1. Giáo viên:
- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.
- Lược đồ khu vực chính xảy ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Lược đồ trận chiến trên sống Bạch Đằng năm 938
- Phiếu học tập của học sinh
2 Học sinh:
- SGK, vở, bút, đồ dùng học tập
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Sinh viên: Nguyễn Khánh Linh
Mã sinh viên: 216102022
Học phần: Phương pháp dạy học Tự nhiên xã hội 2
Năm 2018
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Môn LỊCH SỬ LỚP 4
Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Ngày soạn: 18/10/2018
Ngày dạy: /10/2018
Người dạy: Nguyễn Khánh Linh
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nêu ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đo hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
2.Thái độ
-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc .
3. Các năng lực đạt được của học sinh
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.
- Lược đồ khu vực chính xảy ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Lược đồ trận chiến trên sống Bạch Đằng năm 938
- Phiếu học tập của học sinh
2 Học sinh:
- SGK, vở, bút, đồ dùng học tập
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp:
- GV yêu cầu lớp hát 1 bài
Kiểm tra bài cũ:
- Em nào hãy cho cô biết tiết trước chúng ta đã được học bài gì?
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
GV chốt : Các em à,sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng được lên ngôi vua (40- 43), nhưng một lần nữa bọn phong kiến phương Bắc lại lăm le xâm lược đất nước ta.Chúng đem quân sang đánh,phong trào khởi nghĩa của Hai Bà bị thất bại. Đất nước ta bị bọn PK phương Bắc đô hộ,đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than cực khổ vô cùng. Vậy sau cuôc khởi nghĩa hai Bà Trưng này có cuộc khởi nghĩa nào giành độc lập lâu dài cho đất nước ta và ai là người lãnh đạo ND ta khởi nghĩa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta hơn một nghìn năm trước. Đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào? Các em tìm hiểu qua bài học hôm này. Đó là bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
* Hoạt động 1: Đôi nét về Ngô Quyền
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Ngô Quyền là người ở đâu ?
Câu 2: Ông là người như thế nào ?
Câu 3: Ông là con rể của ai ?
- GV nhận xét
è GV: Vừa rồi , các em đã tìm hiểu đôi nét về Ngô Quyền. Nguyên nhân nào mà ông lại đứng lên lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, xin mời các con xem tiếp đoạn video sau:
* Hoạt động 2: Nguyên nhân của trận Bạch Đằng
- GV yêu cầu 1 HS đọc SGK phần chữ nhỏ
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút và trả lời câu hỏi: Vì sao có trận Bạch Đằng?
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét
è GV: Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta.
* Hoạt động 3: Diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng
Cho HS đọc thông tin trong SGK từ “ Sang đánh nước ta....Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại”
- Gv phát phiếu thảo luận.
- Để hiểu rõ trận đánh hơn các em sẽ xem đoạn clip và trả lời câu hỏi sau theo nhóm 4.
1. Quân Nam Hán sang đánh nước ta vào năm nào? Do ai chỉ huy?
2. Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
3. Diễn biến trận đánh thế nào?
4. Kết quả trận đánh ra sao?
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV gọi 1 HS nêu lại diễn biến trận đánh.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
è GV: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến vừa đánh vừa rút lui để nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
* Hoạt động 4: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- GV cho HS đọc thông tin SGK từ “ Mùa xuân năm 939... để tưởng nhớ ông”
- GV đọc câu hỏi hs trả lời:
1.Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì ?
2.Nêu ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng ?
3. Để tưởng nhớ công ơn của ông nhân dân ta đã làm gì?
- GV nhận xét.
- GV: Cô sẽ giới thiệu cho các em đây là sông Bạch Đằng. Ngày nay ở sông này còn lưu dấu tích cọc gỗ dưới lòng sông và một số cọc nhọn được lưu giữ ở viện bảo tàng để ghi nhớ chiến công hiển hách của trận đánh lừng lẫy năm xưa.
- Gv gọi 3 HS đọc ghi nhớ SGK/23, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
4. Củng cố - dặn dò:
- chơi trò chơi giải ô chữ
- Cách chơi: chọn các ô hàng ngang, ứng với mỗi ô có câu hỏi để các em trả lời, trả lời đúng được 10 điểm giải đước từ khóa đặc biệt được cộng 20 điểm.
+ chia lớp thành 2 đội tham gia chơi.
- GV nhận xét tiết học
- GV nhắc học sinh chuẩn bị cho bài học sau
- HS thực hiện
- HS TL: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. Sự kiện này chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm
-Do lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược của Hai Bà Trưng và trả thù cho chồng là Thi Sách bị Tô Định giết, nên Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa
- HS lắng nghe
- HS trả lời: tranh vẽ một trận đánh trên sông
- HSTL: Ngô Quyền ở xã Đường Lâm . Ông là người có tài. Ông là con rể của Dương Đình Nghệ
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp.
- HS nhận phiếu.
- HS quan sát và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi: (5 phút)
- Đại diện nhóm trình bày:
Phiếu thảo luận
1. Quân Nam Hán sang đánh nước ta vào năm nào? Do ai chỉ huy?
- do thái tử Hoằng Tháo chỉ huy và tiến vào nước ta vào cuối năm 938
2. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Ngô Quyền đã cho thuyền ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử giặc vào bãi cọc.
3. Diễn biến trận đánh thế nào?
- Đợi thủy triều xuống cho quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích, quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận.
4. Kết quả trận đánh ra sao?
- Quân ta giành thắng lợi. Quân Nam Hán thất bại hoàn toàn.
- 1 HS nêu lại: - Đợi thủy triều xuống cho quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích, quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận.
-HS lắng nghe
- 1HS đọc.
- HS trả lời
-Sau chiến thắng Bạch Đằng, mùa xuân năm 939, Ngô quyền xưng vương (Ngô Vương) và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- HS trả lời Để tưởng nhớ công ơn của ông nên nhân dân đã cho xây dựng lăng mộ ông ở xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây)
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 3HS đọc:
Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược(938)
Ngô Quyền lên ngôi vua và đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta
-HS lắng nghe
-HS tham gia
- HS lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Chien thang Bach Dang do Ngo Quyen lanh dao Nam 938_12449571.doc