3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
- Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển/vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray (đường rầy). Vậy ta cần phải làm gì để giữ an toàn giao thông đường sắt? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
- Ghi tựa bài lên bảng.
4. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông - Bài 6: An toàn giao thông đường sắt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 6 AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT (Tiết 1)
Ngày soạn: 30/2/2018 - Ngày dạy: / /2018
I. MỤC TIÊU:
- Biết những việc cần làm để giữ an toàn giao thông đường sắt: Không để chướng ngại vật trên đường sắt; không chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt; không đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt; không ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
- Cùng tham gia việc giữ gìn, bảo vệ đường sắt để đem lại sự an toàn, bình yên cho những đoàn tàu.
- Có ý thức thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện giữ an toàn giao thông đường sắt; góp phần ngăn chặn những hành vi sai trái, mất an toàn trong giao thông đường sắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; một số tranh ảnh phóng to.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1’)
- Hát vui: Bài “An toàn giao thông”.
2.- Ôn bài: (4’)
- CTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
+ Bạn hãy kể lại một việc làm thể hiện văn hóa giao thông mà bản thân hoặc bè bạn đã thực hiện và nói lên cảm nghĩ của mình.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn tập của HS.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
15’
10’
4’
3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
- Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển/vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray (đường rầy). Vậy ta cần phải làm gì để giữ an toàn giao thông đường sắt? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
- Ghi tựa bài lên bảng.
4. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là an toàn giao thông đường sắt?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận: An toàn giao thông đường sắt là giữ gìn, bảo vệ đường sắt để đem lại sự an toàn, bình yên cho những đoàn tàu.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS xem ảnh trang 30 SGK thảo luận nhóm thực hiện câu hỏi sau:
+ Em hãy nhận xét việc làm, hành vi của những người trong các hình ảnh về an toàn giao thông đường sắt.
- Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận: Tre em ngồi chơi, đi, đứng, thả súc vật, họp chợ trên đường sắt là những việc làm vi phạm an toàn giao thông đường sắt.
5. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ SGK trả lời câu hỏi sau.
+ Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, em cần thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện những việc làm cụ thể nào?
- Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận: Không để chướng ngại vật trên đường sắt; không chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt; không đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt; không ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
6. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Ôn bài.
- Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng.
- Bài sau: An toàn giao thông đường sắt (tiếp theo).
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện giữ an toàn giao thông đường sắt; góp phần ngăn chặn những hành vi sai trái, mất an toàn trong giao thông đường sắt.
7. RÚT KINH NGHIỆM:
..
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 6 AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT (Tiết 2)
Ngày soạn: 30/2/2018 - Ngày dạy: / /2018
I. MỤC TIÊU:
- Biết những việc cần làm để giữ an toàn giao thông đường sắt: Không để chướng ngại vật trên đường sắt; không chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt; không đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt; không ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
- Cùng tham gia việc giữ gìn, bảo vệ đường sắt để đem lại sự an toàn, bình yên cho những đoàn tàu.
- Có ý thức thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện giữ an toàn giao thông đường sắt; góp phần ngăn chặn những hành vi sai trái, mất an toàn trong giao thông đường sắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; một số tranh ảnh phóng to.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1’)
- Hát vui: Bài “Khi trẻ em đi xe đạp”.
2.- Ôn bài: (4’)
- CTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
+ Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, em cần thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện những việc làm cụ thể nào?
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
15’
10’
4’
3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
- Tiết học trước các em đã biết thế nào là an toàn giao thông đường sắt. Bài học hôm nay các em sẽ làm các bài tập thực hành liên quan đến an toàn giao thông đường sắt.
- Ghi tựa bài lên bảng.
4. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:
- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT1, 4 SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận:
+ BT1: C. Khuyên mọi người không nên họp chợ trên đường sắt.
+ BT4: Ngồi chơi, đi, đứng trên đường sắt là những việc làm vi phạm an toàn giao thông đường sắt.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT2, 3 SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- Kết luận: Tai nan giao thông đường sắt là một trong những nguyên nhân ngây nguy hại cho con người ở mức rất nghiêm trọng, hầu hết nạn nhân đều bị tử vong.
5. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT5 trang 31 SGK, làm việc cá nhân vào vở.
- Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
6. Hoạt động ứng dụng:
- Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế: Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn giao thông đường sắt (vẽ tranh, tổ chức triển lãm,) và các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình, người thân và cộng đồng.
- Bài sau: Ôn tập.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
* PCTHĐTQ điều khiển các bước:
- Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Đọc tên bài học và viết vào vở.
- Đọc mục tiêu bài học.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS tự làm bài vào vở.
- Lần lượt trình bày trước lớp.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có biểu hiện lối sống có đạo đức bằng văn hóa giao thông của bản thân.
7. RÚT KINH NGHIỆM:
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- AN TOÀN GIAO THÔNG BAI 6.doc