I. MỤC TIÊU
- Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2).
- Làm đúng các bài tập 3 phân biệt s/x hoặc uêch/ uyu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập chính tả tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết cho học sinh nghe.
- Gọi 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Đoạn văn nói nên điều gì?
(En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.)
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con những chữ khó dễ viết sai.
Cho học sinh phát âm.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa.
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũ: Chữa bài tập toán.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập
Bài 1:Học sinh đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài và các phép tính. GV ghi bảng:
-
-
-
-
567 868 387 100
325 528 58 75
- Cho HS cả lớp làm vào bảng con.
- HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 2a: Đặt tính rồi tính
(Học sinh làm tương tự như đối với bài 1)
GV gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 3:(cột 1,2,3): GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
*Muốn tìm số bị trừ, (số trừ, hiệu ) ta làm như thế nào?
- HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 4: HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải: + Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán cho biết gì?
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở .
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 5: ( HD làm thêm cho HSG)
Cho HS đọc đề bài và phân tích bài toán.
GV hướng dẫn cách giải. HS làm vào vở, GV chữa chung:
Cho HS chữa bài vào vở.
Bài giải
Số HS khối lớp 3 là: 165 -84 = 81 (học sinh)
Đáp số: 81 học sinh
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
* GDKNS:
- KN tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
- KN làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
- KN giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu phần ghi nhớ của bài học trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sách mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp (mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi).
- GV nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các hình ở trang 9 và trả lời câu hỏi: chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số học sinh lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ phân tích một bức tranh.
- GV yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làmvà có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Kết luận:
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào, chơi đùa ở những nơi có khói bụi.
- Luôn dọn dẹp và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong lành.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ &câu
Từ ngữ về thiếu nhi. ôn tập câu ai -là gì?
I. Mục tiêu
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
- Tìm được các bộ phần trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2).
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài trong sách bài tập Tiếng Việt.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- HS chữa bài, nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và bổ sung (nếu cần)
- Học sinh chữa bài vào vở.
Chỉ trẻ em
Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em,
Chỉ tính nết của trẻ em
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà,
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
Thương yêu, yêu quý, quý mến, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng,
Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi một học sinh lên giải câu a để làm mẫu.
- Những học sinh khác làm vào giấy nháp.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm theo.
- GV nhắc học sinh: Bài tập này xác định bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” hoặc "Là gì? " bằng bộ phận in đậm trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm đó.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Chính tả ( nghe viết)
Ai có lỗi?
I. Mục tiêu
- Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2).
- Làm đúng các bài tập 3 phân biệt s/x hoặc uêch/ uyu.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập chính tả tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết cho học sinh nghe.
- Gọi 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Đoạn văn nói nên điều gì?
(En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.)
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con những chữ khó dễ viết sai.
Cho học sinh phát âm.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa.
(Những chữ đầu câu, tên riêng.)
b. GV đọc cho học sinh viết bài.
c. Chấm và chữa bài: Chấm 5-7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu.
- Chia lớp thành 5 nhóm. Học sinh chơi trò chơi thi tiếp sức tìm những từ có vần uêch/ uyu. Trong thời gian nhất định, nhóm nào tìm được nhiều từ có những vần trên là nhóm thắng cuộc.
- GV cùng cả lớp kiểm tra các từ mà các nhóm tìm được. Chốt từ tìm đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng:
Bài 3.a: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét và bổ sung (nếu cần).
- HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS: Về nhà ghi nhớ các từ có vần uêch/ uyu.
Giáo án buổi chiều:
Tiết 1: Toán
Luyện tập về phép trừ
I. Mục tiêu
- Củng cố cách trừ các số có ba chữ số (Có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm) thông qua các bài tập trong SBT.
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học
Sách bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài trong sách bài tập Toán.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập (Hướng dẫn HS làm bài tập Toán Trang 8)
Bài 1: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV viết yêu cầu lên bảng.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài và nêu rõ cách tính của mình.
Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2. Tính
HS đọc đầu bài.
- Bài toán cho biết gì? ( Đoạn dây dài: 650 cm, cắt đi 245 cm)
- Bài hỏi gì? ( Đoạn còn lại : ...? cm)
Hướng dẫn HS làm bài vào vở rồi chữa.
Bài 3.
- Gọi học sinh đọc tóm tắt.
- Hướng dẫn học sinh giải:
+ Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu? (348)
+ Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? (160)
+ Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài, học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 4 HS điền đúng, sai. Sau đó đọc bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: Đạo đức
kính yêu bác hồ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điêu Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
* Điều chỉnh: GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu một số tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. Chuẩn bị : Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu nội dung phần ghi nhớ.
GV nhân xét biểu dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
1. Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ
-Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh về các câu sau:
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy?
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao?
- Học sinh từng cặp tự liên hệ.
- GV gọi một vài học sinh lên liên hệ trước lớp.
- GV khen những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Hoạt động 2: học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
- Học sinh trình bày kết quả đã sưu tầm được.
- HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của bạn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
- Một số học sinh lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
- Các câu hỏi gợi ý:
+ Bác Hồ quê ở đâu?
+ Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu đối với Bác?
+ Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng?
+ Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác?
+ Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
- GV kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập, thống nhất Tổ quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013
Giáo án buổi chiều:
Tiết 1: Toán
ôn tập các bảng nhân
I. Mục tiêu
- HS thuộc các bảng nhân 2,3,4,5.
- Biết thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
-Vận dụng được vào tính chu vi hình tam giác, giải toán có lời văn (có một phép nhân).
* Điều chỉnh: Bài tập 4: Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời.
II Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, sách bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài trong sách bài tập Toán.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Nội dung ôn tập
Bài 1: Tính nhẩm:
a. Hướng dẫn học sinh ôn tập bảng nhân đã học.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2; 3; 4; 5.
- Yêu cầu học sinh làm phần a bài tập 1 vào vở.
- Sau đó yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
b. thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm.
- Hướng dẫn học sinh nhẩm:
200 x 3 = ?
Nhẩm: 2 trăm x 3 = 6 trăm
Vậy: 200 x 3 = 600
- HS làm phần b vào vở. 1học sinh lên bảng làm bài.
* Lưu ý: HS nhẩm trong đầu rồi ghi kết quả sau dấu bằng.
- Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- GV viết lên bảng biểu thức: 4 x 3 + 10 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này.
- Hướng dẫn mẫu: 4 x 3 + 10 = 12 + 10
= 22
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài 2a.
- GV chữa bài. HS chữa bài vào vở (nếu cần)
Bài 3: HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn học sinh giải:
+ Trong phòng có mấy cái bàn? (8 cái)
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế? (4 ghế)
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần? (8 lần)
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thế nào? (4 x 8)
- Gọi HS lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài, chữa bài trên bảng. Lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ sung (nếu cần). Chốt kết quả:
Chu vi hình tam giác là 300cm.
3. Củng cố, dặn dò
Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà.
Tiết 2: Tiếng việt (nâng cao)
ôn tập: Từ ngữ về thiếu nhi. câu ai -là gì?
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng vốn từ về trẻ em: tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết, tình cảm của trẻ em hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
- Ôn luyện về kiểu câu Ai (cái gì, con gì) - Là gì?
- Biết tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu Ai- là gì?
II. Đồ dùng dạy học
TV nâng cao; Luyện tập TV
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (luyện tập TV tr7)
Bài 1 (câu 12): Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài trong sách bài tập: Tìm từ và ghi vào nhóm thích hợp.
- Học sinh đọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2(câu 13): Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm rồi khoanh vào ý đúng.
- Đại diện đọc đáp án, GV chốt ý đúng: ý A; C; D.
Bài 3 (câu 13): Học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Bài yêu cầu gì? (Điền vào chỗ chấm từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu Ai- là gì?)
- HS suy nghĩ làm bài, sau đó nối tiếp nhau trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 4:( Câu 3 TV nâng cao tr82)
Giải nghĩa nội dung câu tục ngữ:
+ Nước mưa là cưa trời: Sức phá hoạicủa nước mưa rất là ghê gớm, làm cho đất sói mòn, các vật bằng kim loại han rỉ.
+ Gió thổi là chổi trời: Gió thổi cuốn sạch bụi bẩn trên mặt đất.
+ Người ta là hoa đất: Con người là tinh hoa của tròi đất.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 3: Toán (nâng cao)
Viết số có hai chữ số
I. Mục tiêu
- HS biết viết số có hai chữ số theo điều kiện về các chữ số của nó.
- Biết vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào làm bài.
- Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Toán bồi dưỡng HS lớp 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm các bài tập (tr12)
Bài 1: Tìm số có hai chữ số biết tổng các chữ số của nó bằng 17
- HS đọc đề bài xác định: Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn cách làm: Tìm những chữ số có tổng bằng 7.
Những chữ số có tổng bằng 7 là:
O + 7 = 7; 1 + 6 = 7; 2 + 5 = 7; 3 + 4 = 7
Vậy ta viết được các số là: 70; 25; 52; 16; 61; 34; 43.
* GV chốt cách làm:
+ B1: Tìm những chữ số có tổng bằng 7.
+ B2: Từ những chữ số vừa tìm, viết các số có hai chữ số.
* Lưu ý: Chữ số là từ 0 đến 9.
Hướng dẫn HS làm các bài còn lại tương tự, sau đó chữa chung.
Bài 2: Tìm số có hai chữ số biết hiệu các chữ số của nó bằng 3.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa chung.
Bài 3: Có bao nhiêu số có hai chữ số có tích các chữ số bằng 3.
HS tự làm rồi chữa.
Bài 4: Tìm số có hai chữ số có thương các chữ số của nó bằng 3 và chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị.
+ Bài yêu cầu làm gì? Viết số theo mấy điều kiện?
HS tự làm rồi chữa.
Bài 5: Viết các số có hai chữ số biết tổng các chữ số bằng 9 và chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà.
Bài:46,47,48,49 (tr12) - Toán bồi dưỡng.
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
Giáo án buổi sáng:
Tiết 1: Tập đọc
Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: Khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính, bắt chước,
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phaair và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, ước mơ trở thành cô giáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. KT bài cũ: Đọc bài Ai có lỗi. GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện đọc
a, GV đọc mẫu.
b, GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong bài. Theo dõi và hướng dẫn học sinh đọc đúng.
HS phát hiện từ khó và luyện đọc.
* Đọc đoạn trước lớp. GV chia đoạn (như SGV).
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài (trong SGK).
* Đọc đoạn trong nhóm.
- Các nhóm luyện đọc. Gọi ba nhóm nối tiếp nhau đọc cả bài.
c, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 của bài, trả lời câu hỏi:
+ Trong chuyện có những nhân vật nào? Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?
- Học sinh đọc thầm cả bài.
+Tìm những cử chỉ của cô giáo Bé làm em thích thú?
- Học sinh đọc đoạn còn lại.
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?
+ Từng học trò có nét gì đáng yêu?
+ Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em?
3. Luyện đọc lại
- Một học sinh khá đọc cả bài.
- GV chọn một đoạn trong bài hướng dẫn luyện đọc.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập các bảng chia
I. Mục tiêu
- Thuộc các bảng chia 2; 3; 4; 5.
- Biết cách tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2; 3; 4 (phép chia hết).
II Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, sách bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập ở sách bài tập.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV ghi từng phép tính lên bảng sau đó yêu cầu học sinh tính nhẩm và nêu kết quả. Học sinh nhận xét.
- GV: Qua phép tính, em thấy mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia như thế nào? Chẳng hạn: Từ 3 x4 = 12 có 12 : 3 = 4 và 12 : 4 = 3
Bài 2: GV giới thiệu phép tính 200 : 2 = ?
+ 200 : 2 nhẩm là'' 2 trăm chia cho 2 được 1 trăm''; hay 200 : 2 = 100.
- Tương tự: 3 trăm chia cho ba được 1 trăm, hay 300 : 3 = 100
- Các phép tính còn lại cho học sinh tự nhẩm rồi nêu kết quả.
Bài 3:
- Cho học sinh đọc và tóm tắt đề bài.
- Học sinh nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi hộp có bao nhiêu cái cốc ta phải làm tính gì và làm như thế nào?
+ Gọi học sinh lên bảng chữa bài, dưới lớp làm bài vào vở.
+ Học sinh nhận xét, bổ xung (nếu cần)
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Mĩ thuật
(GV Mĩ thuật dạy)
Tiết 4: chính tả
Nghe - viết: cô giáo tí hon
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập 2 phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu r/d/gi.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a, GV đọc 1 lần cho học sinh nghe.
- HS một em đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Đoạn văn có mấy câu? (5 câu)
+ Chữ đầu câu viết như thế nào? Chữ đầu đoạn viết như thế nào? (Lùi vào...)
- Tìm tên riêng trong đoạn văn? (Bé). Cần viết tên riêng như thế nào?
- HS tìm và trả lời.
- GV mời 2-3 em lên bảng đọc những chữ HS hay viết sai cho những em này viết. Cả lớp viết vào bảng con. GV nhận xét sửa lỗi.
b. Học sinh viết bài: GV đọc cho học sinh viết bài.
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c. Chấm và chữa bài: Chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 (chọn ý a): Đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
+ xét: xem xét, xét hỏi, nhận xét ...
+ sét: sấm sét, đất sét, lưỡi tầm sét ...
+ xào: xào rau, rau xào, xào xáo ...
+ sào: sào phơi áo, cây sào, một sào đất ...
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học . Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
Giáo án buổi sáng:
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
II Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, sách bài tập.
III. Hoạt dộng dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính.
- GV ghi từng phép tính lên bảng, gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV cùng học sinh nhận xét và chữa bài.
+ Các phép tính trên có điểm nào giống nhau?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
- GV nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 vào thương rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2: Tìm thừa số chưa biết.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng.
Bài 3: Giải toán liên quan đến phép chia.
GV hướng dẫn học sinh giải theo hai bước:
+ Tìm số gạo đã bán.
+ Tìm số gạo còn lại.
- HS tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng.
- HS nêu lại cách dặt tính và thực hiện.
Bài 4:Tính nhẩm. ( HS làm thêm)
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài.
* 6000 : 2 = ?
Nhẩm: 6 nghìn : 2 = 3 nghìn
Vậy : 6000 : 2 = 3000
3 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập viết
ôn chữ hoa ă, â
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng).
- Viết tên riêng Âu Lạc (1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng Ăn quả....mà trồng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở tập viết; mẫu chữ hoa.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chấm một số bài của tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa:
HS tìm các chữ hoa có trong bài.
GV viết mẫu và nhắc lại cách viết.
HS luyện viết trên bảng con chữ ă, â, l.
* Luyện viết từ ứng dụng:
HS đọc từ ứng dụng.
GV giải thích:Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứcho mình được thừa hưởng.
- Học sinh tập viết trên bảng con các chữ ăn khoai, ăn quả.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
GV nêu yêu cầu.
HS viết vào vở. GV bao quát chung.
4. Chấm và chữa bài
- GV chấm khoảng 5 - 6 bài sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà.
Tiết 3: Tập làm văn
Viết đơn
I. Mục tiêu.
Bước đầu viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9).
II. Chuẩn bị: Vở bài tập Tiếng Việt3.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2HS nói nhưng điều em biết về Đội.
Gọi 1HS đọc đơn xin cấp thẻ đọc sách của mình. GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
+ Đề bài yêu cầu gì? HS trả lời.
GV nhấn mạnh:Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơnđã học trong tiết tập đọc, có những nội dung đơn không cần thiết phải viết theo mẫu hoàn toàn.
+ Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải viết theo mẫu hoàn toàn? Vì sao?
HS trả lời, GV chốt lại cấu tạo của lá đơn theo mẫu:
+ Mở đầu đơn phải viết tên đội.
+ Địa điểm, ngày,tháng,năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên người hoăc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên ,ngày,tháng,năm sinh của người viết đơn.
+ Trình bày lí do viết đơn.
+ Lời hứa.
+ Chữ kí và họ tên của người viết đơn.
- Cho HS tự viết đơn vào sách bài tập TV3.
- Gọi một số HS đọc đơn. Cả lớp nhận xét.
+ Đơn viết có đúng không? Cách diễn đạt?
- GV nhận xét chung động viên HS.
3. Củng cố,dặn dò.
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tự nhiên & Xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I. Mục tiêu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh đường hô hấp.
* GDKNS:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
- KN giao tiếp: ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN2-2010.doc