Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 15 - Chủ đề nhánh: Một số loại quả

I. YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên một số loại quả.

- Biết một số công dụng của một số loại quả.

- Biết cách xe dán một số loại quả

2. Kỹ năng:

-Trẻ biết xé các nét cong tròn, dài để tạo thành hình quả, biết cách dán quả cho bức tranh đẹp.

- Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu.

- Phát triển khả năng thẩm mĩ cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh, ảnh một số loại quả.

- Silde tranh các loại quả : quả nho, đu đủ, quả chuối, quả cam, quả táo

- Tranh mẩu xé dán quả táo, quả chuối, quả cam.

- Giấy A4, bút sáp màu.

- Giá treo tranh, kẹp treo tranh.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 11847 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 15 - Chủ đề nhánh: Một số loại quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cửa hàng của bé Góc xây dựng: Xây vườn nhà bé Góc nghệ thuật: Ai khéo tay Góc học tập: Bé thông minh Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 ->17h30 - Ôn kỹ năng: Đập và bắt bóng tại chỗ. - LQ: : “ Bé tìm hiểu một số loại quả” - Rèn nề nếp đội hình đội ngũ cho trẻ. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “ Bé tìm hiểu một số loại quả” - LQ: “ Quả nào to? (nhận biết độ lớn của 3 đối tượng).” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “ Quả nào to? (nhận biết độ lớn của 3 đối tượng).” - LQ: Bài đồng dao “Vè trái cây” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn : Bài đồng dao “Vè trái cây” - LQ: bài hát “ Quả ” - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm nhưng không kéo dài. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn vận động của bài hát “ Quả ” - Nhận xét cuối tuần. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ NHÁNH: MOÄT SOÁ LOAÏI QUAÛ 1Tuần ( Thời gian từ 12/12-16/12/2016) I. YÊU CẦU: - Trẻ biết cùng nhau thảo luận để bầu ra nhóm trưởng, biết phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm chơi. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của vai chơi, biết liên kết các góc chơi. - Trẻ nhập vai, biết thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi. - Qua buổi chơi giáo dục trẻ có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ. 1. Góc đóng vai: Cửa hàng của bé a. Quầy rau - quả - sạch - Trẻ biết tên gọi rau,củ,quả - Người bán hàng: Vui vẻ, biết chào mời khách, hướng dẫn khách, biết cảm ơn khi khách mua hàng xong. - Người mua hàng: Biết lựa chọn món hàng mình cần, biết thanh toán tiền với người bán hàng. b. Quầy giải khát: - Nhân viên phục vụ biết mời chào khách hàng và hỏi khách hàng uống nước gì? -Khách biết chọn nước uống và trả tiền 2. Góc xây dựng : Xây vườn nhà bé: - Trẻ biết cùng nhau làm việc để hoàn thành công trình. - Biết phân công nhiệm vụ cho từng  chú công nhân, biết bố trí các khu vực trong công trình hợp lí, khoa học: Có khu trồng cây ăn quả,khu trồng rau,khu muôi cá.... 3. Góc nghệ thuật: Ai khéo tay *Họa sĩ nhí: - Trẻ biết tô màu tranh cát - Trẻ biết chọn cát phù hơp để tô các loại quả *Làm quả bằng nguyên vật liệu mở - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau :xốp,bitis,vải làm hoa,..để tạo thành quả * Nặn quả: - Trẻ dùng đất nặn dể tạo thành các loại quả 4. Góc nghệ học tập: Bé thông minh a. Làm bảng tên cho các loại quả: - Trẻ biết tìm chữ cái còn thiếu gắn vào để tạo thành từ có nghĩa b. Hoa nào quả đó: - Trẻ biết chọn hoa và quả gắn tương ứng - Trẻ biết chơi đúng luật c.Trò chơi đônimô: 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Cháu làm quen thực hành chăm sóc cây, biết dùng nước tưới cây... - Cháu được trải nghiệm thực tế. II. CHUẨN BI: 1. Góc đóng vai: Cửa hàng của bé a. Cửa hàng rau - quả - sạch - Các loại rau củ quả - Cân,điện thoại,máy tính,bàn ghế.. - Bọc ni lông b. Quầy giải khát: - Nước chanh,nước cam... - Nước đóng chai:trà xanh,nước cam - Khay,ly,ống hút - Tủ đông lạnh 2. Góc xây dựng : Xây khu vườn nhà bé - Gạch : Lớn, nhỏ. - Nhà, hàng rào, cỏ,hoa,cá - Cổng lớn, cổng nhỏ. - Các loại cây ăn quả,rau - củ -quả,khu trồng hoa,giàn bí,dây dưa hấu - Nón bảo hộ Góc nghệ thuật: Ai khéo tay hơn *Họa sỹ nhí: - Tranh cát,cát *Làm hoa bằng nguyên vật liệu mở: - Võ chai,xốp,vải làm hoa.... *Nặn các loại quả: - Đất nặn,khăn lau tay 4. Góc nghệ học tập:Bé thông minh a.Hoa nào quả đó: - Các loại hoa:hoa mận,hoa táo,hoa lựu... - Các loại quả:Qủa táo,mận,lựu,dưa hấu... b. Làm bảng tên: - Chữ cái rời c.Trò chơi đôninô: - Bộ trò chơi đônino 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây. - Một số dụng cụ làm vườn như bình tưới, kéo ...... III HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và các bạn cùng hát bài : “Quả” - Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì? - Theo các bạn hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi ở những góc nào? - Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ: 1. Thỏa thuận trước khi chơi * Góc đóng vai: Cửa hàng của bé . - Góc phân vai các bạn dự định chơi trò chơi gì? - Trong cửa hàng cần có những ai? - Người bán hàng và nhân viên phục vụ làm làm những công việc gì? - Để cửa hàng có nhiều khách mọi người phải làm việc như thế nào? *. Góc xây dựng : Xây vườn nhà bé - Góc xây dựng sẽ chơi gì? - Trong công trình đó bạn sẽ xây gì? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? 3. Góc nghệ thuật:Ai khéo tay - Góc nghệ thuật hôm nay chúng ta chơi trò chơi gì? - Con sẽ chơi như thế nào ? 4. Góc nghệ học tập: Bé thông minh - Góc học tập con dự định chơi trò gì? Mời tất cả các bạn về nhóm thỏa thuận và thể hiện các vai chơi nhé! 2. Quá trình chơi - Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi. - Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ, - Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ. Ví dụ: *Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”. - Khi trẻ nói chuyện trong góc: Àh công trình của các anh làm xong chưa. Hình như tôi nghe ngày mai chủ công trình này sẽ giao công trình cho chủ. Vậy các anh hãy nhanh tay giúp chủ công trình làm để hoàn thành đúng tiến độ nhé! - Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhé. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé - Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại nhé * Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy quầy của chị rất sạch sẽ, các loại quả rất tươi ngon , tôi rất thích đến quầy hàng của chị ăn. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé” - Quầy hàng chị bán gì vậy. Tôi thấy chị vui vẽ rồi và cửa hàng chị có nhiều mặt hàng quá nhưng do chi sắp xếp chưa đẹp nên tôi không biết mua gì hết. Nếu ngày mai quầy hàng chị gọn hơn tôi sẽ ghé mua nhé * Góc học tập: Trẻ lúng túng khi chơi. Cô có thể đến vừa chơi với trẻ vừa trò chuyện về cách chơi. Ví dụ: Chị đang chơi trò chơi gì vậy?trò chơi này chúng ta phải chơi như thế nào?Hoa này là hoa gì? * Góc nghệ thuật: Ví dụ: Chi ơi quả này quả gì mà trong thật xinh xắn và dễ thương,cửa hàng đang cần những cây kiếng như thế này để trưng bày,chị có thể mang sang đó để bán. - Cô tạo tình huống kích thích trẻ nhập vai, biết cùng nhau phối hợp nhiệm vụ trong nhóm, liên kết với các góc chơi khác. Ví dụ: * Góc xây dựng: Cô đến nói với chủ công trình “Chào anh! Hôm nay các anh xây gì? Đến giờ nghĩ trưa rồi, các anh định ăn trưa ở đâu? Bên kia đường tôi thấy bán hàng có bán nước uống , các anh thử đến đó xem” - Rau,củ ,quả các anh thu hoạch được chưa? Tôi thấy cửa hàng bên kia đang thiếu,rau,củ,quả.Nếu được các anh mang sang cửa hàng bán nhé. 3/ Nhận xét: a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi: - Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi. b) Nhận xét buổi chơi: - Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi. - Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau. Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện chơi Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : Đập và bắt bóng tại chỗ. TCVĐ: Nhảy lò cò I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ thực hiện vận động đập và bắt bóng tại chỗ chính xác. - Tham gia trò chơi hào hứng. 2. Kĩ năng - Luyện kỹ năng đập bóng và bắt bóng phát triển sự mềm dẻo khéo léo khi phối hợp giữa tay và mắt khi đập bóng -Trẻ thực hiện đều và chính xác bài tập phát triển chung. - Có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập. - Cơ tay.Khả năng chú ý khi thực hiện. - Khả năng định hướng khi vận động. - Phát triển các tố chất về thể lực: Khỏe, nhanh, bền, khéo. 3. Thái độ - Mạnh dạn, tự tin, ý thức học tập. - Tham gia chơi trò chơi hứng thú. II. CHUẨN BỊ - Bóng, vạch chuẩn.Sân tập bằng phẳng, rộng, thoáng. - Nhạc theo chủ điểm - Trẻ: đồng phục, đầu tóc gọn gàng III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú Hôm nay, nhà văn hóa thiếu nhi có tổ chức cuộc thi “ Bé khỏe - bé ngoan”. Các bạn hãy cùng cô đến tham dự nhé! * Hoạt động 1 : Nào chúng ta cùng khởi động Khởi động: - Mở nhạc bài : « Bé chú tết » cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu: đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đổi chiều, chạy chậm, đi thường, đổi chiều, chạy nhanh * Hoạt động 2: Bé Khỏe a) Trọng động * Động tác tay 4: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao (4l x 8n) (ĐTNM ) * Động tác chân 1 : ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục. (2l x 8n) * Động tác bụng 3: đứng cúi người về phía trước. (2l x 8n) * Động tác bật 1: Bật tách khép chân ( Tập 4lần x 4 nhịp) b)Vận động cơ bản : Đập bóng và bắt bóng tại chổ - Chào mừng các bé đến tham phần thi thứ nhất. Hôm nay đến với nhà văn hóa thiếu nhi có một phần thi kiểm tra về sức khỏe bây giờ chúng ta cùng tham gia nhé! - Mời các bạn tham gia trò chơi thứ nhất: Đập bóng và bắt bóng tại chổ - Để thực hiện được trước hết các bạn cùng quan sát làm mẫu. + Cô làm mẫu lần 1. + Cô làm mẫu lần 2:Kết hợp phân tích TTCB: Chân đứng rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng hơi đưa ra trước để ngang bụng (không đưa thẳng tay ra trước, cũng không để tay sát người). Mắt cô nhìn bóng. không bắt được bóng.. TH: Khi có hiệu lệnh cô dùng 2 tay đập mạnh bóng xuống sàn, khi bóng nảy lên cô bắt bóng bằng hai tay (bắt bóng không ôm sát vào ngực và cũng không làm rơi bóng). Các con nhớ khi đập bóng phải đập thẳng xuống không đập sang trái hoặc phải vì như thế mình không bắt được bóng. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. c) Trò chơi: Nhảy lò cò Tiếp theo là phần thi “ Bé ngoan” - Phần thi này mời các bạn tham gia vào một trò chơi được mang tên “ Nhảy lò cò” - Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội. Thi đua nhau đi chợ mua các loại trái cây về cho nhóm của mình. Các bạn đến chợ bằng cách nhảy lò cò, sau đó chọn lấy một loại trái cây có kí hiệu của đội mình sau đó đi vòng về sau lưng bạn. + Luật chơi: Sau thời gian là 1 bài hát đội nào mang được nhiều trái cây về cho đội mình là đội chiến thắng.. Đội chiến thắng sẽ được tặng danh hiệu “ Bé ngoan”. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ thi đua - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài : XÉ, DÁN QUẢ I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên một số loại quả. - Biết một số công dụng của một số loại quả. - Biết cách xe dán một số loại quả 2. Kỹ năng: -Trẻ biết xé các nét cong tròn, dài để tạo thành hình quả, biết cách dán quả cho bức tranh đẹp. - Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu. - Phát triển khả năng thẩm mĩ cho trẻ. Thái độ - Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. II. CHUẨN BỊ : - Tranh, ảnh một số loại quả. - Silde tranh các loại quả : quả nho, đu đủ, quả chuối, quả cam, quả táo - Tranh mẩu xé dán quả táo, quả chuối, quả cam. - Giấy A4, bút sáp màu. - Giá treo tranh, kẹp treo tranh. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú: - Chào mừng các bạn đến với hội thi “ Những đôi tay vàng” để biết chủ đề hôm nay là gì mời các bạn đi tham quan hội chợ trái cây nhé! * Hoạt động 1: Sắc màu kỳ diệu a) Quan sát vật thật - Cho trẻ đi vòng quanh lớp và cho trẻ xem các loại quả - Quan sát một số loại quả. + Đây là quả gì? Quả có màu gì? + Quả cam, quả chuối, quả táo có dạng hình gì? + Hoa quả cung cấp chất gì cho cơ thể chúng ta? - Giáo dục: Ăn nhiều rau xanh và hoa quả cho cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn, đẹp da. Trước khi ăn hoa quả phải rửa tay sạch sẽ. b) Quan sát tranh mẫu - Các bạn trường mầm non Dầu Khí cũng có tổ chức một cuộc thi xé dán về các loại quả đấy! Lớp mình ai cũng học giỏi cũng ngoan nên được mời đến tham quan phòng triển lảm tranh của các bạn nhỏ đấy! Lớp mình cùng đến phòng tranh nào? * Xem tranh quả cam. + Cô có bức tranh quả gì đây? + Qủa cam có dạng hình gì? Màu gì? => Cô nhấn lại: Qủa cam được xé thành hình tròn tạo thành hình quả, 1 đường thẳng tạo thành cuốn lá, 1 nét cong tròn phía trên và 1 nét cong tròn phía dưới tạo thành lá. * Xem tranh quả chuối: + Bức tranh này vẽ gì? + Qủa chuối có màu gì vậy các con.? => Cô nhấn lại: Qủa chuối có 2 nét cong dài tạo thành hình quả chuối. Quả chuối chính có màu vàng, quả chuối chưa chín có màu xanh * Xem tranh quả ổi. - Con đây là quả gì? Có màu gì ? => Cô nhấn lại: Qủa ổi được xé bằng những nét cong tròn khép kín, 1 nét thẵng đứng tạo thành cuốn lá, 1 nét cong tròn phía trên, 1 nét cong tròn phía dưới tạo thành lá. - Khi dán các loại quả các bạn phải chú ý điều gì ? (Bôi ít hồ, lau tay sạch sau khi dán) * Hoạt động 2: Bé yêu trổ tài * Hỏi ý định của trẻ. Theo các con, các con xé những loại quả nào *Trẻ thực hiện  + Cô hướng dẫn trẻ cách xé, dán cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng). + Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác. + Củng cố cho trẻ kỹ năng xé dán cho trẻ. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện . + Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi cho trẻ. - Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh * Hoạt động 3 : Bức tranh nào đẹp. Cô cho trẻ trung bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình) - Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất? - Vì sao con lại thích bức tranh này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Khi vẽ thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài.. - Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc -Trẻ tham gia hội thi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ tham gia phòng triển lãm tranh. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý, lắng nghe - Trẻ vẽ tranh -Trẻ về bàn ngồi. - Trẻ mang tranh lên giá trưng bày. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : BÉ TÌM HIỂU 1 SỐ LOẠI QUẢ I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân biệt và phân loại được một số loại quả phổ biến theo những dấu hiệu đặc trưng (cấu tạo, hình dạng, hương vị) - Trẻ biết được lợi ích của chúng đối với đời sống con người, biết muốn có quả ăn cần phải trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây. 2.Kỹ năng: - Trẻ biết phân nhóm các loại quả. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đàm thoại: Trẻ biết nói lên những nhận xét của mình và trả lời câu hỏi đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. - Thông qua trò chơi rèn khả năng nhận biết và phán đóan. 3. Thái độ: - Trẻ thích được ăn hoa quả và biết cách ăn hoa quả cho đúng cách. - Giáo dục dinh dưỡng và có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống. II. CHUẨN BỊ: - Rổ đựng các loại quả nhựa (na, cam, chuối, xoài, nhãn, vải.) . - Tranh lô tô và hạt các loại quả (xoài, cam, táo, nhãn, na, vải, mít, mận, lê, nho) - Bảng gai có dạng hình quả táo, quả cam. - Bảng gai có kích thước để gắn kết quả. - Hoa gắn kết quả. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Gây hứng thú: - Chào mừng các đội đã đến với chương trình “Trái cây quanh em” * Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại quả. * Tìm hiểu quả Khế - Qủa Khế có màu gì? - Qủa Khế có mấy múi? Cả lớp đếm cùng cô nào? - Qủa Khế như thế nào? ( có nhiều múi, nhiều hạt) - Cả lớp đã được ăn quả Khế chưa? - Khi ăn quả Khế có vị như thế nào? ( khế có quả chua, quả ngọt) Cô cho trẻ nếm Khế! - Qủa Khế chua để làm gì? * Tìm hiểu quả cam - Vậy quả cam có màu gì? - Qủa Cam ăn vào có vị như thế nào? ( ngọt). - Các Bạn đã được ăn chưa? - Trong quả Cam như thế nào?( có nhiều múi, nhiều hạt) Cô có quả Cam đã được tỉa các bạn nhìn xem trong quả Cam như thế nào?( cho trẻ nếm) * Tìm hiểu quả Xoài - Quả Xoài này có màu gì? (màu vàng) - Ăn vào có vị gì? ( ngọt) - Còn quả Xoài này có màu gì đây? (Màu xanh) - Ăn vào có vị gì? (chua) Cô cho trẻ nếm. * Tìm hiểu quả chuối - Quả chuối như thế nào( có màu vàng, hình dài, da trơn, có cuống). - Qủa chuối khi ăn có vị gì nào? ( ngọt) cho trẻ nếm. - Khi ăn chuối ta phải làm gì?( bóc võ) - Qủa chuối có múi, có hạt không? * So sánh các loại quả: Cho trẻ so sánh quả Cam và quả Chuối: Bạn nào có nhận xét gì về quả Cam và quả Chuối? - Giống nhau ở điểm nào? ( Khi ăn bỏ võ, cung cấp vi ta min cho cơ thể) - Khác nhau ở điểm nào? Quả cam Quả chuối - Có dạng hình tròn, nhiều múi, nhiều hạt, - Có dạng hình dài, không có múi. * Mở rộng: Ngoài những loại quả hôm nay chúng mình khám phá còn có rất nhiều loại quả nữa, nhưng tất cả các loại quả này đều cung cấp cho chúng mình nhiều vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể, nên chúng mình phải thường xuyên ăn các loại quả và khi ăn nhớ rữa tay sạch sẽ, gọt bõ võ các cháu nhé! * Hoạt động 2: Trò chơi “Thi ai nhanh” - Cô giới thiệu trò chơi: Thi ai nhanh. - Cách chơi: Chơi dưới dạng tiếp sức. Khi nhạc bắt đầu bạn đầu tiên sẽ lên lấy quả chạy về đập vào tay bạn tiếp theo, bạn tiếp theo lại chạy lên lấy quả...cứ như thế đến khi bản nhạc dừng. + Đội 1 và đội 3 lấy quả có múi. + Đội 2 lấy quả không có múi. - Luật chơi: Khi nhạc dừng đội nào lấy được nhiều và đúng loại quả theo yêu cầu thì đội đó thắng. * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chọn giỏi” - Cô giới thiệu tên TC: Ai chọn giỏi - Cách chơi: Cô cho 3 đội ngồi thành 3 vòng tròn . Cho trẻ tìm và gắn và phân loại quả có vị ngọt- vị chua. - Luật chơi: Đội nào phân loại đúng thì đội đó thắng Kết thúc: Hát bài hát “Quả” - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Tư, ngày 14 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : QUẢ NÀO TO? ( Nhận biết độ lớn của 3 đối tượng ) I/ YÊU CẤU: 1.Kiến thức: - Trẻ biết so sánh to-nhỏ 3 đối tượng. Biết sắp xếp độ lớn 3 đối tượng từ nhỏ đến lớn và từ lớn đến nhỏ - trẻ biết nói thuật ngữ toán học: Lớn nhất – lớn hơn – nhỏ nhất 2.Kỹ năng - Luyện kỹ năng so sánh độ lớn 3 đối tượng - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trả lời các câu hỏi. - Chơi thành thạo một số trò chơi theo yêu cầu của cô. - Phát triển tư duy ghi nhớ có chủ định , nhận biết, đếm. 3. Thái độ - Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán. - Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe, vệ sinh khi tham gia chơi múa lân - Giáo dục trẻ ăn các laoị quả và biết rửa sạch trước khi ăn II. CHUẨN BỊ - Các loại quả ( Dưa hấu, cam, nho) - Rổ bình bình - 9 cây xanh có độ lớn tán lá khác nhau, các laoị quả có độ lớn khác nhau - Các loại quả có độ lớn khác nhau, soạt có độ lớn khác nhau - Thẻ số từ 1-10 III-TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Gây hứng thú: - Hôm nay chúng ta cùng đến thăm vườn cây của bác ba nha - Trẻ vừa đi vừa hát bài “ Vườn cây của ba” * Hoạt động 1: Ôn độ lớn 2 đối tượng. - Trên cây có rất nhiều quả. Các bạn nhìn xem 2 quả này cố độ lớn như thế nào? ( Quả cam to hơn quả nho) - Bác ba mang cho chúng ta 2 cái rổ để đựng quả. Các bạn nhìn xem 2 cái rổ này có độ lớn như thế nào với nhau ( Rổ đỏ lớn hơn rổ vàng) * Hoạt động 2 : Quả nào to - Các bạn nhìn xem bác ba vừa hái thêm 1 quả nữa các bạn. Nhìn xem 3 quả này có độ lớn như thế nào với nhau? Không bằng nhau - Vì sao các bạn biết không bằng nhau - Vì khi ta để 3 quả này vào 3 chiếc bình có độ lớn khác nhau. Bình to nhất ta đánh dấu màu đỏ, bình to hơn ta đánh dấu màu vàng, bình nhỏ nhất ta dánh dấu màu xanh. Sau đó ta cho đặt quả to dưa hấu vào miệng bình màu vàng ta thấy quả dưa hấu không vào được, sau đó tiếp tục đặt vào miệng bình màu đỏ thì vừa. Ta nói quả dưa hấu to nhất. Tiếp theo ta đặt quả cam vào bình màu vàng, quả nho vào bình màu xanh. Ta được kết quả Quả dưa nhất to nhất, quả cam to hơn, quả nho nhỏ nhất - Bác ba mang cho chúng ta 3 cái đĩa để bài các quả ra. Các bạn nhìn xem độ lớn của 3 chiếc đĩa này như thế nào với nhau?( Không bằng nhau) - Vì sao? - Vì khi ta đặt 3 chiếc đĩa này chồng lên nhau. Ta thấy chiếc chiếc đĩa màu đỏ to nhất, chiếc đãi màu vàng to hơn, và chiếc đãi màu xanh nhỏ hơn * Hoạt động 3 : Cây nào quả đó - Bác ba rất thích trưng các cây có các loại quả khác nhau trong nhà. Giờ chúng ta cúng giúp bác ba nhé! - Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội. Nhiệm vụ của các bạn hãy chọn những quả to nhất gắn lên cây có tán lá to nhất, quả to hơn gắn lên cây có tán to hơn và quả nhỏ nhất gắn lên cây có tán lá nhỏ nhất - Luật chơi: Thời gian là 1 bài hát đội nào gắn nhanh và ít loại sai nhất đội đó thắng cuộc * Hoạt động 4: Vận chuyển quả  - Các bạn hãy giúp bác ba vận chuyển quả về và phân loại độ lớn của các loại quả nhé! - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội . Nhiệm vụ của từng thành viên của 2 đội là đi qua con đường hẹp lên chọn quả và bỏ vào sọt tương ứng với độ lớn của từng soạt. Sau đó các đội tự kiểm tra kết quả và gắn chữ số tương ứng - Luật chơi: Trẻ biết phân loại độ lớn của các loại quả. Thời gian là 1 bài hát đội nào gắn nhanh và ít loại sai nhất đội đó thắng cuộc Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. - Cô và trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 15 - motsoloaiqua - CHOI - NHI.doc