1.Khởi động:
2.Bài cũ: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
- Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
- Người dân ở vùng núi cao thường đi lại & chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
- GV nhận xét .
3.Bài mới: Hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn
- GV giới thiệu, ghi tựa bài
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Trồng trọt trên đất dốc .
Mục tiêu : Giúp HS biết người dân ở HLS trồng cây lương thực , cây ăn quả
- GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 – trả lời :
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 4 môn Địa lí - Tiết 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
TIẾT 4 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I . MỤC TIÊU :
1 . Kiến thức:
- HS biết ruộng bậc thang và một số nghề thủ công ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Khai thác khoáng sản ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
2 . Kĩ năng:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Biết dựa vào hình vẽ kể tên thứ tự các công việc trong việc sản xuất ra phân lân.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người.
3 .Thái độ:
- Giáo dục HS yêu quý lao động . Bảo vệ tài nguyên môi trường.
II .CHUẨN BỊ:
GV : SGK , Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản. Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS : SGK – VBT .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
9 phút
8 phút
9 phút
3 phút
1 phút
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
Người dân ở vùng núi cao thường đi lại & chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
GV nhận xét .
3.Bài mới: Hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn
- GV giới thiệu, ghi tựa bài
4.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động1: Trồng trọt trên đất dốc .
Mục tiêu : Giúp HS biết người dân ở HLS trồng cây lương thực , cây ăn quả
GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Yêu cầu HS quan sát hình 1 – trả lời :
Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Giáo dục BVMT .
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống
Mục tiêu : Giúp HS biết nghề truyền thống của ở Hoàng Liên Sơn là dệt , may , đan
- GV yêu cầu HS quan sát tranh , ảnh và SGK trả lời .
Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét về hoa văn & màu sắc của hàng thổ cẩm và cho biết thường dùng làm gì ?
GV chốt ý .
Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản .
Mục tiêu : Giúp HS biết việc khai thác khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
- GV yêu cầu HS đọc thầm SGK
Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ và khai thác khoáng sản hợp lí?
Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
- GV nhận xét, chốt ý.
Giáo dục BVMT.
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học.
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
Ngoài khai thác khoáng sản , người dân miền núi còn khai thác gì ?
- Giáo dục BVMT .
5.Tổng kết - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
- Hát .
Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Dao , Thái , Mông .
Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên : gỗ , tre , nứa .. Họ thường làm nhà ở để tránh ẩm thấp và thú dữ .
- Người dân vùng cao thường đi lại và chuyên chở bằng phương tiện : đi bộ , đi ngựa . Vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn , núi cao khó đi lại .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động lớp – các nhân
HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam .
HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi
.thường được làm ở sườn núi .
Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
Người dân ở vùng Hoàng Liên Sơn trồng lúa , chè , ngô
Hoạt động nhóm - lớp
HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý .
- Một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng Hoàng Liên Sơn : Dệt: hàng thổ cẩm- May , thêu , đan , lát : gùi , sọt - Rèn : rìu , cuốc , xẻng
- Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ , những nét hoa văn độc đáo , thường được làm thảm , khăn , mũ , túi
Hoạt động cá nhân
- HS đọc thầm SGK và trả lời .
- Một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn : a-pa-tít , đồng , chì , kẽm .
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp . Vì vậy , chúng ta phải biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí .
- A-pa-tít được khai thác nhiều nhất .
Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp .
Hoạt động lớp
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm các nghề : nghề nông , nghề thủ công và khai thác khoáng sản , Trong đó nghề nông là nghề chính .
- Họ còn khai thác : gỗ , tre làm nhà, đồ dùng - Măng , mộc nhĩ , nấm hương .. làm thức ăn - Quế , sa nhân làm thuốc chữa bệnh .
Kiểm tra
Trực quan
Đàm thoại
MT
Trực quan
Thảo luận
Đàm thoại
Trực quan
Đàm thoại
MT
Củng cố
Rút kinh nghiệm :
VI TÍNH
GV bộ môn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DIA LI.doc