I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn tập các phép cộng, trừ, có nhớ trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về giải toán có văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 6 đến 10 sách ôn hè tr66-67)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách ôn hè, bảng phụ ghi nội dung bài 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 6 đến bài 10 (tr 66-67)
Bài 6: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (Trường Thành Công có 565 HS, Trường Hoà Bình có nhiều hơn 123 HS))
+ Bài toán hỏi gì? (Trường Hoà Bình có: . ? HS)
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài giải của mình và nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận lời giải đúng.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao?
(Tên riêng và chữ đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con: liền, lúc; phịch, ...
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài.
* GV chấm chữa bài cho HS: Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở, GV chữa:
Bài 2: HS tự đọc yêu cầu từng phần
- HS làm bài theo nhóm đôi, thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.
- Các nhóm đọc đáp án và gải đố. Lớp nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng.
a, l/ n/n/n - cái cưa
b, hỏi, phải, của, những, chữ, nghỉ.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- Tự làm bài, đọc những từ mình tìm được.
GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
ôn tập bài 5 (tr64)
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết số có 3 chữ số, số liền trước, số liền sau; so sánh số.
- Ôn tập về cách xem đồng hồ và cộng, trừ các số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 1 đến 5 sách ôn hè tr 64-65)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập1-5 trong sách ôn hè. (tr 64-65)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
HS làm, GV chữa chung:
a, Các số có 3 chữ số là: 570, 507, 750, 705
b, Hiệu của số lớn nhất và số bé nhất: 750 - 507 = 243
Bài 2. : HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài trong vở ôn hè, sau đó đọc kết quả bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét, GV chữa chung:
a, B b, C c, C d, A
Bài 3: GV nêu yêu cầu: Đố vui
HS đọc nội dung của bài và suy nghĩ tìm ra lời giải đố, xung phong trả lời, ai nhanh và đúng được khen ngợi, tuyên dương.
GV chốt ý đúng, HS làm vào vở ôn hè.
Số nhà của Hùng là: 99
Bài 4: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu số giờ của mỗi đồng hồ, chẳng hạn:
+ Đồng hồ a chỉ mấy giờ? (6 giờ) Vẽ kim phút chỉ vào số mấy? (số 12)
HS tự vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
GV quan sát hướng dẫn thêm.
Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài.
Tự đặt tính rồi tính.
3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở ôn hè.
GV nhận xét, chữa bài.
* Lưu ý cho HS cộng, trừ có nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập bài 5 (tr64 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các phép cộng, trừ, có nhớ trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về giải toán có văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 6 đến 10 sách ôn hè tr66-67)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, bảng phụ ghi nội dung bài 10.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 6 đến bài 10 (tr 66-67)
Bài 6: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (Trường Thành Công có 565 HS, Trường Hoà Bình có nhiều hơn 123 HS))
+ Bài toán hỏi gì? (Trường Hoà Bình có: ... ? HS)
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài giải của mình và nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận lời giải đúng.
b, HS làm tương tự.
1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
GV chữa chung.
Bài 7: HS đọc đầu bài.
Thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp. Các nhóm nêu kết quả.
Gv nhận xét, chốt kết quả đúng:
a, Nếu số bị trừ tăng 9 đv và giữ nguyên số trừ thì hiệu mới là: 63 + 9 = 72
b, Nếu số trừ tăng 9 đv và giữ nguyên số bị trừ thì hiệu mới là: 63 - 9 = 54
Bài 8: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở, GV chữa chung.
Bài 9: GV nêu yêu cầu: Đố vui
HS đọc đầu bài, suy nghĩ và trả lời.
Gv chốt lời giải đúng.: 2giờ 15 phút
Bài 10: GV treo bảng phụ
HS đọc yêu cầu của bài.
HS nhẩm tính rồi điền số thích hợp vào ô trống.
1 HS lên bảng làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở.
HS trình bày bài làm của mình và nhận xét bài trên bảng.
GV chữa chung.
* Lưu ý cho HS cộng, trừ có nhớ.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 29 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 5 (tr64 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập các phép tính nhân, chia và giải toán có văn.
- Củng cố cách tính chu vi của hình tam giác, tứ giác.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 11 đến 15 sách ôn hè tr 68-69)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 11 đến bài 15 (tr 68-69)
Bài 11: HS đọc đầu bài.
Tự nhẩm tính rồi nối với kết quả đúng.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS còn lại làm bài vào vở.
- Đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng, HS chữa bài.
Bài 12: HS nêu yêu cầu.
Nêu cách tính chu vi của mỗi hình, tự tính ra nháp, rồi khoanh vào hình có chu vi bé nhất.
HS trình bày bài làm của mình. GV chốt lời giải đúng.
Bài 13: HS đọc đầu bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1HS lên bảng làm bài.
Lớp tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
GV nhận xét, cho điểm, chữa bài trên lớp.
Bài 14: HS đọc đầu bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính độ dài cạnh BC ta làm thế nào? (81 - 17 - 28)
1HS lên bảng làm bài.
Lớp tự làm bài vào vở. Sau đó chữa chung.
Bài 15: GV nêu yêu cầu: Đố vui
HS đọc nội dung bài.
Suy nghĩ tìm ra lời giải đố, ai phát biểu nhanh và đúng được khen ngợi.
(ngày 8 tháng 3 là thứ 5)
3. Dặn dò HS
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 5 (tr64 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Củng cố và rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia cho HS.
- Ôn về giải toán tìm X có 2 phép tính.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 16 đến 20 sách ôn hè tr70)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 16 đến bài 20 (tr 70)
Bài 16: HS nêu yêu cầu: Tìm X
- HS đọc các phép tính, GV ghi bảng.
- Hướng dẫn cả lớp làm 1 phép tính:
X x 4 = 18 + 14
X x 4 = 32
X = 32 : 4
X = 8
- 3 HS lên bảng làm 3 phép còn lại, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài, HS nêu lại cách tìm: Số hạng, tìm thừa số, tìm số bị trừ, tìm số bị chia.
Bài 17: HS nêu yêu cầu: Tính
- GV ghi bảng 4 phép tính.
- Cả lớp làm bài vào vở, sau đó 4 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 18: HS nêu yêu cầu của bài.
Tự nhẩm tính rồi điền dấu phép tính vào ô trống.
HS đọc bài làm của mình, nhận xét, GV chốt ý đúng.
Bài 19: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, GV chữa bài.
* Củng cố cách tìm của một số.
Bài 20: HS đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
- HS trao đổi nhóm tìm ra 2 cách cân.
- Từng nhóm trình bày cách làm. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu
ôn bài tập 3
I. Mục tiêu.
- Tìm được những từ chỉ bộ phận, hoạt động, tính chất của cơ thể người.
- Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
Bảng phụ viết săn ô chữ như bài 2 sách ôn hè (tr 59)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
GV chốt bài: a, môi, tay, mắt, chân.
b, tay - vẫy chào, nhỏ nhắn; mắt - nhìn, tròn; chân - đi, thẳng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
-Tổ chức theo hình thức trò chơi.
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn các ô chữ.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên chơi.
- GV nêu luật chơi: 5 bạn nối tiếp nhau viết các từ tìm được trong thời gian 1phút, đội nào viết được nhiều từ đúng, đội đó thắng cuộc.
HS tham gia chơi, GV hướng dẫn và làm trọng tài,
- GV nhận xét tổng kết kết quả của từng đội, biểu dương, khen ngợi.
+ Lời giải: bò biển, cá chim, cua bể, ngư dân, cá kiếm, cánh cụt, bơi lội, lưới .
Từ hàng dọc: Biển khơi
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS tự điền dấu câu cho thích hợp.
GV chữa chung. GV gọi vài HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu đúng.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tập làm văn
ôn bài tập 4
I. Mục tiêu.
- ÔN văn miêu tả và kể chuyện: Biết dựa vào tranh để kể và viết lại một câu chuyện hoàn chỉnh.
- Viết hoàn chỉnh đoạn văn tả mùa hè.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè.(tr 62)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài vào vở. Cho vài HS đọc bài làm của mình
GV chốt lời giải đúng: tiếng kêu ra rả, chú ve sầu, chùm hoa phượng rực đỏ, mưa rào hối hả, vàng ươm, nặng trĩu, vụ bội thu, là múa đáng yêu nhất.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài yêu cầu gì? Quan sát tranh, kể lại câu chuyện.
GV gợi ý hướng dẫn, thêm
HS kể theo nhóm.
Đại diện nhóm lên kể trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS viết lại câu chuyện vừa kể vào vở ôn hè.
- Gọi vài HS đọc lại bài viết của mình, lớp nhận xét.
- GV thu chấm khoảng 7 - 10 bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 30 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Luyện viết
Viết Bài: Bạn
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng chính tả bài Bạn (sách ôn hè tr59)
- Yêu cầu viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và trình bày sạch đẹp.
- Làm bài tập số 5 sách ôn hè (tr63): Luyện viết các chữ M, N, U, Ư, Y, V, X
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Mỗi bộ phận trên cơ thể người có những đặc điểm gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
(Chữ cái đầu dòng)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con..
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài
* GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS luyện viết
Bài tập 5: HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn viết chữ hoa: M, N, U, Ư, Y, V, X
HS nhận xét độ cao mỗi con chữ, chiều ngang mỗi con chữ.
GV viết mẫu, HS viết ra bảng con.
HS viết vào vở. GV đi kèm cặp thêm HS
GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập làm văn
Tả ngắn về cây cối
I. Mục tiêu
-HS biết viết một đoạn văn ngắn tả về cây cối.
- Rèn kĩ năng viết chữ và trình bày bài văn cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
*Bài 1: Tả về 1 loài cây mà em biết.
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
- HS đọc đế bài, xá định đề bài.
Gợi ý:
a. Cây đó là cây gì?
b. Cây được trồng ở đâu?
c. Hình dáng cây có gì đặc biệt? (Về rễ, thân, lá, hoa, quả)
d. Cây đó có ích lợi gì?
- Nối tiếp nhau nêu miệng dựa vào gợi ý.
- GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS.
* Bài 2: (Viết)
Dựa vào bài miệng vừa làm hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu nói về cây cối.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Trình bày bài làm của mình.
Bài mẫu:
Trước cửa lớp em có một cây phượng. Thân cây rất lớn hai tay em ôm mới xuể. Cứ đến hè hoa phượng nở từng chùm đỏ thắm trên cây. Bông hoa đỏ rực điểm vài cánh pha màu trắng, nhị hoa màu đỏ, đầu nhị mang một túi phấn vàng. Tán lá phượng xoè rộng như một cái ô lớn che nắng cho chúng em. Dù trưa hè chói chang đến đâu cũng không giọt nắng nào lọt qua được tán lá dày đặc của nó. Cây phượng tràn đầy tiếng ve ca hát và đỏ rực màu hoa thắm.
Hết mùa hoa phượng cũng là lúc chấm dứt những ngày hè tưng bừng rộn rã, phượng lại đứng im lìm như đang chờ đợi mùa hè sau.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Ôn cách tính chu vi hình tam giác và hình tứ giác
I. Mục tiêu
- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
- Luyện kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.
Bài 1: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, GV chữa bài.
a) Chu vi hình tứ giác là:
3 + 4 + 5 + 6 = 18(dm)
Đáp số: 18dm
b) Chu vi hình tứ giác là:
10 + 20 + 10 + 20 = 60(cm)
Đáp số: 60cm.
Bài 2: HS đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS trao đổi nhóm tìm ra cách giải.
- Từng nhóm trình bày cách làm. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Khi chữa bài, có thể gợi ý để HS chuyển được từ:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
thành: 3 x 3 = 9 (cm)
Bài 3: HS đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS tự làm bài, sau đó chữa chung, chẳng hạn:
a, Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 4 + 5 = 11(cm)
Đáp số: 11 cm.
b, Chu vi hình tứ giác DEGH là:
4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm)
Đáp số: 18cm.
Bài 4: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, thi đua: giải bằng 2 cách.
a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
Đáp số: 12cm.
HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm).
b) Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
Đáp số: 12 cm.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
- Rèn kĩ năng làm tính và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1HS lên bảng tóm tắt.
Muốn biết cả hai bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
Ta thực phép cộng: 48 + 37
HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán cho biết Bình cân nặng 32kg. An nhẹ hơn Bình 6kg.
Bài toán hỏi gì?
Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg?
32kg
6kg
?kg
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
Tóm tắt:
Bình:
An:
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Bạn An cân nặng là:
32 - 6 = 26 (kg)
Đáp số: 26kg
Bài 3: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
24bông
16bông
?bông
Tóm tắt:
Lan:
Liên:
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Liên hái được số hoa là:
24 + 16 = 40 (bông)
Đáp số: 40 bông hoa
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 31 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập về giải toán (tiếp)
I. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố về giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Cứ 4 cái bánh nướng đóng trong một hộp bánh. Hỏi cần có bao nhiêu cái bánh nướng để đóng được 8 hộp bánh như thế?
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải.
Cả lớp làm bài vào VBT. Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
Bài 2: HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? ( Can bé đựng 14 lít dầu, can to đựng nhiều hơn 8 lít)
- Bài toán hỏi gì? (Hỏi can to đựng bao nhiêu lít?)
- HS lên bảng tóm tắt bài toán.
1 HS lên bảng giải.
Cả lớp làm vào VBT.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán.
92kg
16kg
?kg
Tóm tắt:
Lợn to:
Lợn bé:
- 1 HS lên bảng giải.
Cả lớp làm bài vào VBT. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Con lợn bé cân nặng là
92 - 16 = 76 (kg)
Đáp số: 76kg
GV củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Luyện kĩ năng tính cộng và trừ các số có 2; 3 chữ số trong phạm vi 1000.
- Luyện kĩ năng tính nhẩm và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính :
- HS nêu yêu cầu :
+
- GV viết các phép tính lên bảng phụ:
35 48 57 58
28 15 26 7
-
-
-
-
75 81 52 80
9 34 16 15
HS lần lượt lên bảng làm từng phép tính. Cả lớp làm vào vở.
GV nhận xét và chữa bài.
- Củng cố cách cộng, trừ có nhớ các số có 2 chữ số.
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu : Tính nhẩm
700 + 300 = 800 + 200 =
1000 - 700 = 1000 - 800 =
2HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào bảng con - Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách nhẩm từng cặp phép tính cộng trừ các số tròn trăm: Lấy tổng trừ đi số hạng thứ nhất được số hạng thứ 2.
Bài 4: Đặt tính rồi tính :
HS đọc và nêu yêu cầu.
351 + 216 427 + 142
876 - 231 505 - 304
HS làm bài vào vở - Từng HS lên bảng làm - Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách đặt tính và tính đối với phép cộng, phép trừ không nhớ các số có ba chữ số.
Bài 5: HS đọc đề toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
HS lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số học sinh trường Tiểu học Hữu Nghị có là :
865 - 32 = 833 (học sinh)
Đáp số : 833 học sinh.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thiện các bài tập.
Tiết 3: Chính tả
Những quả đào
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách viết một bài văn xuôi.
- HS điền đúng BT chính tả.
- Rèn chữ viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc lại.
+ Xuân ăn đào như thế nào?
+ Việt ăn đào như thế nào?
+ Ông khen Việt thế nào?
+ Trong bài ta phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
- HS viết bảng con những tiếng khó.
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài1: GV treo bảng phụ.
- HS nêu yêu cầu : Điền vào chỗ trống x hoặc s:
- HS suy nghĩ, làm vào vở; GV nhận xét và chữa bài.
a ôi an ẻ a út ôi ục
Phù a đi a xót ..a đồng âu
Bài2: HS đọc và nêu yêu cầu.
Điền vào chỗ trống r, d , gi:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
ừa u tôiấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe ừa eo trước ó
Tôi hỏi nội tôi ừa có tự bao ờ?
HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét và chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen HS viết đúng, sạch, đẹp.
Yêu cầu HS viết chưa đạt về viết lại
Tiết 4: Tập làm văn
Kể lại việc làm tốt
I. Mục tiêu
HS viết được một đoạn văn khoảng 4-5 câu kể lại kể lại một việc làm tốt của em hoặc của bạn.
- Biết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV chép đề bài lên bảng: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu kể lại một việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
- Gọi 1- 2 HS đọc lại.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc.
- GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn.
Vài HS kể mẫu trước lớp . GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Em đã làm được những việc tốt nào? (vệ sinh lớp học; giúp đỡ cụ già qua đường; nhặt được của rơi trả người đánh mất, ...)
+ Em nhớ nhất là việc nào?
+ Việc đó em đã làm như thế nào?
+ Cảm nghĩ của em khi làm được việc tốt?
GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu.
HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tốt và thu vở về nhà chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 1 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: Toán
ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về giải toán có lời văn liên quan đến nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Tính. HS đọc và nêu yêu cầu.
+
+
+
+
225 362 502 261
634 425 256 27
-
-
-
-
682 987 599 425
351 255 148 203
- GV gọi lần lượt HS lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
- GV củng cố: Cộng, trừ theo thứ tự từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính
986 - 264 831 - 120
b, 245 + 312 665 + 214
2 HS lên bảng làm phần a - 2 HS lên bảng làm phần b.
Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách đặt tính và tính của cộng, trừ.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống :
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS nêu yêu cầu.
Số bị trừ
257
869
867
486
Số trừ
136
136
659
264
Hiệu
121
206
Cột 1 yêu cầu tìm gì ? (Tìm hiệu)
Cột 2 yêu cầu tìm gì ? (Tìm số bị trừ)
Cột 4 yêu cầu tìm gì ? (Tìm số trừ)
Vận dụng cách tìm hiệu, tìm số bị trừ, số trừ, HS lần lượt lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
GV nhận xét và chữa bài.
GV củng cố : Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ, số trừ.
Bài 4: HS đọc đề toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
HS lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số kg con sư tử nặng là :
210 + 18 = 228 (kg)
Đáp số: 228 kg.
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Tiết2: Toán
Ôn phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 (tiếp)
I. Mục tiêu
Củng cố cách đặt tính rồi cộng, trừ các số có 3 chữ số trong phạm vi 1000 theo cột dọc.
Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
625
43
-
503
354
-
637
162
+
235
451
+
Bài 1: Tính.
HS đọc và nêu yêu cầu.
GV ghi các phép tính lên bảng - GV gọi lần lượt HS lên bảng làm.
Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố lại cách tính : Cộng từ phải sang trái.
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
Bài có mấy yêu cầu?
832 + 152 257 + 321
641 - 307 936 - 423
HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
HS đổi chéo vở kiểm tra.
GV củng cố cách đặt tính và tính đối với phép cộng, trừ các số có ba chữ số.
Bài 3: HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp tóm tắt vào vở.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Số lít nước mắm can to đựng là :
10 + 5 = 15 (l)
Đáp số : 15 l nước mắm.
GV củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 4: Tính chu vi hình tam giác ABC. - HS nêu yêu cầu.
HS nêu độ dài của từng cạnh: AB = 300 cm; AC = 200 cm; BC = 400 cm.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 3: Luyện từ và câu
ôn tập Từ trái nghĩa - từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục tiêu
Củng cố hiểu biết về từ trái nghĩa.
Biết tìm một số từ chỉ nghề nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ + phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: Gv treo bảng phụ.
Dựa vào nội dung bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm những từ trái nghĩa điền vào chỗ trống.
HS đọc và nêu yêu cầu.
HS làm bài vào phiếu học tập; 2 HS làm giấy khổ to dán lên bảng.
HS đọc kết quả.
Nhận xét và bổ sung.
GV chốt lại các từ ngữ đúng :
+ Những con bê đực Những con bê cái
Như những bé trai Như những bé gái
Nghịch ngợm Rụt rè
ăn vội vàng, ngấu nghiến, ... ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.
Bài tập 2: Hãy giải thích từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
HS đọc và nêu yêu cầu.
HS làm miệng.
HS làm bài vào vở.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Trẻ con trái nghĩa với người lớn.
Cuối cùng trái nghĩa với bắt đầu, khởi đầu, đầu tiên,...
Xuất hiện trái nghĩa với biến mất, mất tăm, mất tiêu,...
Bình tĩnh trái nghĩa với cuống quýt, hốt hoảng, luống cuống,...
Bài tập 3: Chọn ý thích hợp ở cột B cho thích hợp với từ ngữ ở cột A.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 4.doc