Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên và nước

- Sữ dụng được một số từ chỉ dấu hiệu nổi bật, kể về các mùa và hiện tượng tự nhiên khác.

- Biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn, nói về những gì quan sát, nhận xét, phỏng đoán về các hiện tượng tự nhiên, thời tiết theo mùa.

 * LQ với văn học:

- Làm quen với một số từ ngữ về nước và các hiện tượng tự nhiên, hiểu nghĩa các từ.

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố có nội dung liên quan đến chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên.

+ Truyện: Gió và cô mây

+ Thơ:Mùa xuân.

- Dạy trẻ biết đóng kịch, biết đánh giá các nhân vật trong truyện.

- Biết kể chuyện sáng tạo theo tranh.

- Dạy trẻ biết mối quan hệ của các mùa, biết được các hiện tượng thiên nhiên thường hay xảy ra để biết cách phòng tránh

 

doc157 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7896 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên và nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt được mình. Khi qua sông đọc: Sang sông, về sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột. Khi đọc đến câu cuối cùng, cháu làm đĩa bắt đầu đuổi bắt những người qua sông, nhưng chỉ đựoc bắt người qua sông chưa tới bờ. Những người qua sông phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho đĩa không bắt được. Ai bị đĩa bắt phải đứng ra ngoài một lần chơi. Lần sau chơi đổi vai đĩa. Ai chạy nhanh sẽ được chọn làm đĩa *Chơi với cát : chơi với nước Trẻ cùng nhau chơi không tranh dành đồ chơi Cát, nước Trẻ về góc chơi và cùng nhau chơi Cô bao quát các nhóm chơi , theo dõi trẻ. sau đó nhận xét các nhóm chơi . Cô cùng trẻ hát bài : lại đây với cô . 3.Hoạt động có chủ đích Hoạt động : Phát triển thể chất Đề tài : “Bò chui qua cổng- trèo lên xuống ghế” I.Mục đích yêu cầu - Kiến thức:Trẻ biết xếp và chuyển đội hình (hàng dọc, vòng tròn, hàng ngang, quay trái, phải) theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập thành thạo các động tác trong bài tập phát triển chung. - Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng bò bằng 2 bàn tay, đầu gối, kỹ năng trèo lên xuống ghế một cách khéo léo.Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn khi thực hiện. - Thái độ: Trẻ hứng thú tích cực vận động, có ý thức tổ chức kỷ luật.Biết lấy và cất đồ dùng, dụng cụ theo yêu cầu của cô, tự vệ sinh cá nhân sau khi luyện tập. II.Chuẩn bị: - Lớp học, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Xắc xô, vạch, cổng, ghế. III.Phương pháp - Phương pháp chủ yếu: Làm mẫu, luyện tập. - PP- BP kết hợp: Làm mẫu, giải thích, thi đua, chỉ dẫn, sữa sai, động viên, khuyến khích IV.Tiến hành Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1:Ổn định –trò chuyện Đọc câu đố: Ào ào trên đời Xua cho mây bay Ào ào rung cây Làm cho lá rụng Thế mà cứ trốn Nhìn chẳng thấy đâu Bé đoán mau mau Ai mà nghịch thế?(Gió) -Cô đố các con biết câu đố trên nói về cái gì? -Gió có lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta không? Gió là một hiện tượng của tự nhiên,gió cũng có ích nhiều cho con người cũng như cảnh vật xung quanh tuy vậy nhưng nó cũng gây ra không ít những tổn thất nặng nề cho con người chúng ta và cả cảnh vật xung quanh ta nữa đấy. -Thế các con có biết bài hát nào nói về gió không? Bây giờ cô và các con chúng ta sẽ cùng vận động lại bài hát nầy cùng cô nhé! - Cho trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn với các kiểu đi: Đi bình thường, gót chân, mũi chân, cạnh bàn chân. - Chạy chậm, chạy nhanh. - Chuyển đội hình 4 hàng ngang giản cách điều nhau tập bài tập phát triển chung. Hoạt động 2:Trọng tâm Ngày hôm nay cô và các con chúng ta sẽ cùng học cách “ bò chui qua cổng và trèo lên xuống ghế thể dục”.Nhưng trước khi chúng ta thực hiện vận động thì bây giờ cô và các con chúng ta cùng tập bài tập phát triển chung đã nhé! Tập BT phát triển chung: -ĐT tay vai đt 4: Tay gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang. CB . TH - ĐT chân đt 4 : Bước khuỵu 1 chân ra trước chân sau thẳng. CB.4 1 . 3 2 - ĐT bụng lườn đt 4: Đứng đan tay sau lưng gập người về phía trước. CB.4 1.3 2 - ĐT bật đt 4: Bật lân phiên chân trước chân sau. CB .4 TH .1.2.3 b. VĐCB: “Bò chui qua cổng-trèo lên xuống ghế” - Cô giới thiệu tên VĐCB: “Bò chui qua cổng- trèo lên xuống ghế” - Cô tiến hành làm mẫu cho trẻ quan sát. L1: Làm mẫu toàn phần L2: Làm mẫu + giải thích TTCB: hai tay- chân đặt xuống sàn trước vạch. Thực hiện: khi có hiệu lệnh trẻ bò qua cổng, không chạm cổng, mắt nhìn về phía trước, tới chổ ghế đứng dậy 2 tay ôm lấy ghế, lần lượt bỏ từng chân qua, sau đó bỏ từng chân xuống, chân nào bỏ lên trước thì hà xuống trước. sau đó về cuối hàng. - Cho 1-2 trẻ lên thực hiện - Tổ chức cho cả lớp luyện tập - Lần 1: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện lần lượt cho đến hết lớp. - Lần 2: Cho trẻ thực hiện thi đua theo tổ - Trong quá trình luyện tập cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ. - Nhận xét giờ hoạt động. Chuyển hoạt động. Kết thúc:cho trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở không khí ./. Trẻ lắng nghe cô đọc câu đố. T/c:gió trẻ kể theo ý trẻ. Trẻ cùng tập với cô. Trẻ quan sát cô thực hiện. Trẻ lên thực hiện động tác. Các trẻ cùng thi đua nhau. 4.Hoạt động góc Các góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị TC thực hiện Góc phân vai - Mẹ con, bán hàng. Trẻ biết chơi với vai chơi của mình, chơi cùng nhau. - Đồ dùng đồ chơi phù hợp với các góc. - Cô bao quát chung khi trẻ chơi để giúp trẻ có những hành động phù hợp với từng vai mà mình đã nhận. Góc xây dựng Xây ao hồ -Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu sẵn có để xây. - Gạch, một số loại cây,hoa.... Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Pha nước chanh" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ Góc nghệ thuật. Hát múa các bài về hiện tượng thiên nhiên. -Vẽ mưa Vẽ sông, suối, trăng Biết thể hiện tình cảm khi hát múa. - Mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. -Dụng cụ âm nhạc. - Giấy, màu, bút chì đen, chì màu. - Động viên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui tươi nhí nhảnh. Góc thư viện -Xem tranh về các hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, các mùa. -Trẻ biết lật sách từ trái qua phải. - tranh ảnh lấy từ hoạ báo về các hiện tượng thiên nhiên. Trẻ vào góc cô hướng dẫn cách lật sách. Cách kể chuyện theo tranh. Góc thiên nhiên - Cho trẻ chơi với cát nước. -Trẻ được chơi với cát nước. -Cát, nước sạch. -Trẻ biết lấy dụng cụ để chơi. 5.Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa. - Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng. - Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn. - Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. - Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế. - Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ. 6.Hoạt động chiều. Các từ: Buổi sáng-Ban ngày-Ban đêm Mục đích :Trẻ hiểu nghĩa được các từ và nói được các câu “đây là”và trả lời được câu hỏi “cái gì đây?”.Làm theo yêu cầu đơn giản của cô. Chuẩn bị: Chuẩn bị tranh : Buổi sáng-Ban ngày-Ban đêm Tiến hành: - Trẻ hát " Trời nắng-trời mưa" - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát - Bài hát nói về điều gì? - Cô dẫn trẻ ra sân đến bên bức tranh “Buổi sáng” - Cô có cái gì đây? Từ: Buổi sáng Cô cho trẻ đọc cụm từ “Buổi sáng” Buổi sáng các con thường làm gì nào? Cô cho cả lớp cùng đọc: Buổi sáng (2-3 lần) Cô gọi từng tổ đọc lại. Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.cô chỉ vào bức tranh “Buổi sáng” và đọc “Buổi sáng”. Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần. Sau đó cho trẻ lên một lượtvà giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì? Trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ. Tiếp tục thực hiện bằng cách cô chỉ vào tranh và cho trẻ nói. Từ: Buổi trưa Cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ: Đây là bức tranh gì?(t/c:buổi trưa) Buổi trưa các con thường làm gì nào? Cô cho cả lớp cùng đọc: Buổi trưa (2-3 lần) Cô gọi từng tổ đọc lại. Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.Cô chỉ vào bức tranh “Buổi trưa” và đọc “Buổi trưa”. Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần. Sau đó cho trẻ lên một lượt và giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì?trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ. Tiếp tục thực hiện tương tự đối với cụm từ “Buổi tối” Tập chơi các trò chơi vận động,dân gian,học tập. - Trò chuyện về sự thay đổi thời tiết. - Cho trẻ vẽ tranh ông mặt trời Trò chuyện: cô chuẩn bị giấy ,bút, màu vẽ cho học sinh Cô đưa tranh ông mặt trời ra và hỏi trẻ: Đây là bức tranh gì? Các con biết gì về bức tranh? Các con thấy cô vẽ tranh như thế nào? Nếu là các con vẽ thì các con sẽ vẽ bức tranh ông mặt trời như thế nào? Cô cho trẻ vẽ. - Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi. - Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón. 7. Trả trẻ -Vệ sinh trẻ:chải lại đầu,lau mặt cho sạch sẽ -Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày. + Đánh giá trẻ cuối ngày Nhật ký cuối ngày 1. Những trẻ nghỉ học: 2. Hoạt động có chủ đích: Những trẻ tham gia chưa tích cực: Những trẻ chưa đạt yêu cầu: 3. Những hoạt động khác: 4. Những biểu hiện đặc biệt của trẻ: 5. Những vấn đề cần lưu ý: .................................................................................................................................... KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG NGÀY (Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2015) Nhánh II:CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 1.Các hoạt động trong ngày Đón trẻ - Cho trẻ chào bố mẹ.cô,trước khi vào lớp. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về chủ đề một số hiện tượng thời tiết. - Thể dục buổi sáng. - Điểm danh trẻ 2.Hoạt động trong ngoài trời - Cô dặn dò trẻ trẻ trước lúc ra sân - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Giờ quan sát hôm nay cô cùng các con quan sát thời tiết trong ngày như thế nào nhé? - Các con hãy nhìn lên bầu trời và nói cho cô biết bầu trời hôm nay như thế nào? - Bầu trời có trong xanh không? - Hôm nay trời nắng hay mưa? - Trên bầu trời có gì nào? - khi trời nắng con thấy thế nào? - Thời tiết có nóng không? - Thời tiết ấm áp thế này ở nhà bố mẹ chở con đến trường bằng phương tiện gì? - Khi ngồi trên xe chúng ta phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ: Khi thời tiết nắng nóng ở nhà ra đường ngồi trên xe các con nhớ đội mũ bảo hiểm đeo khẩu trang chống bụi bẩn và cái nắng gay gắt để bảo vệ sức khỏe Làm quen kiến thức mới “Xác định thời gian”. - Trò chơi vận động:“Trời mưa” - Trò chơi tự do:+ TCDG: “Thả đỉa ba ba”. + TCHT:Vật chìm nổi. + Chơi với cát, .nước 3.Hoạt động có chủ đích: Phát triển nhận thức Đề tài : Các hiện tượng tự nhiên I. Mục đích yêu cầu : Kiến thức: - Trẻ biết bầu trời ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các vì sao đó là những hành trình ngôi sao ở rất xa chúng ta. - Trẻ phân biệt được bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm. Kỹ năng : - Phát triển khả năng suy luận quan sát, phán đoán ở trẻ. - Phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ. Thái độ : - Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. - Giáo dục trẻ biết thưởng thức và khám phá những điều bí ẩn về các hiện tượng tự nhiên. Không chơi ngoài nắng II. Chuẩn bị : 1. Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ cảnh bầu trời ban ngày và ban đêm. - Tranh ảnh về cảnh vật cũng như con người vào ban ngày ban đêm. 2. Chuẩn bị của trẻ : - Trẻ thuộc bài hát “ Nắng sớm” - Cho trẻ Qs bầu trời mặt trời khi ra ngoài trời - Dặn dò trẻ về nhà buổi tối xem trăng sao. 3. Nội dung tích hợp : - Toán , âm nhạc. III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ Hoạt động 1 . Ổn định –trò chuyện Cho trẻ hát bài “Nắng sớm” Cùng đàm thoại về nội dung bài. Khi ánh nắng vàng tỏa xuống mặt đất đó là nhờ ai dọi tia nắng xuống. Muốn biết đó là ai chúng ta cùng khám phá về những hành tinh ở cách chúng ta nhé. Hoạt động 2 . Quan sát –đàm thoại - Cô treo tranh cảnh ban ngày hỏi trẻ con có nhận xét gì về bức tranh này? - Khi bầu trời có ông mặt trời và trời sáng thì đó là ban ngày hay ban đêm. - Cho trẻ đọc bầu trời ban ngày, ông mặt trời. - Con nhận xét xem ông mặt trời như thế nào? Nếu chúng ta nhìn thẳng vào ông mặt trời thì điều gì xảy ra trên mặt chúng ta. - Mặt trời mọc vào buổi nào? Lặn vào buổi nào? - Khi bắt đầu mọc cũng như khi gần khuất núi con thấy ông mặt trời như thế nào? - Ông mặt trời có tác dụng và tác hại gì đối với chúng ta. - Cô tóm lại ý của trẻ. * Tiếp tục cô treo tranh cảnh ban đêm cho trẻ đoán. - Vì sao con biết đây là bầu trời ban đêm? - Con có nhận xét gì về bầu trời ban đêm? - Cho trẻ đọc mặt trăng. - Trăng có dạng hình gì? - Khi nhìn thẳng vào trăng con có cảm giác như thế nào? - Trăng thường xuất hiện tròn nhất vào ngày nào trong tháng? - Đầu tháng trăng có hình gì? - Nhìn lên trăng ta thấy có gì? - Nếu ngày nào không có trăng bầu trời như thế nào? - Trăng có ích lợi gì đối với cuộc sống của muôn loài? + Bầu trời tối không trăng nhưng có những gì lấp lánh? - Con có nhận xét gì về những vì sao? - Có những loại sao nào con biết? + Cô tóm lại tất cả những ý trên. * Cho trẻ so sánh bầu trời ban đêm và ban ngày . - Con nhận xét gì về bầu trời ban đêm và bầu trời ban ngày? Cô tóm lại và nhấn mạnh cho trẻ biết , mặt trăng mặt trời và các vì sao là những hành tinh ở rất xa chúng ta song con người vẫn có thể tới được hành tinh bẵng con tàu vũ trụ. * Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng, khi trời không có trăng không nên ra ngoài chơi dễ bị rắn rết cắn. Tiếp tục quan sát và khám phá những điều bí ẩn của các hiện tượng tự nhiên. Hoạt động 3. Trò chơi: Ai nhanh nhất. Cô có tranh cảnh ban đêm và ban ngày. Phát cho trẻ cảnh hoạt động của con người vào ban ngày như đi làm đi họcCảnh ban đêm như mọi người ngồi trò chuyện, các cháu nhỏ nhảy múa tung tăng. Khi có hiệu lệnh trẻ chạy nhanh về đúng bức tranh ban ngày hoặc ban đêm theo đúng nội dung bức tranh cũng như hoạt động của con người. Cho trẻ vào góc vẽ mặt trời mặt trăng và các vì sao. Cô QS nhận xét trẻ. kết thúc : Củng cố- Dặn dò trẻ. - Cả lớp cùng hát - Nghe cô giới thiệu. - QS tranh và nhận xét về bức tranh. - Ban ngày. - Lớp, tổ, cá nhân đọc. - Trẻ nhận xét như ông trời tròn có màu đỏ, tỏa nhiều tia nắng, nhìn thẳng vào ông mặt trời thì mặt chúng ta nhăn lại mắt chúng ta nheo lại. - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết. - To có màu đỏ ít tia nắng. - Ông tỏa nắng cho mọi người đi làm và phơi quần áo cũng như mọi thứ nhanh khô. Nhưng ông chiếu tia mặt trời vào mặt sẽ làm hư da , sạm và đen da - QS tranh cảnh ban đêm - Trẻ nhận xét. - Trẻ nhận xét theo hiểu biết. - Lớp nhóm , cá nhân đọc. - Cả lớp đọc trăng có dạng hình tròn. - Rất dễ chịu. - Ngày rằm. - Trăng có hình tròn. - Có cây đa chú cuội. - Tối mịt - Tỏa sáng để mọi người vui chơi nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc vất vả. - Có những vì sao. - Trẻ nhận xét - Sao Mai , Sao Hôm, Sao Bác Đẩu - Bầu trời ban ngày có mặt trời có tia nắng vàng trời sáng. Còn bầu trời ban đêm có trang sao bầu trời tối. - Nghe cô tóm lại. - Nghe cô giáo dục - Nghe cô hướng dẫn và thực hiện chưoi đúng và nhanh. Trẻ vào hoạt động ở 3 góc. 4.Hoạt động góc - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ. - Góc xây dựng: Xây hồ nước. - Góc nghệ thuật: Hát, múa, vẽ nặn những bài trong chủ đề(vẽ ông mạt trời) - Góc thư viện: Xem tranh ảnh những bài trong chủ đề. - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, với nước. * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng: xây dựng công viên nước - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng thiên nhiên 5.Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa. - Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng. - Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn. - Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. - Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế. - Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ. 6.Hoạt động chiều. Các từ: Mặt trời -Thức -Ngủ Mục đích :Trẻ biết và hiểu được nghĩa các từ mặt trời - thức – ngủ Chuẩn bị: Chuẩn bị tranh : Mặt trời – thức – ngủ Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ:đây là bức tranh gì?(t/c: Mặt trời Ánh nắng mặt trời cho ta điều gì? Cô cho cả lớp cùng đọc: Mặt trời (2-3 lần) Cô gọi từng tổ đọc lại. Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.cô chỉ vào bức tranh “Mặt trời” và đọc “Mặt trời”. Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần. Sau đó cho trẻ lên một lượtvà giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì?trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ. Tiếp tục thực hiện bằng cách cô chỉ vào tranh và cho trẻ nói. Từ: Thức Cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ:đây là bức tranh gì?(t/c: Thức) Cô cho cả lớp cùng đọc: Thức (2-3 lần) Cô gọi từng tổ đọc lại. Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.Cô chỉ vào bức tranh “Thức” và đọc “Thức”. Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần. Sau đó cho trẻ lên một lượt và giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì? Trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ. Tiếp tục thực hiện tương tự đối với từ “Ngủ” Tập chơi các trò chơi vận động,dân gian,học tập. - Trò chuyện về sự thay đổi thời tiết. - Cho trẻ vẽ tranh ông mặt trời Trò chuyện: cô chuẩn bị giấy ,bút, màu vẽ cho học sinh Cô đưa tranh ông mặt trời ra và hỏi trẻ: Đây là bức tranh gì? Các con biết gì về bức tranh? Các con thấy cô vẽ tranh như thế nào? Nếu là các con vẽ thì các con sẽ vẽ bức tranh ông mặt trời như thế nào? Cô cho trẻ vẽ. - Ôn lại xác định thời gian - Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi. - Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón. 7. Trả trẻ -Vệ sinh trẻ:chải lại đầu,lau mặt cho sạch sẽ -Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày. + Đánh giá trẻ cuối ngày Nhật ký cuối ngày 1. Những trẻ nghỉ học: 2. Hoạt động có chủ đích: Những trẻ tham gia chưa tích cực: Những trẻ chưa đạt yêu cầu: 3. Những hoạt động khác: 4. Những biểu hiện đặc biệt của trẻ: 5. Những vấn đề cần lưu ý: .................................................................................................................................... KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG NGÀY (Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2015) Nhánh II:CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 1.Các hoạt động trong ngày Đón trẻ - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về chủ đề một số hiện tượng tự nhiên. - Điểm danh trẻ 2.Hoạt động trong ngoài trời * Tiến hành: - Dặn dò trẻ trước khi hoạt động - Cho trẻ đọc bài thơ “ cầu vồng” - Trò chuyện với trẻ về bài thơ về các hiện tượng tự nhiên - Cho trẻ quan sát tranh” Trời mưa” và trò chuyện về các hiện tượng của thiên nhiên + Bức tranh vẽ gì? + Thời tiết ở đây như thế nào? + Ai có nhận xét gì về bầu trời khi mưa? + Mưa có từ đâu? + Mưa để làm gì? + Mưa được gọi là gì? - Tương tự tranh lũ lụt, sấm sét, trời nắng Giáo dục trẻ giữ gìn sức khoả khi thời tiết thay đổi - Làm quen kiến thức mới kỹ năng vẽ ông mặt trời. - Trò chơi vận động:“Trời mưa” - Trò chơi tự do:+ TCDG: “Thả đỉa ba ba”. + TCHT:Vật chìm nổi. + Chơi với cát, .nước 3.Hoạt động có chủ đích: Phát triển nhận thức:LQVT Đề tài: Nhận biết buổi sáng- buổi trưa-buổi tối I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiến thức: - Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của các buổi trong ngày, gọi đúng tên các buổi trong ngày - Trẻ biết cách phân biệt được các buổi trong ngày. - Trẻ hiểu được sự luân chuyển của thời gian từ buổi sáng đến buổi trưa đến buổi chiều và đến buổi tối Kỹ năng: - Rèn cho trẻ có kỹ năng phân biệt các buổi theo đặc điểm, theo hoạt động - Ghi nhớ được trình tự các buổi trong ngày Thái độ: -Trẻ cảm nhận được về thời gian, yêu quý thời gian, yêu cuộc sống biết lao động tự phục vụ II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng cho trẻ: Các loại tranh ảnh về đặc điểm, của buổi sáng, trưa và buổi tối Tranh về các hoạt động của trẻ vào các buổi trong ngày Đồ dùng dụng cụ phân loại đủ cho trẻ dùng 2 Bảng vẽ cảnh sinh hoạt sáng, trưa, buổi tối để chơi trò chơi ( Bé sẽ làm gì vào các buổi sinh hoạt trong tranh) Tranh hoạt động và đặc điểm các buổi để trẻ nối, tô màu Bút màu, bút chì Đồ dùng của cô: Máy tính, máy chiếu Nội dung tích hợp: Tích hợp phát triển thẩm mỹ tạo hình, Phát triển thể chất Phương thức hoạt động: Phần 1: Ôn xác định các buổi sáng, trưa, chiều và tối Phần 2: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các buổi trong ngày Phần 3: Luyện tập so sánh, phân biệt các buổi trong ngày III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ Hoạt động 1: Ôn xác định các buổi trong ngày (4 phút): Cô mở nhạc cho trẻ cùng nghe và vận động bài hát " Thật đáng yêu"- Hổi trẻ các con vừa làm gì vậy? - Các con có thấy khỏe hơn không? - Vậy các con phải thường xuyên tập thể dục nhé. - Bạn nào thông minh cho cô biết các con muốn khỏe mạnh các con nên tập thể dục vào buổi nào trong ngày? - Bây giờ cô muốn cho chúng mình 1 chuyến du lịch trên màn hình nhỏ để xem các bạn nhỏ đã làm gì trong các buổi trong ngày hôm nay nhé. - Cho trẻ xem trên máy : xem các tranh ảnh về các buổi trong ngày, các hoạt động trong ngày của trẻ. ( Vừa xem vừa đàm thoại: Đây là buổi gì? Các bạn nhỏ đang làm gì?- Xem hoạt động của buổi sáng các bé đang tập thể dục có ông mặt trời đang nhô lên đỏ rực, cảnh các bé đang ngủ trưa ở lớp, cảnh buổi chiều mặt trời lặn bé về nhà, buổi tối xem phim hoạt hình) - Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, chiều, tối cho trẻ chơi trò chơi " Tìm đúng buổi " - Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói " Về đúng buổi nào!" trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đng nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình * Hoạt động 2 : Dạy trẻ phân biệt các buổi trong ngày: + Trò chuyện với trẻ - Các con vừa làm gì? - Vui không? - Các con đã nhận biết rõ về các buổi trong ngày chưa? - Hôm nay chúng mình sẽ cùng phân biệt 3 buổi sáng, trưa, và buối tối nhé. - Chúng mình cùng lấy rổ ở phía sau các con cùng thực hiện bài tập nhé. Muốn phân biệt được các bạn hãy quan sát cô làm 1 lần đã nhé. + Cô làm mẫu lần 1: phân biệt theo đặc điểm. Cô nói "buổi sáng" cô sẽ chọn bức tranh buổi sáng có ông mặt trời đang nhô lên...để phía bên trái của cô, cô nói "buổi trưa" cô chọn tranh buổi trưa có ông mặt trời lên cao, có tia nắng để trước mặt cô, cô nói " Buổi tối" cô sẽ chọn bức tranh có trăng và sao trên bầu trời để sang phía bên phải của cô. - Cô yêu cầu trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ cần chú ý và ghi nhớ những yêu cầu của cô. + Cô làm mẫu lần 2: Phân biệt theo hoạt động: - Hoạt động buổi sáng: Bé đến trường - Để bên trái - Hoạt động buổi trưa: Bé ngủ trưa ở trường - Để trước mặt - Hoạt động buổi tối: Bé xem phim hoạt hình - Để bên phải + Lần thứ 3 cô yêu cầu trẻ tự làm theo yêu cầu của cô * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố + Trò chơi 1: - Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, tối cho trẻ chơi trò chơi "Tìm đúng buổi " - Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói " Về đúng buổi nào!" trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đng nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình + Trò chơi 2: Bé thi tài : Cô chia trẻ theo 3 nhóm mỗi nhóm nối, tô màu theo đặc điểm, hoạt động của từng buổi; nhóm 1 làm buổi sáng, nhóm 2 buổi trưa, nhóm 3 buổi tối, nhóm nào thực hiện nhầm sẽ bị thua cuộc. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ ăn uống, tập luyện giư gìn sức khỏe. - Trẻ vận động theo nhạc bài hát ( 1 lần) - Tập thể dục ạ! - Có ạ! - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và trả lời theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi 1-2 lần Chơi trò chơi - Có ạ! - Rồi ạ! - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát cô thực hiện - Trẻ thực hiện chọn tranh và đặt vào vị trí cô yêu cầu (lần 1) - Trẻ làm theo cô ( Lần 1) - Trẻ thực hiện phân biệt lần 2 - Trẻ chơi 2 lần - Trẻ chơi trong 2-3 phút - Trẻ hát bài ra ngoài chơi 4.Hoạt động góc - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ. - Góc xây dựng: Xây hồ nước. - Góc nghệ thuật: Hát, múa, vẽ những bài trong chủ đề(vẽ ông mặt trời) - Góc thư viện: Xem tranh ảnh những bài trong chủ đề. - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, với nước. * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Nắng và mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc phân vai: Chế biến món ăn - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc sách - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNUOC VA HT TN 4 TUOI_12379361.doc
Tài liệu liên quan