Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 35

I. MỤC TIÊU

 - Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số.

 - Biết các tháng có 31 gnày.

 - Biết giải toán có nội dung hình học bằng 2 phép tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Sử dụng SGK + Sách bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Thứ hai ngày 20 tháng 5 năm 2013 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập Tiết 1 I. Mục tiêu - Đọc dúng, rõ ràng, mạch lạc đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 – 3 đoạn bài thơ đã học ở học kì II. - Biết viết một bản thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. II Đồ dùng dạy học: Phiếu tên từng bài tập đọc. III Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài1: Kiểm tra lấy điểm đọc: (1/4 số học sinh của cả lớp ) - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc( sau khi bốc thăm xong được về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút) - Học sinh đọc cả đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - Gv nhận xét và cho điểm. Bài 2: Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - Khi viết thông báo ta cần chú ý những điểm gì ? - GV lưu ý học sinh: - Tham khảo cách viết quảng cáo "Chương trình xiếc đặc sắc" trang 46. Viết thông báo ngắn gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn. - HS làm việc theo nhóm, theo các gợi ý sau: - Về nội dung: đủ theo mẫu trên bảng lớp - Về hình thức: cần đẹp, lạ mắt, hấp dẫn - GV gọi 1 vài nhóm lên thông báo và đọc - Tuyên dương nhóm có bài đẹp VD: Chương trình liên hoan văn nghệ Liên đội: ...... Chào mừng: ...... Các tiết mục đặc sắc: ..... Thời gian: ...... Địa điểm: ...... Lời mời: ...... - HS viết xong đọc thông báo của mình. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập Tiết 2 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Tìm được một số từ ngữ về chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu tên từng bài tập đọc. Bút dạ, giấy to, kẻ sẵn bảng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Kiểm tra lấy điểm đọc: ( 1/4 số học sinh của cả lớp ): Thực hiện như tiết 1. 3. Ôn tập từ ngữ về Bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật. - Gọi HS đọc yêu cầu - Học sinh đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c. Cả lớp theo dõi trong SGK - Học sinh trao đổi theo nhóm bàn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV chốt lời giải đúng: - Tìm từ với bảo vệ Tể quốc - Tìm từ với Sáng tạo - Tìm từ với Nghệ thuật 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Toán ôn tập về giải toán (tiếp) I. Mục tiêu - Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết tính giá trị của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải - 2 HS lên bảng làm, sau đó chữa: Độ dài đoạn dây thứ nhất là: 9135 : 7 = 1305 (cm) Độ dài đoạn dây thứ hai là: 9135- 1305 = 7830 (cm) Đáp số: 1305cm; 7830cm Bài 2: : HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải: Tóm tắt: 5 xe: 15700 kg 2 xe: ... kg? - 2 HS lên bảng làm, sau đó chữa: Giải Mỗi xe trở được số muối là: 15700 : 5 = 3140 (kg) 2 xe trở được số muối là: 3140 x 2 = 6280 (kg) Đáp số: 6280 kg Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài, phân tích, tóm tắt và giải sau đó chữa. Tóm tắt: 42 cốc: 7 hộp 4572 cốc: ... hộp? Giải 1 hộp đựng được số cốc là: 42 : 7 = 6 (cốc) Số hộp để đựng 4572 cái cốc là: 4572 : 6 = 762 (hộp) Đáp số: 762 hộp - Củng cố bài toán giải bằng 2 phép tính có kiên quan rút về đơn vị. + B1: Tìm số cốc trong một hộp. + B2: Tìm số hộp đựng cốc. Bài 4: HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu gì ? (Điền đúng hay sai.) - HS tự làm tồi chữa bài. - GV chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 22 tháng 5 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức. - Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). II. Đồ dùng dạy học Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu gì ? - HS đặt tính rồi tính. - GV chữa chung: Lưu ý: Phép cộng, trừ khi đặt tính các hàng phải thẳng cột nhau. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu gì ? - Cho HS xem đồng hồ, sau đó yêu cầu HS nêu giờ. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở, học sinh lên bảng chữa bài. -HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. a, (9 + 6) x 4 = 15 x 4 9 +6 x 4 = 9 + 24 = 60 = 33 b) 28 + 21 : 7 = 28 + 3 (28 + 21) : 7 = 49 : 7 = 31 = 7 Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc bài, tóm tắt và giải Tóm tắt: 5 đôi dép: 92500 đồng 3 đôi dép: ... đồng? Bài giải Số tiền phải trả mỗi đôi dép là: 92 000 : 5 = 18 500 (đồng) Số tiền phải trả 3 đôi dép là: 18 500 x 3 = 55 500 (đồng) Đáp số: 55 500 đồng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết2: Tiếng Việt Ôn tập tiết 3 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng.(tốc độ viết khoảng 70 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài, biết trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu tên từng bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung a. Kiểm tra lấy điểm đọc ( 1/4 số hgọc sinh của cả lớp) , tiến hành như tiết 1. b. Nghe viết bài: Nghệ nhân Bát Tràng * Tìm hiểu nội dung - GV đọc bài 1 lần. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra? * Hướng dẫn cách trình bày - Bài viết theo thể thơ nào? - Cách trình bày thể thơ này như thế nào? - Những chữ nào phải viết hoa? * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả. - HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai. * HS viết bài - HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát. - GV đọc cho học sinh viết bài. - GV đọc cho HS soát lỗi. * Chấm, chữa bài GV chấm, chữa một số bài. Sau đó nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết3: Tiếng Việt ôn tập tiết 4 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hoá, các cách nhân hoá. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. B. Bài mới 1. GV giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra lấy điểm đọc - GV kiểm tra một số HS 1/3 số còn lại của lớp - Cách tiến hành như tiết 1 3. Ôn luyện về phép nhân hoá. - Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài - GV lưu ý học sinh: + Sử dụng biện pháp nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như con người. - HS trao đổi cặp: tìm sự vật nhân hoá trong bài thơ. - HS nối tiếp nhau trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Thứ năm ngày 23 tháng 5 năm 2013 Tiết1: Tiếng Việt Ôn tập Tiết 5 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe-kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng. II. Đồ dùng dạy học Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra lấy điểm đọc - GV kiểm tra một số HS 1/3 số còn lại của lớp - Cách tiến hành như tiết 1 3. Hướng dẫn học sinh nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng . - GV kể chuyện 2 lần. + Chú lính được cấp ngựa để làm gì? (...đi làm một công việc khẩn cấp) + Chú đã sử dụng ngựa như thế nào? (... dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo) + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? (... chú cho rằng 6 cẳng chạy nhanh hơn 4 cẳng) - GV kể chuyện lần 3. - HS tập kể trong nhóm. - HS kể trước lớp. - GV nhân xét cho điểm. + Truyện này buồn cười ở điểm nào? (... chú lính ngốc cứ tưởng nhiều chân sẽ chạy nhanh hơn) 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Tiết2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số. - Biết các tháng có 31 gnày. - Biết giải toán có nội dung hình học bằng 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: : HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền sau của một số đã cho. - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. a. Số liền sau của 92 458 là 92 459 - Số liền sau của 69 509 là 69 510 b. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 69 134; 69 314; 78 507; 83 507 Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự đặt tính và tính. - GV chữa chung. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. Tháng có 31 ngày trong 1 năm là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. X x 2 = 9328 ; X : 2 = 436 X = 9328 : 2 X = 436 x 2 X = 4664 X = 872 - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng - Nêu lại cách tìm thành phần chưa biết. Bài 5: HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tóm tắt và giải. - Củng cố bài toán tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. Bài giải Diện tích của một hình vuông là: 9 x 9 = 81 (cm2). Diện tích hình chử nhật là: 81 + 81 = 162 (cm2) Đáp số: 162 cm2 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết3: Tiếng Việt ôn tập tiết 6 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao mai. II. Đồ dùng dạy học Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra lấy điểm đọc - 1/3 số học sinh - thực hiện như những tiết trước. - Gọi HS lên bốc thăm, đọc theo yêu cầu. - Trả lời câu hỏi nội dung. - GV nhận xét cho điểm. 3. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc bài thơ 1 lần, 2 HS đọc lại. Giải thích: Sao Mai tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là Sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối thì có tên là Sao Hôm. + Ngôi Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? * Hướng dẫn trình bày: + Bài thơ có mấy khổ thơ? Ta trình bày như thế nào cho đẹp? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? * Hướng dẫn HS viết từ khó: - HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai. * HS viết bài: - GV đọc cho học sinh viết bài - GV đọc cho HS soát lỗi. * Chấm bài GV chấm, chữa một số bài. Sau đó nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau . Tiết 4: Thể dục (GV chuyên dạy) Thứ sáu ngày 24 tháng 5 năm 2013 Tiết1: Toán Kiểm tra I. Mục tiêu * Tập trung vào việc đánh giá: - Tìm số liền sau của một số có 4 hoặc 5 chữ số. - Thực các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đã học. - So sánh các số có 4 hoặc 5 chữ số. - Xem đồng hồ, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. - Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. - Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học Chuẩn bị sẵn đề kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh thực hành A- Phần kiểm tra trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái đặt tưrớc đáp án đúng. Câu 1: Số “sáu nghìn không trăm bốn mươi”. Viết là: 6004 B . 6400 C. 6040 D. 0640 Câu 2: Số 7005 đọc là : Bẩy linh lăm B. Bẩy nghìn linh lăm C. Bẩy nghìn không trăm linh lăm D. Bẩy không không lăm Câu 3: Số bé nhất có bốn chữ số là: A. 1023 B. 1011 C . 1111 D. 1000 Câu 4: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5003g = .......... là A. 50kg 30g B. 50kg 3g C . 5kg 30g D. 5kg 3g Câu 5: Điền dấu thích hợp > ; < ; = vào chỗ chấm: a) 999 m ..1 km b) 5m .450 cm Câu 6 : Tìm x , biết: X x 3 = 2475 A. X = 825 B. X = 8115 C. X = 855 D. X= 835 Câu 7: Số liền sau của số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là: A. 1000 B. 1023 C. 1024 D. 1032 Câu 8: Hiền mua 5 quyển vở hết tất cả 7500 đồng. Tính giá tiền của mỗi quyển vở. A. 15 đồng B. 150 đồng C. 1500 đồng D. 7500 đồng B . Phần kiểm tra tự luận: Câu 1: Đặt tính rồi tính. a. 64742 + 17388 b. 1596 X 7 c. 19924 - 7898 d. 85350 : 5 Câu 2: Tính giá trị biểu thức: a). 1269 x 9 : 3 b, 9036 - 4235 x 4 Câu 3: Tìm X a) 7 x X = 3514 b) X : 4 = 2416 Câu 4 : Đoàn xe ô tô chở thóc, 3 xe đi đầu mỗi xe chở 1530 kg thóc, 2 xe đi sau mỗi xe chở 1425 kg thóc. Hỏi cả 5 xe chở được bao nhiêu kg thóc ? Câu 5: Một vườn trường hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, nếu bớt chiều dài đi 15m thì vườn trường trở thành hình vuông. Tính chu vi vườn trường đó. Tiết2: Tiếng Việt ôn tập tiết 7 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung; Bầu trời và mặt đất. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà của học sinh. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. b. Kiểm tra học thuộc lòng(1/3 số HS - thực hiện như những tiết trước). - Gọi HS lên bốc thăm, đọc theo yêu cầu. - Trả lời câu hỏi nội dung. - GV nhận xét cho điểm. c. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV gọi HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết3: Tiếng việt ôn tập tiết 8 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Kiểm tra trình độ đọc hiểu, luyện từ và câu của HS. - HS làm bài ở vở bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà của học sinh. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. b. Kiểm tra HS làm bài tập luyện từ và câu ở tiết 8 trang 86 Sách bài tập TV. - GV nhắc HS đọc thầm bài "Cây gạo" ở SGK. - Làm bài trang 87. Câu 1: Mục đích chính của bài trên là tả sự vật nào? A Tả cây gạo B Tả chim. C Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? A Vào mùa hoa B Vào mùa xuân. C Vào 2 mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A 1 hình ảnh: ................................................................................................................................ B 2 hình ảnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................. C 3 hình ảnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4: ý b đúng Câu 5: ý a đúng 3. Thu bài chấm điểm Biểu điểm: Mỗi câu HS khoanh đúng cho 2 điểm. 4. Nhận xét, dặn dò HS Chuẩn bị tiết 9 ôn tập làm văn. Tiết4: Tự nhiên & Xã hội ôn tập học kì II: tự nhiên I. Mục tiêu - Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên: + Kể tên một số cây, con vật ở địa phương. + Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị... + Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa,... II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận các câu hỏi sau: Chúng ta đang sống ở miền núi, đồng bằng hay cao nguyên? Vùng đó có những cảnh thiên nhiên nào? - HS trao đổi nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện của từng nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp, bạn khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận chung. Hoạt động 2: Vẽ tranh - Quan sát hình trong SGK trang 132: Các bạn đang làm gì? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh về cảnh thiên nhiên sưu tầm được. - Cả nhóm thực hành vẽ và tô màu cảnh thiên nhiên ở quê hương mình. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận . Hoạt động 3: Trò chơi HS thi kể tên các cây có một trong các đặc điểm sau: thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ,... - GV nhận xét cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - GV cùng học sinh củng cố lại nội dung bài học BGH ký duyệt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 35.doc