I. MỤC TIÊU:
- Củng cố, bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho HS.
- HS hiểu biết thêm về họa tiết trang trí, biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- HS vẽ được họa tiết vào hình chữ nhật và vẽ màu theo ý thích.
- Giáo dục thẩm mĩ, giúp các em cảm nhận được cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Một vài bài trang trí hình vuông , hình chữ nhật.
HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV: Treo tranh yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nội dung:
+ Đâu là họa tiết chính? (Hình bông hoa to)
+ Họa tiết chính thường đặt ở đâu? (Đặt ở chính giữa hình chữ nhật.)
+ Họa tiết phụ vẽ như thế nào? (Họa tiết phụ đặt ở 4 góc và xung quanh.)
+ Họa tiết chính và phụ được sắp xếp như thế nào?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV Kết luận: Muốn vẽ được họa tiết đẹp chúng ta cần quan sát kỹ họa tiết. Các họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và tô cùng một màu.
* Hoạt động 2: Nêu lại cách vẽ:
- GV: Yêu cầu HS quan sát kỹ bài tập và dặt câu hỏi gợi ý.
+ Họa tiết chính hình gì?
+ Bông hoa có mấy cánh?
+ Cánh hoa được sắp xếp như thế nào?
+ Hình trang trí ở 4 góc có dạng hình gì?
* Hoạt động 3: Thực hành vẽ.
- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước.
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
- HS tô màu theo ý thích.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc thầm bài chính tả, viết vào vở nháp những chữ dễ mắc lỗi khi viết bài để ghi nhớ: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, .....
b) GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
c) Chấm bài, chữa bài.
GV chấm chữa bài 6 em và nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2a: GV nêu yêu cầu của bài (lựa chọn).
HS đọc đề bài.
HS làm bài cá nhân.
4 HS lên bảng làm . Từng em đọc kết quả.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
Lời giải: a) trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng.
b) trực nhật – trực ban – lực sĩ – vứt.
4. Củng cố, dặn dò
GV biểu dương những HS viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
Yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà viết lại: với mỗi chữ viết sai, viết lại cho đúng (1 dòng) để ghi nhớ.
Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2014
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
7 người thợ: 56 sản phẩm
22 người thợ: sản phẩm?
Bài giải .
Số sản phẩm 1 người làm được là:
56 : 7 = 8 (sản phẩm)
Số sản phẩm 22 người làm được là:
22 x 8 = 176 (sản phẩm)
Đáp số: 176 sản phẩm.
- GV nhận xét,Ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lô đất có số cây là:
2032 : 4 = 508 (cây)
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số quyển vở trong mỗi thùng: 2135 : 7 = 305 (quyển)
+ Tính số quyển vở trong 5 thùng: 305 x 5 = 1525 (quyển)
Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135 : 7 = 305 (quyển)
Số quyển vở trong 5 thùng là :
305 x 5 = 1525 (quyển)
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe (8520 : 4 = 2130 (viên))
+ tìm số gạch trong 3 xe (2130 x 3 = 6390 (viên)).
Bài 4: GV hướng dẫn giải bài toán theo hai bước :
+ Tính chiều rộng hình chữ nhật (25 – 8 = 17 (m))
+ Tính chu vi hình chữ nhật ((25 + 17) x 2 = 84 (m)).
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(25 + 17) x 2 = 84 (m)
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật
Thực hành vẽ trang trí
vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Củng cố, bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho HS.
- HS hiểu biết thêm về họa tiết trang trí, biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- HS vẽ được họa tiết vào hình chữ nhật và vẽ màu theo ý thích.
- Giáo dục thẩm mĩ, giúp các em cảm nhận được cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống cũng như trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một vài bài trang trí hình vuông , hình chữ nhật.
HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV: Treo tranh yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nội dung:
+ Đâu là họa tiết chính? (Hình bông hoa to)
+ Họa tiết chính thường đặt ở đâu? (Đặt ở chính giữa hình chữ nhật.)
+ Họa tiết phụ vẽ như thế nào? (Họa tiết phụ đặt ở 4 góc và xung quanh.)
+ Họa tiết chính và phụ được sắp xếp như thế nào?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV Kết luận: Muốn vẽ được họa tiết đẹp chúng ta cần quan sát kỹ họa tiết. Các họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và tô cùng một màu.
* Hoạt động 2: Nêu lại cách vẽ:
- GV: Yêu cầu HS quan sát kỹ bài tập và dặt câu hỏi gợi ý.
+ Họa tiết chính hình gì?
+ Bông hoa có mấy cánh?
+ Cánh hoa được sắp xếp như thế nào?
+ Hình trang trí ở 4 góc có dạng hình gì?
* Hoạt động 3: Thực hành vẽ.
- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước.
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
- HS tô màu theo ý thích.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
+ Cách vẽ họa tiết.
+ Cách vẽ màu.
+ Theo em bài vẽ nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
+ Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt, ....
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS tiếp nối đọc truyện "Hội vật", nêu nội dung truyện?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc bài: Giọng vui, sôi nổi. nhịp nhanh dồn dập ở đoạn 2.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu. HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV giúp HS nắm được các từ mới trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 4HS đọc tiếp nối. Cả lớp đọc ĐT cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: 1HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi? (Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.)
* Đoạn 2: 1HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Cuộc đua diễn ra như thế nào?
(Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.)
Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
(Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.)
4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2. 4 HS tiếp nối thi đọc cả bài. 2HS thi đọc cả bài. Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Về luyện đọc.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài 2. GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Thực hành
Bài 1: HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán bắt ta tìm gì?
Tóm tắt
5 quả trứng : 4500 đồng
3 quả trứng : đồng?
- Gợi ý cách giải.
Giải
Số tiền một quả trứng là :
4500 : 5 = 900 (đồng)
Số tiền mua 3 quả trứng là :
900 x 3 = 2700(đồng)
Đáp số : 2700 đồng
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS chọn phép tính giải bài toán theo hai bước:
Tính số gạch lát nền mỗi căn phòng. (2550 : 6 = 425 (viên))
Tính số gạch lát nền 7 căn phòng. (425 x 7 = 2975 (viên))
Số gạch lát nền mỗi căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên)
Số gạch lát nền 7 căn phòng là:
425 x 7 = 2975 (viên)
* Củng cố “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
Bài 3: GV cho HS thực hiện từng phép tính, sau đó chữa chung.
Bài 4: HS viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
a)32 : 8 x 3 = 4 x 3 b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5
= 12 = 450
c) 49 x 4 : 7 = 196 : 7 d) 234 : 6 : 3 = 39 : 3
= 28 = 13
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
côn trùng
I. Mục tiêu
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- HS khá, giỏi: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt , phần lớn đều có cánh.
* GDKNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III . Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh côn trùng SGK và sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Hãy chỉ ra đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của con côn trùng có trong hình Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm lên trình bày. GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
* Kết luận: Trang 116.
Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Các nhóm trưởng điều khiển cả nhóm phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người. HS viết ra giấy A4.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
GV tổ chức cho các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và cử người thuyết minh những côn trùng đó. GV nhận xét.
Lưu ý: GV giúp HS hiểu: Có loài côn trùng có hại cho sức khoẻ con người (VD: ruồi muỗi, .... ; cần luôn luôn vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Có thể dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt một số loại côn trùng như sâu đục thân, châu chấu, ...
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng quan sát và nhận xét của HS.
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Nhân hoá. ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
I. Mục tiêu.
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá (BT1).
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? trong (BT2).
- Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao? trong BT3.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS làm bài tập1b: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật.
- Lớp nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, làm bài độc lập rồi trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Tìm những sự vật và con vật. Các sự vật, con vật tả bằng những TN nào?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
GV mời 4 nhóm (5 em) lên bảng thi tiếp sức nối tiếp nhau điền câu trả lời vào bảng. HS thứ 5 đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a, Những sự vật được nhân hóa: Lúa, tre, đàn cò, mặt trời, gió.
b, Các sự vật được gọi bằng: chị, cậu, bác, cô.
c, Các sự vật được tả bằng các TN: phất phơ bím tóc, bá vai thì thầm đứng học, áo trắng khiêng nắng qua sông, đạp xe qua ngọn núi, chăn mây trên trời.
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài.
Lời giải:
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em .... vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Chốt lời giải đúng: Người tứ sứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt xem tài ông Cản Ngũ?
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
Ôn chữ hoa S
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ S (1 dòng), C, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn nước chảy đàn cầm bên tai (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Vở tập viết, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà. HS đọc từ và câu ứng dụng ở bài trước.
- GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em lên bảng lớp viết chữ: Phan Rang, Rủ.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
HS tìm các chữ hoa có trong bài: S, C, T. GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ S, C.
HS tập viết chữ S vào bảng con. GV nhận xét, giúp đỡ HS yếu.
b) Luyện viết từ ứng dụng: HS đọc từ ứng dụng "Sầm Sơn"
GV giới thiệu : Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
HS viết bảng con, bảng lớp 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS.
c) Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc SGK.
GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ: Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn (thắng cảnh gồm núi, khe, suối, chùa ... ở huyện Chí Linh Hải Dương).
HS nêu cách viết hoa chữ: Côn Sơn, Ta. Sau đó luyện viết các chữ đó.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết theo cỡ chữ nhỏ:
+ Viết chữ S 1 dòng.
Viết chữ C, T 1 dòng.
+ Viết tên riêng: Sầm Sơn 2 dòng.
+ Viết câu thơ: 2 lần.
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết bài.
4. Chấm chữa bài: Chấm 5 - bài, nhận xét.
5. Củng cố nhận xét.
GV và HS hệ thống lại cách viết một số chữ cơ bản đã học.
HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài. HTL câu ca thơ.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
Ôn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng cách giải để làm một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách toán bồi dưỡng ( tr50).
Bài1(Bài 270-tr50)
- Học sinh đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV và HS chữa bài:
Số lít dầu mỗi can là: 50 : 5 = 10 (lít)
Số lít dầu 7 can là: 7 x 10 = 70 (l)
Số can 5 lít có là: 70 : 5 = 14 (can)
Đáp số: 70l và 14 can
Bài 2: (Bài 273) Học sinh đề bài.
Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1
- Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Củng cố dạng toán.
Bài 3: (Bài 279)
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (3 ô tô chở hết 120 hs, thêm 80 hs nữa ... )
+ Bài toán hỏi gì? (Cần tất cả bao nhiêu ô tô)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
Số HS mỗi xe là: 120 : 3 = 40 (HS)
80 HS cần thêm số xe là: 80 : 40 = 2 (xe)
Số xe cần có tất cả là: 3 + 2 = 5 (xe)
Đáp số: 5 xe
Hỏi: Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
HS tìm cách giải khác và tự giải.
Bài 4: (Bài 281)
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (6 hộp đựng 24 cái bánh, cô mua về 5 hộp, chia mỗi cháu nửa cái)
+ Bài toán hỏi gì? (Lớp đó có .... cháu?)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
(Thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị)
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn bài hát: chị ong nâu và em bé
(Nhạc và lời: Tân Huyền)
I. Mục tiêu
- Bồi dưỡng, phát triển năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích văn nghệ.
- HS thuộc lời bài hát, biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động một số động tác phụ họa.
- Giáo dục HS yêu thích các con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện hát
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chị ong nâu và em bé.
GV cho cả lớp nghe lại toàn bài hát 1 lượt.
- GV giới thiệu nội dung bài hát: Hình ảnh chị Ong Nâu biết vâng lời bố mẹ, chăm chỉ lao động kiếm mật là nội dung trong bài hát Chị Ong Nâu và em bé. Bài hát nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện, không nên sống lười nhác, ích kỉ. Muốn được mọi người yêu quý phải biết chăm chỉ học tập, lao động, đem lại niềm vui cho cuộc sống.
Sau đó cho HS ôn lại bài hát bằng các hình thức sau: hát tập thể cả lớp, hát trong nhóm, hát theo tổ, gọi một số HS hát cá nhân.
HS hát tập thể:
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài rồi ngược lại.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát đồng thanh 2 lần bài hát, kết hợp vỗ tay.
Hỏi: Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn: Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố, rèn kĩ năng làm bài về mở rộng vốn từ về nghệ thuật: (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện từ và câu, TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: a. Tìm các từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
M: ca sĩ
b. Tìm các từ có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc.
M: nhạc cụ
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Sau đó trao đổi theo nhóm.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: (tr21-Vở TH LT&câu)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm.
- HS làm bài vào sách bài tập.
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ,
b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim,
c. Chỉ các mộ nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn.
Bài 3: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp, rồi viết lại các câu đó cho đúng chính tả:
Ngày xưa Hươu rất nhút nhát Hươu sợ bóng tối sợ thú dữ sợ cả tiếng động lạ tuy vậy Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng một hôm nghe tin bác Gấu ốm nặng Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn .
- Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền dấu câu vào đoạn văn cho phù hợp.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Gọi một vài học sinh đọc lại đoan văn đã điền đúng dấu câu.
- GV củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
tiền việt nam
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tiền Việt Nam loại: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
- Biết công, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài 2. HS nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
- 2 HS lên bảng làm bài tập: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
3252 chia 3 nhân 9 125 chia 5 nhân 7
3252 : 3 x 9 = 1083 x 9 125 x 5 : 7 = 625 : 7
= 89 (dư 2) = 974
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. GV giới thiệu các tờ bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
GV cho HS quan sát và giới thiệu giới thiệu :cho HS nhận xét những đặc điểm : Màu sắc, dòng chữ “Năm nghìn đồng và số 5000,....”
3. Thực hành
Bài 1:a) GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
Lưu ý: trước hết cần cộng nhẩm, chẳng hạn: 5000 + 1000 + 200 = 6200 rồi trả lời câu hỏi của bài (chú lợn a) có giá 6200 đồng, ....
* Củng cố bài : Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập,
Cho HS quan sát câu mẫu, hướng dẫn HS cách làm bài (chọn các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải) rồi trả lời câu hỏi. VD: “Phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng để được 2000 đồng”. Sau đó HS tự làm bài và chữa bài.
GV củng cố: Bài toán thực chất là đổi tiền.
Khi chữa bài GV có thể nêu thêm câu hỏi : “ Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ bạc 1000 đồng?”
GV cho HS thực hành đổi tiền với các tờ bạc có ghi số tiền được chuẩn bị sẵn rồi tiến hành theo từng nhóm nhỏ.
Bài 3: a) Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để tìm vật có giá trị tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng nhẩm : 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi : (Mua một quả bóng bay và một chiệc bút chì hết 2500 đồng).
Trước hết HS phải thực hiện phép trừ nhẩm : 8700 – 4000 = 4700 đồng.
4. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
Ngày hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi một đoạn trong bài Tập đọc.
Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ưt/ ưc.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2HS em lên bảng viết bài.
Cả lớp viết ra nháp các từ ngữ theo lời đọc của GV: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ.
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị:
GV đọc 1 lần đoạn văn. 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Những từ nào trong bài được viết hoa?
(chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng.)
HS đọc thầm đoạn văn, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c) Chấm bài, chữa bài.
GV chấm 6 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: (lựa chọn).
- HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân.
2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng)
GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: trông, chớp, trắng, trên.
4. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
kể về lễ hội
I. Mục tiêu
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
* GDKNS: Tư duy sáng tạo; Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh SGK. Bảng viết câu hỏi gợi ý và vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
2HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Nhận xét chấm điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
GV viết bảng 2 câu hỏi : Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ? Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
Từng cặp HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
Nhiều HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quanh cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất. VD :
ảnh 1 : Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ “Chúc mừng Năm Mới” treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- r (3).doc