Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường TH Tiến Dũng

Tiết 2: Toán

CHU VI HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết cách tính chu vi hình vuông (lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4).

- Rèn kỹ năng vận dụng quy tắc để tính đúng chu vi 1 số hình có dạng HV.

2. Năng lực

- HS tích cực hợp tác, chia sẻ trong nhóm để tìm ra kiến thức.

3. Phẩm chất

- HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình vuông.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường TH Tiến Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh cả lớp. - Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc. - Nhận xét. - Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. Bài tập 2: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc một lần đoạn văn “Rừng cây trong nắng”. - Yêu cầu 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. - Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi, tráng lệ. - Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả + Đoạn văn tả cảnh gì ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tiếp tục luyện đọc các bài TĐ đã học, giờ sau KT. - Nhận xét tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - Lắng nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm. - Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó. + Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. - Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh thẳm, ... - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiêt 3: Toán CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Nắm được quy tắc tính chu vi HCN. - Biết vận dụng quy tắc để tính chu vi HCN khi biết chiều dài, chiều rộng của nó. - Rèn kỹ năng giải toán có nội dung hình học (liên quan điến chu vi HCN) 2. Năng lực - HS biết hợp tác, chia sẻ để tìm ra kiến thức mới. 3. Phẩm chất - HS có ý thức học tập tự giác, tích cực. II. Đồ dùng dạy học: - Vẽ sẵn 1 HCN kích thước 3 dm, 4 dm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Nêu yếu tố về cạnh và góc của HCN. - Nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính chu vi HCN. - GV vẽ hình tứ giác MNPQ có kích thước như hình vẽ. - Tính chu vi hình tứ giác đó? - Muốn tính chu vi hình tứ giác đó ta làm thế nào ? - HCN : ABCD chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm. Tính chu vi HCN đó. H: Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn? Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: - Yêu cầu học sinh làm bảng con. - 2 HS lên bảng chữa. - Nhận xét. Bài 2: - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào? - Yêu cầu 1 HS lên bảng. Bài 3: - Yêu cầu HS tính chu vi từng hình. - Hãy so sánh kết quả. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu quy tắc tính chu vi HCN? - Nhận xét tiết học. - Học sinh trả lời - nhận xét. - Lấy số đo các cạnh cộng với nhau. - Vận dùng cách tính chu vi tứ giác để tính. (HS thực hành trong nhóm, 1 em làm bảng phụ). 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( cm ) Hoặc ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( cm ) - HS nêu quy tắc. - HS nêu yêu cầu. ( 10 + 5 ) x 2 = 50 (cm) ( 2 + 13 ) x 2 = 30 (cm) - HS trả lời. ( 35 + 20 ) x 2 = 110 (cm) - HS nêu yêu cầu. - Chu vi 2 hình bằng nhau. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 4: Thể dục Đ/c Thi dạy ---------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2017 SÁNG: Tiết 1: Tiết đọc thư viện ĐỌC CẶP ĐÔI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc. - Khuyến khích HS cùng đọc với các bạn. Tạo cơ hội để HS chọn sách đọc theo ý mình. 2. Năng lực - HS tích cực đọc sách, mạnh dạn chia sẻ cuốn sách mình đọc cùng các bạn, tuyên truyền, giới thiệu về sách. 3. Phẩm chất - HS thích đọc truyên. - Giúp HS xây dựng thói quen đọc sách, chăm chỉ đọc sách. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS. - HS: Chọn bạn cùng đọc. III. Các hoạt động dạy- học: Ổn định chỗ ngồi cho HS. GV nhắc lại một số nội quy của Thư viện. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi. Hoạt động 1: Đọc cặp đôi. * Trước khi đọc - GV hướng dẫn HS chọn bạn để tạo thành cặp đôi. Nhắc các em di chuyển ngồi gần nhau. - Y/ cầu HS nhắc lại mã màu phù hợp với trình độ đọc của lớp mình. ( vài HS nhắc) - H: Các em có nhớ cách lật sách ntn là đúng không? ( HSTL, vài em thực hiện cách lật sách). - GV mời lần lượt 4 - 5 cặp lên chọn sách và tự chọ vị trí để ngồi đọc ( GV giúp đỡ thêm khi HS gặp khó khăn) * Trong khi đọc: GV di chuyển xung quanh để hỗ trợ HS (GV sở dụng quy tắc 5 ngón tay để KT trình độ đọc của HS). - GV quan sát, khen ngợi những nỗ lực của HS. * Sau khi đọc: GV nhắc thời gian đọc đã hết. Mời các em mang sách trở lại vị trí ngồi ban đầu. - GV mời 3 - 4 cặp lên chia sẻ về quyển truyện các em vừa đọc. - GV gợi ý HS chia sẻ theo các câu hỏi: Các em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Các em thích n/vật nào trong câu chuyện? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? Điều gì làm cho em thấy thú vị? + Em hãy giới thiệu quyển truyện cho các bạn khác cùng đọc không? Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Thảo luận. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm về quyển sách các em vừa đọc. - Sau khi kết thúc phần thảo luận: Mời 3 - nhóm chia sẻ trước lớp. * Tiết học kết thúc: GV yêu cầu HS về lớp một cách trật tự Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 2: Tự nhiên và xã hội ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em. 2. Năng lực - Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất - HS tích cực học tập môn học. - HS có ý thức gữi vệ sinh nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm về các bài đã học, hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn , bài tiết nước tiểu, thần kinh. III. Các hoạt động dạy học: Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh ai đúng? Bước 1: - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu quan sát tranh vẽ về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu vệ sinh đối với từng cơ quan. Bước 2: - Yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện lên gắn được thẻ đúng vào từng tranh - Giáo viên kết luận. Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm. Bước 1: - Yêu cầu thảo luận trao đổi theo gợi ý: + Liên hệ thực tế để nói về các hoạt động mà em biết ? Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên dán tranh sưu tầm được và trình bày trước lớp. - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ gia đình. Bước 1: - Yêu cầu làm việc cá nhân: Vẽ sơ đồ của gia đình mình. Bước 2: - Yêu cầu lần lượt một số em lên chỉ sơ đồ mình vẽ và giới thiệu. 3. Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. Xem trước bài mới. - Tiến hành thực hiện chia ra từng nhóm để quan sát các bức tranh về các cơ quan đã học như: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh thảo luận theo hướng dẫn GV. - Lần lượt đại diện các nhóm lên gắn thẻ vào bức tranh và trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất. - Tiến hành trao đổi và nói về các hoạt động có trong các hình 1, 2, 3 ,4 trong sách giáo khoa và liên hệ với những hoạt động có ở nơi em ở. - Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. - Lớp làm việc cá nhân tưng em sẽ vẽ về sơ đồ gia đình mình lên tờ giấy lớn. - Lần lượt từng em lên chỉ sơ đồ và giới thiệu trước lớp. - HS liên hệ. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 3: Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - HS nắm toàn bộ nội dung và kĩ năng ở các bài đạo đức đã học. 2. Năng lực - Phát triển năng lực bày tỏ ý kiến, hợp tác nhóm, mạnh dạn chia sẻ với bạn. 3. Phẩm chất - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống. III. Hoạt động dạy - học: Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS thảo luận giải quyết tình huống: - Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nêu lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì I. - Em biết gì về Bác Hồ? -Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và nhi đồng như thế nào? Em cần làm gì để đáp lại tình cảm yêu thương đó? - Thế nào là giữ lời hứa? Tại sao chúng ta phải giữ lời hứa? - Em cần làm gì khi không giữ được lời hứa với người khác? - Trong cuộc sống hàng ngày em đã tự làm những công việc gì cho bản thân mình? - Hãy kể một số công việc mà em đã làm chứng tỏ về sự quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ? - Vì sao chúng ta cần chăm sóc ông bà cha mẹ? - Em sẽ làm gì khi bạn em gặp chuyện buồn, có chuyện vui ? - Theo em chúng ta tham gia việc trường việc lớp sẽ đem lại ích lợi gì? - Kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tại con chích chòe”. - Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì? - Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học. 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Học sinh lắng nghe gợi ý để trao đổi chỉ ra được nội dung đã học trong học kì I. - Là vị lãnh tụ kinh yêu của dân tộc Việt Nam. - Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhi đồng. Phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. - Là thực hiện những điều mà mình đã nói đã hứa với người khác. Chúng ta có giữ lời hứa mới được người khác tin và kính trọng. - Khi lỡ hứa mà không thực hiện được ta cần xin lỗi và sẽ thực hiện vào một dịp khác. - Học sinh nêu lên một số công việc mà mình tự làm lấy cho bản thân . - Nhiều học sinh lên kể những việc làm giúp đỡ ông bà cha mẹ mà em đã làm. - Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng dục ta nên người. - Động viên an ủi và chia sẻ cùng bạn nỗi buồn để nỗi buồn vơi đi. Cùng chia vui với bạn để niềm vui được nhân đôi. - Tham gia việc trường lớp sẽ làm cho trường sạch đẹp thoáng mát trong lành để có điều kiện học tập tốt hơn, - Lắng nghe giáo viên kể chuyện. - 2 em nêu lại nội dung câu chuyện. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... -------------------------------------------------------------- CHIỀU: Tiết 1: Tập đọc ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài mà HS đọc. - Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn: Điền đúng nội dung vào giấy mời cô hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. 2. Năng lực - Tự hoàn thành bài tập của mình. 3. Phẩm chất - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn các phiếu tên từng đoạn, bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy – học: Hỗ trợ của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập đọc. - Gọi 3 em lên bảng đọc đoạn, bài đã ghi trong phiếu rồi trả lời câu hỏi của gv về nội dung đoạn, bài đọc. (Riêng HS giỏi, khá đọc tương đối lưu loát đoạn, bài văn) - Theo dõi nhận xét. Hoạt đông 2: Điền vào giấy tờ in sẵn. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời. - Nhắc các em chú ý: mỗi em phải đóng vai là lớp trưởng viết giấy mời cô hiệu trưởng. * Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày giờ và địa điểm. - Gọi 1, 2 hs điền miệng vào giấy mời. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố -dặn dò: - Gọi hs đọc lại bài viết của mình trước lớp. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - 3 HS lần lượt lên bảng đọc rồi trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Lắng nghe, ghi nhớ. VD: GIẤY MỜI Kính gửi: Cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiến Dũng. Lớp 3A trân trọng kính mời thầy. Tới dự buổi lễ liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Thời gian: Vào lúc 8 giờ, ngày 20 tháng 11 năm 2012. Tại: phòng học lớp 3A. Chúng em rất mong được đón thầy tới dự. Ngày 19 tháng 11 năm 2012 Lớp trưởng Trần Nguyên Thảo - HS làm bài vào vở. - 2 em đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe về nhà thực hiện. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán CHU VI HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Biết cách tính chu vi hình vuông (lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4). - Rèn kỹ năng vận dụng quy tắc để tính đúng chu vi 1 số hình có dạng HV. 2. Năng lực - HS tích cực hợp tác, chia sẻ trong nhóm để tìm ra kiến thức. 3. Phẩm chất - HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vuông. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng tính: Tính chu vi HCN có cạnh dài 3cm rộng 3 cm. - Nhận xét . 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính chu vi HV. - Dựa vào cách tính chu vi tứ giác. Hãy tính chu vi HV có cạnh 3 cm? - Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân? + Muốn tính chu vi HV ta làm ntn ? Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: - GV kẻ bảng. + Muốn tính chu vi hình vuông làm ntn? + Yêu cầu 1 HS lên bảng điền kết quả. Bài 2: - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn tính độ dài đoạn dây đó làm ta làm thế nào? - 1 HS chữa bảng , lớp làm nháp. Bài 3: - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Muốn tính chu vi HCN ghép bởi 3 viên gạch em phải biết gì? Làm ntn? - Tính chu vi HCN? Bài 4: - HS đo độ dài các cạnh HV trong SGK - Tính chu vi HV. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông. - HS nêu quy tắc và tính. ( 3 + 3) x 2= 12 (cm) 3 + 3+ 3+ 3= 12 cm 3 x 4 = 12 cm - HS nêu quy tắc. - HS nêu yêu cầu. - HS nêu. - Lớp làm nháp. - HS trả lời. 10 x 4 = 40 (cm) - HS đọc đề toán. - chiều rộng, chiều dài HCN. + chiều dài HCN : 20 x 3 = 60 cm + ( 60 + 20 ) x 2 = 100 ( cm ) + HS làm vở, 1 HS chữa bài. - HS đo: 3 cm. - HS làm vở. - 1 HS chữa bảng. - Đáp số : 12 cm. - HS nêu. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Tiếp tục kiểm tra tập đọc theo hình thức bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài , đoạn vừa đọc. - Ôn luyện về so sánh. Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ. 2. Năng lực - HS mạnh dạn , biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất - HS có ý thức học tập, giúp đỡ bạn cùng học tập tốt. II, Đồ dùng dạy học : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. - GV gọi HS bốc phiếu và đọc bài. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Bài tập. Bài 2: GV ghi nghĩa từ : nến, sát, đèn cày dù (như chiếc ô) - Gọi 2 em lên bảng chữa. Bài 3: - Từ biển trong câu: Từ trong biển lá xanh rờn..) có ý nghĩa gì? 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Lần lượt từng em lên đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài vừa đọc. - HS làm nháp. (từ trong biển lá xanh rờn) không có nghĩa là 1 nước mặn mênh mông mà là 1 tập hợp rất nhiều sự vật. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 4 + 5 Tiếng Anh Đ/c Quỳnh dạy ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2017 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học. 2. Năng lực - HS làm thành thạo các phép tính, biết đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn. 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập. - HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Hãy nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông? - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật. - Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Tính chu vi của khung tranh chính là tính gì? - Cách tính? Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm thế nào? - Củng cố cách tính cạnh hình vuông. Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - Giải thích cho HS hiểu chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi của hình chữ nhật. - Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật ta làm thế nào? - Có thể giới thiệu thêm về cách tính chu vi hình chữ nhật khi biết nửa chu vi của nó. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò giờ sau. - 1 HS làm lại bài 2 của tiết trước. - HS nêu yêu cầu của bài. - Lớp tự làm bài vào vở rồi kiểm tra chéo kết quả của nhau và báo cáo. - Nhận xét, sửa và chốt: (30 + 20) x 2 = 100 (m) - Biết: cạnh khung tranh hình vuông dài 50 cm. - Hỏi: chu vi khung tranh là ?m - Chính là tính chu vi hình vuông có cạnh 50 cm. - Lấy 50 x 4 = 200 (cm) - Đổi: 200 cm = 2 m. - 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - HS nêu. - Ta lấy chu vi hình vuông chia cho 4. rồi tự làm vào vở sau đó nêu kết quả. - Nhận xét, sửa và chốt: 24 : 4 = 6 (cm) - HS đọc rồi phân tích đề bài. - Lấy 60 - 20 = 40 (m) - Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm. - Chữa bài, nhận xét. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 2: Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 5) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Luyện tập viết đơn (gửi thư viện trường xin cấp thẻ đọc sách.) - Có ý thức sử dụng đơn từ khi cần. 2. Năng lực - HS mạnh dạn trình bày kết quả học tập trước lớp. 3. Phẩm chất - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đơn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc . - Kiểm tra số HS trong lớp (lượt gọi thứ 3). - Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dõi và nhận xét. - Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. Bài 2: - Yêu cầu một em đọc bài tập 2. - Yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. - Yêu cầu HS viết một lá đơn đề nghị thư viện cấp lại thẻ đọc sách. - Gọi HS đọc. - Giáo viên cùng lớp bình chọn bài viết tốt. 3. Củng cố dặn dò: - Nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại các bài TĐ đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra . - Nhận xét đánh giá tiết học. - Lớp lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học . - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm. - Cả lớp thực hiện làm bài. - 3 em đọc lại bài trước lớp. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả ÔN TẬP TIẾT 6 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến. 2. Năng lực - Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân. 3. Phẩm chất - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu viết tên từng bài thơ văn và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 18. Giấy rời để viết thư. III. Các hoạt động dạy - học : Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. - Kiểm tra số học sinh trong lớp. - Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dơi và nhận xét. - Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại Hoạt động 2: Bài tập. - Gọi HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm. + Yêu cầu của bài là gì? + Nội dung thư cần nói gì? + Các em viết thư cho ai? + Các em muốn thăm hỏi người đó những điều gì? - Yêu cầu mở SGK trang 81 đọc lại bài Thư gửi bà. - Yêu cầu lớp viết thư. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò: - Nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ, văn đã học từ tuần 1 đến tuần 18 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi. + Viết thư cho một người thân hoặc một người mình quý mến: ông, bà, chú, bác, ... + Hỏi thăm về sức khỏe, về tình hình học tập, làm việc, ... + Viết cho người thân. + HS trả lời. - HS đọc lại bài Thư gửi bà. - Cả lớp thực hiện viết thư vào tờ giấy rời. - 2HS đọc lá thư trước lớp . - Lớp nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------------------------- Tiết 4: Tự nhiên và xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người. - Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác rau, củ, quả có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác nhằm làm giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả. - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. 2. Năng lực - Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tự tin chia sẻ với bạn bè. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ môi trường. Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom rác thải. - Các hình trong SGK trang 68, 69. III. Hoạt động dạy - học: Hỗ trợ của GV Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Bước 1: - Chia nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68, 69 và thảo luận trao theo gợi ý ? + Hãy cho biết cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Theo bạn rác có tác hại như thế nào? + Bạn thường thấy những sinh vật nào sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung. - KL: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp: Bước 1: - Yêu cầu từng cặp quan sát các hình trang 69 SGK cùng các tranh ảnh sưu tầm được và TLCH theo gợi ý: + Hãy chỉ và nói việc làm đúng, việc làm nào sai ? Vì sao? Bước 2: - Mời một số cặp lên chỉ vào các hình trong sách giáo khoa và tranh sưu tầm được để trình bày trước lớp. - Liên hệ: + Cần phải làm gì để giữ VS nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ VS nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em? + Em có nhận xét gì về môi trương nơi em đang sống? - Giới thiệu những cách xử rác hợp VS: chôn, đốt, tái chế, ủ phân ... Hoạt động 3 : Tập sáng tác bài hát hoặc đóng hoạt cảnh sắm vai. Bước 1: - Yêu cầu làm việc theo nhóm . Các nhóm tập sáng tác nhạc hoặc đóng vai nói về chủ đề bài học. Bước 2: - Yêu cầu lần lượt một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố - Dặn ḍò: - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - HS ngồi theo nhóm. - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu. - Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng bức tranh và trình bày trước lớp về sự ô nhiễm cũng như tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. - HS trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất. - Cho HS nhắc lại KL. - Học sinh tiến hành thảo luận theo cặp trao đổi và nói về các hoạt động có ở các hình trong SGK và qua đó liên hệ với những hoạt động thu gom rác thải có ở địa phương. - Lần lượt các cặp lên trình bày trước lớp. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có. + Không vứt rác, khạc nhổ, không phóng uế bừa bãi ... - HS tự liên hệ. - Lớp làm việc theo nhóm tập sáng tác các bài hát theo nhạc có sẵn hoặc hoạt cảnh đóng vai nói về chủ đề giữ gìn vệ sinh môi trường. - Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Lớp nhận xét bình chọn bạn nhóm thắng cuộc. - HS lắng nghe. Bổ sung: ... --------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIÁO ÁN LỚP 3 TUẦN 18 NĂM HỌC 2016-2017.doc