LỊCH SỬ(16): CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
47 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 16 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo để thuộc bài tại lớp.
- Một số HS nêu VD.
- 1HS đọc.
- HS hoạt động theo cặp, viết vào giấy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Kể sự việc.
+ Tả cánh diều.
+ Kể sự việc.
+ Tả tiếng sáo diều.
+ Nêu ý kiến, nhận định.
- 1HS đọc.
- Hoạt động nhóm 4.
- Nhận xét.
- Một số nhóm đọc bài làm của mình.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
TẬP LÀM VĂN(32): LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
- Dựa vào dàn ý đã lập ( TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II/ CHUẨN BỊ:
- Dàn ý bài văn tả đồ chơi (HS đã chuẩn bị).
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn viết bài:
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
b) Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.
3. Viết bài:
- Y/c HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét chung về bài của HS. Dặn những HS viết bài chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới.
- 2HS thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- 1HS đọc.
- 2HS đọc dàn ý.
- 2HS trình bày: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- 1HS đọc.
- 2HS trình bày: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
- HS tự viết bài.
- Lắng nghe.
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
TOÁN(76): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: bài 1(dòng 1;2); bài 2/84/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 75.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu của bài.
2. Luyện tập:
Bài 1:Đặt tính rồi tính
+ Bài tập yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bài vào bảng con
a 4725 15 4674 82
022 315 574 57
075 00
00
b. 35136 18 18408 52
171 1952 280 354
093 208
036 00
00
- Nhận xét.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự tóm tắt
+Bài toán yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn HS giải
Giải
Nếu dùng 1050 viên gạch thì lát được
1050 : 25 = 42 (m2)
Đáp số: 42m2
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét.
* Nếu còn thời gian GV cho HS làm bài tập 3
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm của chúng ta phải biết được gì?
+ Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Thương có chữ số 0.
- 2HS lên bảng thực hiện y/c. Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào bảng con.
(chỉ làm dòng 1, 2).
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
- 1HS đọc.
+ Phải biết được tổng số sản phẩm làm trong cả ba tháng.
+ Chia tổng số sản phẩm cho tổng số người.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
TOÁN(77): THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I/ MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Bài tập cần làm: bài 1(dòng 1;2)/85/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 76.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
- Viết lên bảng phép chia 9450 : 35 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính..
9450 35
245 270
000
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng, GV cho HS nêu cách tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- H/d lại HS thực hiện tính và tính như nội dung trong SGK trình bày.
+ Phép chia 9540 : 35 là phép chia hết hay là phép chia có dư ?
- GV chú ý nhấn mạnh lần chia 0 chia cho 35 bằng 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7.
- GV có thể y/c HS thực hiện lại phép chia trên.
b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hang chục
- Viết lên bảng phép chia 2448 : 24 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
2448 24
0048 102
00
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện phép tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm nào khác không?
- H/d lại HS thực hiện tính và tính như nội dung trong SGK trình bày.
+ Phép chia 2448 : 24 là phép chia hết hay là phép chia có dư ?
- GV chú ý nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia cho 24 bằng 0 viết 0 vào thương ở bên phải của 1.
- GV có thể y/c HS thực hiện lại phép chia trên.
3. Luyện tập:
Bài 1:Đặt tính rồi tính
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
a. 8750 35 23520 56
175 250 112 420
000 000
b. 2996 28 2420 12
196 107 0020 201
00 08
- Nhận xét.
.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Chia cho số có ba chữ số.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Lắng nghe.
+ Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
- Thực hiện chia.
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Lắng nghe.
+ Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
- Thực hiện chia.
-
HS làm bài vào bảng con (chỉ làm dòng 1, 2).
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
TOÁN(78): CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: bài 1(a); 2(b)/86/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 77.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a) Trường hợp chia hết
- Viết lên bảng phép chia 1944 : 162 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV y/c HS nêu cách tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- H/d lại HS thực hiện tính và tính như n/d SGK trình bày.
+ Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- H/d HS cách ước lượng thương.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
1944 162
0324 12
00
*Phép chia hết
b) Trường hợp chia có dư
- Viết lên bảng phép chia 8499 : 241 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng thì GV y/c HS nêu cách tính của mình, nếu sai GV hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- Hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như n/d SGK trình bày.
8469 241
1259 35
054(dư)
+ Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Hướng dẫn HS cách ước lượng thương.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
2120 424 1935 354
000 5 185 5
Bài 2:
+ BT y/c chúng ta làm gì?
+ Khi thực hiện tính giá trị biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia mà không có dấu ngoặc ta thực hiện ntn?
- Y/c HS tự làm bài.
b. 8 700 : 25 : 4
= 352 : 4
= 88
- Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS quan sát.
+ Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
- Nghe GV h/d.
- Thực hiện chia.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS quan sát.
+ Là phép chia có dư, số dư bằng 34.
- Nghe GV h/d.
- Thực hiện chia.
- HS làm bảng con (chỉ làm câu a).
+ Tính giá trị của biểu thức.
+ Ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức, cả lớp làm bài vào VBT.
- Chữa bài.
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
TOÁN(79): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- Bài tập cần làm: bài 1(a); 2/87/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 78. Kiểm tra VBT của một số HS khác.
6420 321 4957 165
000 20 0357 42
027
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS làm bài vào bảng con.
a. 708 354 b. 704 234
000 2 012 (dư) 3
7552 236 8770 365
0472 32 1470 24
000 010(dư)
9060 453 6260 156
0000 20 0020 40
0
* Nếu còn thời gian cho HS làm bài b
- Nhận xét.
Bài 2:
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cần tất cả bao nhiêu hộp loại mỗi hộp 160 gói kẹo ta cần biết gì trước?
+ Thực hiện phép tính gì để tính số hộp kẹo?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt:
- 1 thùng : 120 gói kẹo
- 24 thùng : ..gói kẹo
- 160 gói kẹo: .thùng
Giải
Số gói kẹo trong 24 thùng có:
120 x 24 = 2880(gói)
Nếu có 160 gói thì cần số thùng là:
2880 : 160 = 18(thùng)
Đáp số: 18 thùng
- Nhận xét.
. 3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Chia cho số có ba chữ số (TT).
- 2HS lên bảng thực hiện y/c của GV. Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS làm bảng con (chỉ làm câu a).
-
1HS đọc.
+ Nếu mỗi hộp đựng 160 gói kẹo thì cần tất cả bao nhiêu hộp?
+ Cần biết tất cả có bao nhiêu gói kẹo.
+ 120 x 24.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- Chữa bài.
+ Tính giá trị của các biểu thức
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
TOÁN(80): CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: bài 1; 2(b)/87/SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm các BT h/d luyện tập thêm của tiết 79.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a) Trường hợp chia hết
- Viết lên bảng phép chia 41535 : 195 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
41535 195
0253 213
0585
000
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng thì GV y/c HS nêu cách tính của mình, nếu sai GV hỏi HS khác trong lớp có cách tính nào khác không?
- H/d lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK trình bày.
+ Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- H/d cho HS cách ước lượng thương.
- Y/c HS thực hiện lại phép chia trên.
b) Trường hợp chia có dư
- Viết lên bảng phép chia 80210 : 245 và y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
80210 245
0671 327
1810
095(dư)
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng thì y/c HS nêu cách tính của mình, nếu sai thì GV hỏi HS khác trong lớp có cách nào khác không?
- H/d lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK trình bày.
+ Phép chia 80210 : 145 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- H/d cho HS cách ước lượng thương.
- Y/c HS thực hiện lại phép chia trên.
3. Luyện tập:
Bài 1:
+ BT y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
a. 62321 307 81350 187
00921 203 0655 435
000 0940
005(dư)
- Nhận xét.
Bài 2:
+ BT y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài.
b. 89658 : x = 293
x = 89658 : 293
x = 306
- Y/c HS giải thích cách tìm x của mình.
* Nếu còn thời gian GV cho HS làm bài tập 2a
4. Củng cố - dặn dò:
- GNhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Quan sát.
+ Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
- HS nghe GV h/d.
- HS cả lớp làm bài, sau đó 1HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS nghe GV h/d.
+ Là phép chia có dư vì số dư bằng 95.
- HS lắng nghe GV h/d.
- Cả lớp làm bài. Sau đó, 1HS nêu lại từng bước thực hiện.
+ Đặt tính rồi tính.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét, sau đó 2HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Tìm x.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu, cả lớp làm toán chạy.
- 2HS lên bảng trả lời: HS1 nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích; HS2 nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
- Chữa bài.
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
LỊCH SỬ(16): CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập của HS.
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, y/c trả lời 2 câu hỏi cuối bài 13.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ý chí, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- GV y/c HS đọc SGK từ Lúc đó, quân Mông – Nguyên đang tung hoành Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “Sát Thát”.
+ Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
KL: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5 với định hướng:
- Y/c HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút ra khỏi Thăng Long có tác dụng ntn?
- KL về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta ?
+ Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
Hoạt động 3: Kể về tấm gương Trần Quốc Toản
- Y/c HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản.
- GV giới thiệu đôi nét về Trần Quốc Toản.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu một sự việc, đến khi đủ ý thì dừng lại:
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”.
+ Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh.
+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”.
- Lắng nghe.
- H/đ nhóm 5.
- 2 nhóm đại diện phát biểu ý kiến về 2 câu hỏi, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cho đủ ý.
+ Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
+ Làm cho địch khi vào thành không thấy một bóng người, không một chút lương ăn, càng thêm đói khát và mệt mỏi. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn lực lượng.
+ Sau 3 lần thất bại, quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
+ Vì nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- Một số HS kể trước lớp.
- 2HS đọc.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
ĐẠO ĐỨC(16): YÊU LAO ĐỘNG (T1)
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi và ý nghĩa của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
* GDKNS: Có kĩ năng xác định giá trị của lao động
II/ CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi sau: Hãy nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi-a”
- GV đọc 1 lần câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
- Gọi 1HS đọc truyện lần 2.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày.
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a so với những người khác trong truyện.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi ntn sau chuyện xảy ra?
3. Nếu em là Pê-chi-a em có làm như bạn không? Vì sao?
KL: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 1, SGK)
- GV chia nhóm cho HS và giải thích y/c làm việc nhóm.
- Y/c đại diện của các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
KL: Những biểu hiện yêu lao động: Tự làm lấy công việc của mình, làm mọi việc từ đầu đến cuối, vượt qua khó khăn, chấp nhận thử thách để hoàn thành công việc của mình
Những biểu hiện thể hiện thái độ không yêu lao động: Ỷ lại, không tham gia lao động, không tham gia lao động từ đầu đến cuối
Hoạt động 3: Đóng vai (Bài 2, SGK)
- GV chia nhóm cho HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
- Y/c một vài nhóm lên đóng vai theo các tình huống.
- GV cho lớp thảo luận.
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- Nhận xét và kl về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
* GDKNS: Có kĩ năng xác định giá trị của lao động giúp ích cho bản thân và xã hội.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài 3, 4, 5, 6 trong SGK.
- 2HS trả lời câu hỏi, Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Nếu mọi người trong truyện hăng say làm việc thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
+ Bạn ấy cảm thấy hối tiếc và sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ.
+ Em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn ấy vì chỉ có lao động mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc.. để nuôi sống bản thân và xã hội.
- Lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 5 và chuẩn bị đóng vai theo các tình huống.
- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc phần ghi nhớ.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC(31): KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I/ MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
* GDMT: Gd HS ý thức bảo vệ bầu không khí vì sống trong bầu không khí trong sạch thì sức khoẻ của con người mới được đảm bảo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Hình trang 64, 65 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
- 8 – 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Chỉ hoặc chun để buộc bóng.
- Bơm tiêm.
- Bơm xe đạp (nếu có).
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1) Không khí có ở đâu? Lấy VD chứng minh?
2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí
- GV giơ cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi: Trong cốc có chứa gì?
- Y/c 3HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn, nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Em nhìn thấy gì? Tại sao?
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
(?): Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không?
KL: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* GDMT: Thông qua những tính chất cơ bản của không khí, GV gd HS ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch bởi vì sống trong bầu không khí trong sạch thì sức khoẻ của con người được đảm bảo.
Hoạt động 2: Thổi bóng nhằm phát hiện hình dạng của không khí
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và y/c HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 – 5 phút.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm thổi nhanh và không bị bể.
+ Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên?
+ Các quả bóng này có hình dạng ntn?
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
KL: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong của vật chứa nó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra
của không khí
- GV chia nhóm và y/c các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK.
- Y/c các nhóm quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí.
- Cho HS làm việc cả lớp.
- GV cho các nhóm thực hành bơm bong bóng.
+ Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
+ Nêu một số VD về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS dùng các giác quan để phát hiện ra tính chất của không khí.
+ Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu.
+ Không khí không mùi và không có vị.
+ Đó không phải là mùi của không khí mà là các chất khác trong không khí.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong tổ.
- Cùng thổi bóng, buộc bóng trong tổ.
+ Không khí làm cho quả bóng căng phồng lên.
+ To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau
+ Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
- Lắng nghe.
- Đọc SGK.
- Các nhóm quan sát hình 2b, 2c làm thí nghiệm:
+ Hình 2b:
+ Hình 2c:
+ Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra (hình 2c).
+ Nhấc thân bơm lên để không khí tràn đầy vào thân rồi ấn thân bơm xuống để không khí nén lại dồn vào ống dẫn rồi lại nở ra khi vào đến quả bóng làm cho quả bóng căng phồng lên.
+ Bơm bóng bay, bơm lốp xe đạp, xe máy, xe ô tô
- 2HS đọc.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC(32): KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I/ MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-to và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II/ CHUẨN BỊ:
Hình trang 66, 67 SGK.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dung làm để kê lọ.
+ Nước vôi trong.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1) Em hãy nêu một số tính chất của không khí?
2) Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra?
3) Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Xác định thành phần của không khí
- GV chia nhóm và kiểm tra lại việc chẩn bị của mỗi nhóm.
- GV y/c HS đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để biết cách làm.
- Y/c thảo luận để trả lời câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí oxy duy trì sự cháy và khí nitơ không duy trì sự cháy?
- Cho các nhóm làm thí nghiệm trong SGK và hỏi:
+ Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
+ Phần không khí còn lại có d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 16.doc