. Về con gà mái tơ. b. Về con gà mái vàng. - HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm và làm bài. - Một số HS trình bày bài, GV nhân xét, bổ sung. Ví dụ: Chị gà mái tơ khoác trên mình chiếc áo điểm những đốm trắng như những bông hoa nhỏ. - Nàng gà mái có bộ lông màu vàng óng như màu nắng. Bài 2: Viết 3 câu có sử dụng nhân hóa theo những cách khác nhau nói về mặt trời. - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài. - HS đọc bài làm của mình, GV sửa sai nếu cần. VD: Bình minh, ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, phân phát ánh sáng cho mọi vật, mọi nhà. - Mỗi buổi sáng mùa thu, ông mặt trời tươi cười chào đón chúng em đến trường. - Bình minh, mặt trời đang chăn mây trên đỉnh núi. Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu văn sau: Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm đông cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng. Tất cả sẽ bất động, cứng đờ trong vỏ bọc vững chắc của băng. - HS đọc bài, tự làm bài sau đó GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Cái cầu I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung của bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc lòng khổ thơ em thích) II. Đồ dùng: SGK III. Hoạt động dạy học A. KT bài cũ: - Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài Nhà bác học và bà cụ. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện đọc. - GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ. - Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh) - Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ. - Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ. - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài. 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài HS đọc thầm bài thơ. - Người cha trong bài thơ làm nghề gì? (Cha làm nghề xây dựng cầu ...) - Cha gửi cho bạn nhỏ ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào? (Câu Hàm Rồng được bắc qua sông Mã) HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 trả lời các câu hỏi sau: + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? (Đến sợi tơ nhỏ như một chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông ...) + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao? (Bạn yêu chiếc cầu trong tấm ảnh- Cầu Hàm Rồng, vì đó là chiếc cầu do cha và đồng nghiệp của cha bạn nhỏ làm nên) - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ tìm câu thơ em thích nhất và giải thích vì sao em thích câu thơ đó? - Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? * GV chốt : Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ là người con rất yêu và tự hào về cha của mình. Vì tình yêu đó mà với bạn, chiếc cầu cha và đồng nghiệp xây lên là chiếc cầu đẹp nhất, đáng yêu nhất. 4. Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn: giọng đọc thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng ở những từ ngữ thẻ hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha vừa bắc xong. - HS luyện thuộc lòng từng khổ, cả bài. - HS nhẩm bài. - Học sinh đọc thuộc khổ thơ mà mình thích. GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về sáng tạo dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2 a/b, hoặc a/b/d) - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài.(BT3) II. Đồ dùng dạy học: SBT Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn bài học Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp. - Học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng. Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thức Nhà bác học, nhà thông thái, nhà phát minh., tiến sĩ. Nhà phát minh, kĩ sư . Bác sĩ, dược sĩ. Thầy giáo, cô giáo. Nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc. Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh. Dạy học. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài và cả 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy. - Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân. - GV chữa bài. - Cả lớp làm bài trong vở bài tập. Bài 3: Cả lớp đọc yêu cầu của bài. GV giải nghĩa từ phát minh. + Một học sinh giải thích yêu cầu của bài. + Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết làm tính nhân, chia trong bảng nhân, nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) só có một chữ số. - Củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức, đơn vị đo thời gian, độ dài. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, giải toán tìm một phần mấy của một số. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 4 tiết trước. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. a/ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức: 26 – 12 : 3 x 2 là: A. Trừ - chia – nhân B. Nhân – chia – trừ C. Chia – nhân – trừ D. Trừ - nhân – chia - Học sinh làm bài cá nhân, GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. b/ Từ ngày 25 tháng 7 đến 25 tháng 8 có .ngày. A. 28 B. 29 C. 30 D. 31 c/ Từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều trong cùng một ngày thì kim dài và kim ngắn của chiếc đồng hồ gặp nhau mấy lần? A. 4 lần B. 5 lần C. 6 lần D. 7 lần d/ 256 dm = mcm A. 2m 56cm b. 25m 60cm C. 25m 6cm D. 2m 560cm Bài 2: Tính nhanh: 10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20 b/ (125 – 17 x 4) x (12 – 11 – 1) Bài 3: Tìm x biết: a/ 7 x X = 735 : 3 b/ 48 : X : 2 = 4 Bài 4: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng 1/4 số que tính đó, chia cho Huệ 1/3 số que tính còn lại. Hỏi sau khi chia cho 2 bạn Lan còn lại bao nhiêu que tính? Bài 5: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó nhân 8 rồi trừ đi tích của số đó với 5 thì được số lớn nhất có 3 chữ số. Bài 6: Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng đám ruộng đó biết chu vi đám ruộng đó là 48 m. - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng. + Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số) 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả Một nhà thông thái I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Một nhà thông thái. - Làm đúng các bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu r/d/gi. II. Đồ dùng dạy học: Vở BTTV. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập chính tả trong vở BTTV của HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết GV Đọc 1 lần cho học sinh nghe. HS Một em đọc đoạn văn Một nhà thông thái, cả lớp theo dõi trong SGK. - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? HS tìm và trả lời. Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. * Học sinh viết bài: GV đọc cho học sinh viết bài Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả * Chấm và chữa bài: GV chấm 6 HS. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2 (chọn ý a) HS đọc yêu cầu của bài. Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân. GV gọi HS lên bảng điền nhanh âm đầu r/d/ gi vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả . - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. Lời giải: Ra-đi-ô, dược sĩ, giây. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng. Bài 3( a): Nhắc các em chú ý. - Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động. - HS làm bài cá nhân. - Học sinh đọc các từ mình vừa tìm được. GV nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần. 4. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công đan nóng mốt (tiết 2) I. Mục tiêu - HS biết cách đan nong mốt - Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. - Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. * Với HS khéo tay: - Kẻ, cắt được các nan đều nhau. - Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, ngang trên tấm đan hài hòa. - Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản. II. Chuẩn bị: - Mẫu tấm đan nong mốt. - Tranh quy trình đan nong mốt. - Các nan đan, dụng cụ. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại quy trình đan nong mốt. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. (tiếp) * Hoạt động 3: Học sinh thực hành đan nong mốt. GV yêu cầu một số học sinh nêu lại quy trình đan. + Kẻ, cắt các nan. + Đan nong mốt bằng giấy, bìa. + Dán nẹp xung quanh tấm đan - Sau khi học sinh đã nhớ quy trình, GV cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh kém. - HS trưng bày sản phẩm. - Lớp nhận xét, tư vấn. - GV tuyên dương những HS hoàn thành sản phẩm đẹp. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần) . - Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 462 x 2; 243 x 4 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn bài mới a, Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ. - GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và viết lên bảng: 1034 x 2 = ? HS Nêu cách thực hiện phép nhân. + Đặt tính: 1034 x 2 + Tính (nhân lần lượt từ phải sang trái) 1034 x 2 2068 - Viết phép nhân và tính kết quả theo hàng ngang: 1034 x 2 = 2068 b. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần. - Cách tiến hành tương tự như trên. - GV lưu ý học sinh: + Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. + Nhân rồi mới cộng với phần nhớ ở hàng liền trước (nếu có). + Chốt: Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ só, ta thực hiện như nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. Nhân rồi mới cộng phần nhớ. 3. Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Nêu cách thực hiện của phép nhân: 1072 x 4 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. * Chốt : Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số em làm như thề nào? Bài 2: - Cho học sinh đặt tính, tính rồi chữa bài. HS nhận xét nêu lại cách tính. *Chốt: Khi đặt tính và tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số cần lưu ý gì? Bài 3: - Đọc đề, phân tích bài toán. - HS làm vở - 1HS làm bảng phụ. - GV chấm điểm - chữa. - Chốt: Bài toán thuộc dạng gì? + Muốn gấp một số lên nhiều lần, em làm thế nào? Bài 4: (3 - 5’) KT: Tính nhẩm. - HS nêu yêu cầu, hướng dẫn mẫu. - HS làm vào SGK- HS nhận xét. Chốt : Quan sát kĩ mẫu và làm theo mẫu. 4. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng hợp tác Trò chơi: nhanh lên bạn ơi! I. Mục tiêu - Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng hợp tác với mọi người, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn. - Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc. II. Đồ dùng dạy học: Còi, sân bãi. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: Trong tuần qua chúng ta đã hợp tác với nhau trong những việc gì? - GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành - GV cho lớp ra sân thực hành. - Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định. - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. - Quy định vị trí của các tổ, sau đó cho giải tán và xếp lại hàng. - Khi có hiệu lệnh hô tất cả các tổ xếp hàng theo đúng vị trí, nhanh, thẳng. Hàng nào xếp chậm chứng tỏ chưa hợp tác tốt. - GV nhắc nhở, tư vấn thêm. * Cho HS chơi tró chơi Nhanh lên bạn ơi! - GV nêu tên trò chơi. - GV nêu mục đích của trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS chơi thử. - Cho HS thi đua chơi cả lớp. - GV theo dõi chung. - Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét tư vấn. * GVchốt: Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng. Nếu chúng ta biết kết hợp những điểm mạnh đó lại thì sẽ tạo thành sức mạnh làm thành công mọi việc. - Liên hệ: + Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi? - Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Rễ cây I. Mục tiêu - Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong HĐ1. III. Đồ dùng dạy học: SGK, một số loại cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. IV. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đặt câu hỏi để hỏi các bạn: Thân cây có chức năng gì? Hoặc: Thân cây có ích lợi gì? - HS trả lời, HS khác nhận xét. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của rễ cây. (Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột) Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. - GV cho HS quan sát 2 chậu cây và giới thiệu: Đây là cây rau dền; đây là cây hành. Các con quan sát xem ta nhìn thấy nhữ bộ phận nào của cây. - Hỏi: Ta nhìn thấy những bộ phận nào của cây? - HS trả lời: lá, thân, cành, ... - Hỏi: Còn bộ phận nào các con chưa nhìn thấy? (rễ cây) - Hỏi: Rễ cây ở đâu mà ta chưa nhìn thấy nhỉ? (dưới đất) - GV: Bây giờ các con hãy tưởng tượng, dự đoán rễ của cây rau dền và rễ của cây hành rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm. - HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình. - HS có thể tưởng tượng rễ cây rau dền: ở giữa có một cái rễ to, xung quanh có nhiều rễ khác. Rễ cây rau hành có nhiều rễ có khích thước bằng nhau, ..... - HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc: GV: Các con chưa nhìn thấy rễ cây vậy các con có băn khoăn muốn hỏi gì về rễ cây không? HS nêu câu hỏi: + Có bao nhiêu loại rễ cây? + Rễ cây có hình hạng như thế nào? + Rễ cây có màu gì? + Rễ cây có ngắn hay dài? ... nhiều hay ít? .... to hay nhỏ ...? * Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu: + Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - Vài HS nêu, sau đó GV chốt: Nhổ cây lên quan sát tìm hiểu rễ cây đó. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát thảo luận. - GV chốt kiến thức: Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. + Đa số cây có một rễ to và dài, xunh quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy gọi là rễ cọc. Một số loại cây khác có rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây khác ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc từ thân hoặc từ cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. - Học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. * Mục tiêu: Biết phân biệt các rễ cây sưu tầm được. * Cách tiến hành: - Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn dính các rễ cây sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ cây. - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của nhóm mình trước lớp và nhận xét các nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, nhanh và đẹp. 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại các loại rễ cây. - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Luyện tập về phép nhân I. Mục tiêu: - Củng cố về thực hiện phép nhân các số có đến bốn chữ số và giải toán có văn bằng phép tính nhân. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Học sinh thực hành làm bài tập trong sách bài tập toán tr25. Bài 1. - HS nêu yêu cầu. - Một học sinh đọc to lại các tính trong bài. - GV ghi bảng: x x x x 1023 3102 2018 2172 3 2 4 3 - Gọi 4 HS lên bảng làm bài, GV chữa chung. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Đặt tính rồi tính: 1212 x 4 2121 x 3 1712 x 4 1081 x7 - Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn học sinh giải: + Bài toán cho biết gì? (Lát nền mỗi phòng hết 1210 viên gạch) + Bài toán hỏi gì? (lát 8 phòng như thế hết .... viên?) + Học sinh làm bài, chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. Bài giải Số viên gạch nát 8 phòng là: 1210 x 8 = 9680 (viên) Đáp số: 9680 viên Bài 4: HS đọc yêu cầu. HS đọc các phép tính, GV ghi bảng. Lớp làm vào vở. Gọi 1 HS tính nhẩm trước lớp. - GV nhận xét và chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (TLV) Viết thư kể về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu - Luyện tập nhằm củng cố, naangcao kĩ năng viết văn cho HS. - Dựa vào bài tập làm văn đã làm miệng học sinh viết được một lá thư cho người thân kể những điều mình biết về thành thị (hoặc nông thôn) - Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu trình bày một lá thư, TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Mở sách giáo khoa trang 83 ( đọc trình tự mẫu của một lá thư) - Hỏi: em cần viết thư cho ai? - GV hướng dẫn: mục đích chính của việc viết thư là để kể cho bạn những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn) nhưng em vẫn phải viết theo đúng trình tự một bức thư bà cần hỏi thăm sức khoẻ của bạn. - Giáo viên gọi một học sinh giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. GV: Các em có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn HS: Làm bài vào vở của mình. VD: Nhân Đạo, ngày ... tháng ... năm... .... thân mến! Lâu rồi chúng mình chưa gặp nhau, mình nhớ bạn lắm. Dạo này bạn có khoẻ không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm nhỉ! Bây giờ mình kể cho bạn nghe về cảnh nông thôn quê mình nhé. Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay. Cây cối quanh năm xanh tốt. Đường làng luôn rợp mát bóng cây. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm, cả một biển lúa vàng trải ra trước mắt. Trên cánh đồng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm tung những cọng rơm lên trời nom rất đẹp mắt. Trên đường làng, xe bò, xe công nông nối đuôi nhau chở thóc về sân phơi trông thật nhộn nhịp. Cuộc sống quê mình bận bịu, vất vả như vậy đấy nhưng ai cũng phấn khởi tươi vui. Thôi cuối thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học giỏi. Mình dừng bút đây, hẹn gặp lại bạn. .... Kí tên: HS: Đọc thư trước lớp, GV nhận xét và chấm điểm một số bài. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). - Củng cố về ý nghĩa phép nhân qua giải bài toán có lời văn bằng phép nhân. II. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài tập trong vở BT Toán của học sinh. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Học sinh viết thành phép nhân rồi ghi kết quả đó. a. 4129 +4129 = 4129 x 2 = 8258 b. 1052 + 1052 +1052 =1052 x 3 =3156 Bài 2: Ôn cách tìm thương và số bị chia chưa biết. - Học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết. - GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính. - Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài. - Hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước. Bước 1: Tìm số lít dầu của cả hai thùng. 1025 x 2 = 2050 (lít) Bước 2: Tìm số lít dầu còn lại. 2050 - 1350 = 700 (lít) HS tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng. Giải Số lít dầu trong 2 thùng là : 1025 x 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docq (5).doc