I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết được các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 30, 31 SGK.
- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK phóng to, caắt rời nhau.
- Giấy khổ to, bút dạ.
67 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Truờng tiểu học Tân Hương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động học
* Hoạt động : Khởi động
* KTBC: Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài 12.
- Nhận xét, ghi điểm.
* GTB: Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
* Hoạt động 1 : Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK:
+ Gọi HS đọc các thông tin.
+ Yêu cầu 3 HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để chọn câu trả lời đúng cho phiếu.
+ Gọi HS báo cáo kết quả thực hành.
- Nhận xét kết quả thực hành.
- Gọi HS đọc lại thông tin trang 28 nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời
1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
2. Bệnh sốt xuyết huyết được lây truyền như thế nào?
3. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
* Kết luận: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do loại vi- rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
* Hoạt động 2: Những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trao đổi, thảo luận và nêu những việc nên làm và không nên làm đề phòng, chữa bệnh sốt xuất huyết.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, yêu cầu nhóm khác bổ sung ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
* Kết luận: Sốt xuất huyết là một trong những việc nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3- 5 ngày. Cách phòng tránh tốt nhất là vệ sinh môi trường, diệt muỗi, sâu bọ và tránh muỗi đốt.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ theo gợi ý: Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hoặc có thể nói những việc mà trong tranh minh họa giới thiệu.
- Nhận xét HS trình bày.
* Kết luận: Muỗi vằn ưa sống trong nhà, ẩn núp trong xó nhà, gầm giường đặc biệt là nơi treo quần áo, để trứng vào nơi chum vại, lu nước, ... cần tuyên truyền mọi người phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, tuyên dương lớp,
- Dặn Hsvề học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiể về “Bệnh viêm não”.
- 3 HS lần lượt tar3 lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
+ Tác nhân gây bệnh số rét là gì? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
+ Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh sốt rét?
- HS nhắc lại, mở SGK trang 28, 29.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, nối tiếp nhau trả lời.
- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được vào phiếu.
- HS nêu các cách phòng bệnh sốt xuất huyết, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
- HS kể, lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
Khoa học
Bài 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết được các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 30, 31 SGK.
- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK phóng to, caắt rời nhau.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động : Khởi động
* KTBC: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* GTB: Tiết học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em tìm hiểu về “Bệnh viêm não”.
* Hoạt động 1 : Tác nguyên gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” trang 30 SGK.
+ Chia nhóm HS, Phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ.
+ Hướng dẫn cách chơi: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó ghép đôi câu hỏi với câu trả lời tương ứng và ghi kết quả vào 1 tờ giấy. Nhóm nào xong thì phất cờ và mang nộp đáp án cho thầy. Nhóm thắng cuộc là nhóm nhanh và đúng nhất.
- GV cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình.
- GV đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho HS chọn đáp án đúng nhất.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài.
* Kết luận:
Viêm não là bệnh truyền nhiễm do một loại vi- rút có trong máu gia súc gây ra. Muỗi hút máu các con vật bi bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị.
* Hoạt động 2: Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh họa trang 30, 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
- Gọi HS trình bày, mỗi em chỉ nói về một hình.
+ Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
* Kết luận: Viêm não là một bệnh rất nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Cách chống tốt nhất là giữ vệ sinh nhà và môi trường xung quanh. Cần có thói quen ngủ màn. Cân đi tiêm phòng theo đúng chỉdẫn của bác sĩ.
* Hoạt động 3: Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não
- GV nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay bác phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là bác sĩ Lâm em sẽ nói gì với bà con xã A.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, tuyên dương lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu về bệnh “Bệnh viêm gan A”.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hopỉ:
+ Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Hãy nêu các cách để phòng bệnh sốt xuất huyết?
- HS nhắc lại, mở SGK trang 30, 31.
- HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3 ...
- HS cả lớp cùng trao đổi va 2tho61ng nhất đáp án đúng: 1.c ; 2.d ; 3.b ; 4.a
- HS trả lời theo tinh thần xung phong.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến,
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- 3 HS thi tuyên truyền trước lớp.
- HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn.
- Cả lớp bình chọn tuyên truyền viên giỏi nhất.
Tuần 8
Khoa học
Bài 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường tuyên truyền bệnh viêm gan A.
- Hiểu được sự nguy hiểmbệnh viêm gan A.
- Biết được cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 32, 33 SGK.
- Gia61y khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động : Khởi động
* KTBC: GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. Sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
* GTB: Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một căn bệnh cũng rất nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa, đó là “Bệnh viêm gan A”.
*Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. Yêu câu HS trao đổi về bệnh viêm gan A.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.
- Nhận xét và tuyên dương.
* Kết luận: Dấu hiệu của người bị bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn...
* Hoạt động 2: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, tham gia đóng vai các nhân vật trong H1.
- Gọi các nhóm lên diễn kịch, GV dùng ghế dài làm giường.
- Nhận xét, khen ngợi những HS diễn tốt.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm gan A.
* Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp cùng quan sát tranh minh họa trang 33 SGK và trình bày về từng tranh theo các câu hỏi:
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy để làm gì?
- Gọi HS trình bày, mỗi em nói về một hình.
- Theo em, người bị bệnh viêm gan A cần làm gì?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 33.
* Kết luận: Muốn phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện...
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Dặn về nhà học thuộc mục Ban cần biết, sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về bệnh AIDS.
-3 HS lên bảng lầ lượt trả lời các câu hỏi:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
+ Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- HS nhắc lại, mở SGK trang 32, 33.
- Hoạt động theo nhóm.
- Dán phiếu, đọc phiếu, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai, tập diễn.
- 2- 3 HS lên diễn kịch.
- HS tiếp nối nhau trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị, làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy yếu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau.
- 4 HS nối tiếp nhau trình bày.
- Người bị bệnh viêm gan A cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin, không ăn mỡ, không uống rượu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Khoa học
Bài 16 : PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV/ AIDS là gì?
- Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/ AIDS.
- Nêu được các con đường lây truyền và cách phòng tránh nhiểm HIV.
- Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh HIV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to, cắt rời từng câu hỏi, câu trả lời.
- Hình minh họa trang 35 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ, màu.
- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về HIV/ AIDS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động : Khởi động
* KTBC: Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra về nội dung bài trước, sau đó nhận xét và ghi điểm.
* GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về một căn bệnh thế kỉ, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, đó là HIV/ AIDS.
* Hoạt động 1 : Chia sẽ kiến thức
- Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh HIV/ AIDS.
- GV nêu: Các em đã biết gì về căn bệnh này? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn. HS dùng tranh ảnh mà mình sưu tầm được để trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 2: HIV/ AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/ AIDS
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
+ Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Sau đó viết vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất, đúng là nhóm thắng cuộc.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS thực hành hỏi – đáp về HIV/ AIDS (theo câu hỏi SGK).
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/ AIDS.
* Kết luận: GV cung cấp thêm thônh tin cho HS hiểu về HIV/ AIDS.
* Hoạt động 3: Cách phòng tránh HIV/ AIDS
- Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin.
- Hỏi: Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/ AIDS?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/ AIDS
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền và thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
- Bệnh nhân viêm gan A cần làm gì?
- HS nhắc lại, mở SGK trang 34, 34.
- Tổ trường báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5 – 7 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Lời giải đúng: 1.c ; 3.d ; 5.a ; 2.b ; 4.e
A2
- HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời câu hỏi các bạn đưa ra.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thông tin.
- Tiếp nối nhau, phát biểu ý kiến trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch) để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/ AIDS.
- Các nhóm lên tham gia cuộc thi.
Tuần 9
Khoa học
Bài 17: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM
HIV/ AIDS
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Luôn vận động tuyên truyền mọi người không tránh xa; phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/ AIDS và gia đình của họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh họa trang 36- 37 SGK.
- Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV/ AIDS.
- Một số tình huống ghi sẵn vào phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động : Khởi động
*KTBC: Gọi HS lên bảng trả lời các câu bài trước, nhận xét, ghi điểm.
* GTB: Cái chết đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS là không tránh khỏi. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp đỡ những người nhiễm HIV/ AID, để những năm tháng cuối đời của họ vẫn còn có ý nghĩa.Các em học bài “Thái độ đối với người nhiễnm HIV/ AIDS”.
* Hoạt động 1 : HIV/ AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường
- Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/ AIDS?
- GV ghi nhanh những ý kiến của HS lên bảng và kết luận: những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1va2 phân vai diễn theo tình huống.
- GV gọi các nhóm lên diễn kịch.
- Nhận xét và khen ngợi từng nhóm.
* Hoạt động 2: Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp:
+ Yêu cầu HS quan sát H2, 3 trang 36, 37 SGK, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi: “Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn ấy thế nào? Vì sao?”.
+ Gọi HS trình bày ý kiến của mình, HS khác nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có cách ứng xử thông minh.
- Qua ý kiến của các bạn, em rút ra điều gì?
- Lưu ý: ở nước ta tính đến ngày 19/7/2003 đã có 68 000 người nhiễm HIV. Đó là con số rất lớn.
* Hoạt động 3: Bày tỏ, thái độ ý kiến
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiếp học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ HIV/ AIDS là gì?
+ HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS?
- HS nhắc lại, Mở SGK trang 36, 37.
- Trao đổi theo cặp, tiếp nối nhau phát biểu.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.
- 3- 5 HS trình bày ý kiến của mình. HS khác nhận xét.
- HS nêu, bàn bạc và thống nhất.
- Lắng nghe.
- HS hoạt động theo nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Tiến hành nhận phiếu và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm có cùng phiếu phát biểu nếu có cách ứng xử khác.
Khoa học
Bài 18: PHÒNG TRÁNH BỆNH XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
- Biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại.
- Biết được ai là người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự , nhờ giúp khi bị xâm hại.
- Luôn có ý thứcphòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi cùng đề cao cảnh giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK trang 38, 39.
- Phiếu ghi sẵn một số tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động : Khởi động
*KTBC: Gọi 2 HS lên bảng trả lời về nội dung bài trước, nhận xét và ghi điểm HS.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
* GTB: Qua trò chơi chúng ta thấy rằng là phải luôn chú ý đề cao cảnh giác thì mới không bị xâm hại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại.
* Hoạt động 1 : Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1, 2, 3 trang 38 SGK.
- Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểmgì?
- Em hãy kể các tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết?
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- Nhận xét, kết luận những trường hợp nói đúng.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi tìm cách để phòng tránh bị xâm hại (Gợi ý: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp đã nêu ở trên?).
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh các ý kiến bổ sung lên bảng để có ý kiến đầy đủ.
* Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Chia HS thành nhóm theo tổ.
- Đưa tình huống cho các nhóm và yêu cầu HS xây dựng lời thoại để có một kịch bản hay, nêu được cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại. Sau đó diễn lại lại tình huống theo kịch bản.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi các nhóm lên đóng kịch.
- Nhận xét các nhóm có sáng tạo, có lời thoại hay, đạt hiệu quả.
* Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
* Kết luận: Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại. Các em phải biết cách để phòng tránh.
+ Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
+ Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
* Kết luận: Xung quanh em có nhiều nười đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong lúc gặp khó khăn. Các em có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, sưu tầm tranh ảnh, thông tin về một vụ tai nạn giao thông đường bộ.
- Những trường tiếp xúc nào không bị HIV/ AIDS?
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS và gia đình của họ? Theo em tại sao phải làm như vậy?
- HS nhắc lại, ghi vở, mở SGK trang 38, 39.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và ý kiến trước lớp.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng, vcác nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động trong tổ theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Khi bị xâm hại, chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, chị tổng phụ trách, cô, chú, chú, bác, ...
- Lắng nghe.
Tuần 10
Khoa học
Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- Hình minh họa trang 40, 41 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động : Khởi động
* KTBC: GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 18, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- Cho HS quan sát bức ảnh tai nạn giao thông và hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
* GTB: Bài học hôm nay giúp các em hiểu được hậu quả nặng nề của những vi phạm giao thông và những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông.
* Hoạt động 1 : Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng.
- Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
* Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông ...Nhưng chủ yếu nhất vẫn là ý thức con người tham gia giao thông đường bộ chưa tốt.
* Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
* Hãy chỉ ra những vi phạm của người tham giao thông.
* Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
* Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- GV hướng dẫn, giúp đỡ những nhóm khó khăn.
- Gọi HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Qua những vi phạm về giao thông, em có nhận xét gì?
* Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải do mình vi phạm.
* Hoạt động 3: Những việc làm để thực hiện ATGT
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng HS.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK trang 41 và nói rõ ích lợi của việc làm mô hình trong hình, sau đó hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện ATGT.
+ Gọi HS làm xong dán phiếu lên bảng, yêu cầu đọc phiếu và nhóm khác bổ sung. GV ghi ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về ATGT.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12445177.doc