I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS nêu được:
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " Đồng khởi " ở miền Nam.
- Đi đầu trong phong trào " Đồng khởi " ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
- ý nghĩa của phong trào " Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bến Tre.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thực bài học thuật lại được phong trào đồng khởi.
3. Thái độ :
- Cảm phục và tự hào về truyền thống cách mạng của đồng bào miền Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
67 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 môn Lịch sử - Trường Tiểu học Đào Phúc Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ:
+ Nhiệm vụ của Miền Bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà nội.
+ Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí hà nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động 1: Nhiệm vụ của miền bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà nội
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
? Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại?
? Đó là nhà máy nào?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Tự đọc SGK và rút ra câu trả lời:
+ Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
+ Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ở miền Bắc để:
àTrang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
à Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Lần lượt từng HS trình bày ý kiến về các vấn đề trê. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nêu: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy điện hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
Hoạt động 2 :Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, yêu cầu các em cùg đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu
- GV gọi nhóm HS đã làm vào phiếu trên bảng nhóm dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc cảu nhóm mình để nhận xét.
- GV kết luận về phiếu làm đúng, sau đó tổ chức cho HS trao đổi cả lớp theo những câu hỏi sau.
+ Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+ Phát biểu suy nghĩ của em về câu "Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược."
? Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói: Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên điều gì?
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các thông tin mình sưu tầm được về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về con đường lịch sử Trường Sơn.
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn của GV để hoàn thành phiếu.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình.
- HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét:
+ 1 HS kể trước lớp.
+ Một số HS nêu suy nghĩ trước lớp. Ví dụ: Hình ảnh này gợi cho ta nghĩ đến tương lai tươi đẹp của đất nước.
+ Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cho thấy Đảng, chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hoá sản xuất của nước nhà vì hiện đại hoá sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước.
Hs giới thiệu
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------- & --------------------------
TUẦN 24
Ngày soạn: 4/ 3 /2018.
Ngày giảng:7– 8-9/3/2008
Lớp thực giảng: 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5G
Lịch sử
Tiết 24: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS nêu được:
- Ngày 19/5/1959, Trung Ương quyết định mở đường Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực..... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
2. Kĩ năng:
- Kể được một số tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn, Chỉ được vị trí của dãy Trường Sơn và nêu được: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
3. Thái độ:
- Hiểu đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- Khâm phục và tự hào về những tấm gương trên đường Trường Sơn.
*Tích hợp tài nguyên môi trường biển đảo
- Biết được Đường Hồ Chí Minh trên biển
- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Các hình minh học trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.kiểm tra bài cũ .
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
? Em có biết đường Trường Sơn là đường nối từ đâu đến đâu không?
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
+ Vì sao Đảng, chíh phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
- HS neu theo hiểu biết của mình.
2. Bài mới
- GV giới thiệu bài: Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ độ, thanh niên xung phong đã "mở đường mòn Hồ Chí Minh", góp phần chiến thắng giặc Mĩ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.
Hoạt động 1
Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn
- Gv treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- GV hỏi:
? Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc - Nam của nước ta?
? Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
? Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- GV: Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến.
- HS cả lớp theo dõi, sau đó 3 HS khác lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp.
- Mỗi ý kiến 1 HS phát ý kiến. Cả lớp thống nhất các ý kiến.
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta.
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị đich phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Hoạt động 2
Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:
+ Tìm hiểu và kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Tổ chức thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
=>kl: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán vào giấy khổ to.
+ 2 HS thi kể trước lớp.
+ Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.
Hoạt động 3
Tầm quan trọng của đường Trường Sơn
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- GV nêu: Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá. Trong 16 năm, chúng đã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc, nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh. Em hãy nêu sự phát triển của con đường? Việc Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp, hiện đại có ý nghĩa thế nào với công cuộc xây dựng đất nước, của dân tộc ta?
3.Củng cố - Dặn dò
- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về đường Trường Sơn.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học thuộc bài, sưu tầm các tranh ảnh, thông tin tư liệu về Chiến dịch Mậu Thân 1968.
- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS cả lớp thống nhất ý kiến: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam - Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí.... để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- HS nghe, đọc SGK và trả lời: Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở thêm và vươn dài về phía Nam tổ quốc. Hiện nay Đảng và chính phỉ ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn, con đường giao thông quan trọng ối hai miền Nam- Bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------- & --------------------------
TUẦN 25
Ngày soạn: 10/ 3 /2018.
Ngày giảng:13– 14-15/3/2018
Lớp thực giảng: 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5G
Lịch sử
Tiết 25: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I.MỤC TIÊU
Sau bài học HS nêu được:
- Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân ( 1968) đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động gv
Hoạt động hs
I .Kiểm tra bài cũ
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
+ Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn.
-GV nhận xét
II.Bài mới
- Giới thiệu bài mới
- GV cho HS quan sát ảnh quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 và hỏi: Mô tả những gì em thấy trong ảnh, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì.
- GV Vào tết Mậu thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử này.
Hoạt động 1 Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu cho mối nhóm
? Xuân Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đó làm gì ?
? Thế nào là Tổng tiến công ?
? Thế nào là “ Nổi dậy ”
? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân.
? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
? Trình bày bối cảnh chung của cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Gv nhận xét .
Gv: Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến cụng và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 , các lực lượng đặc công của ta đó bí mật ém quân tại thành phố Sài Gòn( và các thành phố khác) vũ khí được vận chuyển đến các địa điểm bớ mật ( đạn dược gói trong bánh trưng giả )Lực lượng biệt động đặc công làm nhiệm vụ tiên phong đánh các vị trớ chiến lược, hiệu lệnh tấn công được phát sau khi Bác Hồ đọc thơ chúc Tết.
2. Trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
Thảo luận nhóm 4.
Em hãy trình bày lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quân Mĩ tại Sài Gòn ?
-GV nhận xét.
Gv ghi bảng : Ta tấn công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
Đây là mục tiêu quan trọng trong số 9 mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn . Vì đây là cơ quan đầu não chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam.
Trận đánh của quân giải phóng vào Sứ quán Mĩ đó có kết quả như thế nào ?
? Tại sao ta lại chọn đánh vào tòa Sứ quán Mĩ ?
3. Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt vào những đâu ?
+ GV ghi bảng : Tấn công địch trên khắp miền Nam.
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó làm cho địch trở nên như thế nào ?
+ Làm cho địch hoang mang lo sợ.
? Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân Mĩ buộc phải làm gì ?
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước như thế nào ?
-GV nhận xét và ghi bảng .
=>Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ta chủ động tấn công vào tận sào huyệt của địch.
3. Củng Cố - Dặn dũ.
- GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn,cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ quán Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
-Là tuyến đường chính chi viện cho chiến trường miền Nam giải phóng đất nước.
-Anh hùng Nguyễn Viết Sinh, 10 cô gái trên ngã Ba Đồng Lộc
-Lắng nghe
- HS chia thành các nhóm nhỏ cùng thảo luận để giải quyết các yêu cầu của phiếu.
-Xuân Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam đó tổng tiến công và nổi dậy .
+ Tổng tiến công: chủ động tiến đánh quân địch mạnh mẽ cựng một thời gian,trên tất cả các mặt trận.
+ Nổi dậy: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở địa phương để phối hợp hành động với cuộc tổng tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng, nhằm đánh bại quân địch.
-Bất ngờ: Tấn công vào đêm giao thừa ,đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.
-Đồng loạt : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.
-Một nhóm trình bày tóm tắt nội dung từ “ Đêm 30 Tết đến .của địch ”
-Hs lắng nghe.
- 2 nhóm Hs thuật lại kết hợp chỉ tranh.
“ Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quân Mĩ, làm sập một mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên linh gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán, lính Mĩ bảo vệ Sứ quán chống trả quyết liệt nhưng không thể đẩy lùi được cuộc tiến công của ta, Địch phải dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mĩ đổ xuống nóc Sứ quán để phản kích. Bọn chỉ huy hoảng hốt,bí mật đưa Đại sứ bân cơ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiển ở đây đó diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ, khiến cho Sứ quán Mĩ bị tê liệt.”
-Trận đánh của quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đó làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng , Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
-Vì đây là mục tiêu quan trọng nhất trong số 9 mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn.
-Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu hết khắp các thành phố , thị xã, miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng hoang mang lo sợ.
-Sau đon bất ngờ Mĩ buộc phải thựa nhận thất bại một bước,chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
-Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ ,đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất
-Hs lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------- & --------------------------
TUẦN 26
Ngày soạn: 17/ 3 /2018.
Ngày giảng:20 – 21 - 22/3/2018
Lớp thực giảng: 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5G
Lịch sử
Tiết 26: CHIẾN THẰNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I.MỤC TIÊU
Sau bài học HS nêu được:
- Từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
- Quân và dân đã chiến đấu anh dũng làm nên một " Điện Biên Phủ trên không"
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ thành phố Hà Nội.
- Các hình minh học trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
+Trận đánh của quân giải phóng vào Sứ quán Mĩ đó có kết quả như thế nào ?
+ Em hãy trình bày lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quân Mĩ tại Sài Gòn ?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau.
-Trận đánh của quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đó làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng , Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+“ Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quân Mĩ, làm sập một mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên linh gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán, lính Mĩ bảo vệ Sứ quán chống trả quyết liệt nhưng không thể đẩy lùi được cuộc tiến công của ta, Địch phải dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mĩ đổ xuống nóc Sứ quán để phản kích. Bọn chỉ huy hoảng hốt,bí mật đưa Đại sứ bân cơ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiển ở đây đó diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ, khiến cho Sứ quán Mĩ bị tê liệt.”
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ta chủ động tấn công vào tận sào huyệt của địch.
2.Giới thiệu bài mới
Vào những ngày cuối tháng 12/1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 rải thảm Hà Nội nhằm huỷ diệt Thủ đô, làm nhụt ý chí và sức chiến đấu của nhân dân ta, nhằm giành thế thắng tại Hội nghị Pa-ri. Nhưng chỉ trong vòng 12 ngày đêm, không quân Hoa Kì đã bị đánh tan tác, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom.
Chiến thắng của quân và dân ta những ngày cuối tháng 12/1972 tại Hà Nội trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất và ý chí " quyết thắng Mĩ" của dân tộc Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng vẻ vang này.
Hoạt động 1:
Âm mưu của đế quốc mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà nội
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tình hình của ta trê mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52.
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.
+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+ Máy bày B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời bấy giời, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom ( gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".
+ Mĩ ném bom và Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- Mỗi vấn đề 1 HS phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến.
Giảng: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam. Mĩ buộc phải với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thoả thuận thời gian kí vào tháng 110/1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội. Tổng thống Mĩ Ních-xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giời là B52 để ném bom Hà Nội. Tổng thống Mĩ tin rằng cuộc rải thảm này sẽ đưa " Hà Nội về thời kì đồ đá" và chúng ta sẽ kí Hiệp định Pa-ri theo các điều khoản do Mĩ đặt ra.
Hoạt động 2:
Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 19972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 112 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hình ảnh một góc phố Khâm thiên - Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV kết luận một só ý chính về diễn biến cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- HS làm viẹce theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận và ghi ý kiến của nhóm và phiếu học tập.
+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.
+ Mĩ dùg máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe.....
+ Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
+ Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan; 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận " Điện Biên Phủ trên không"
- 4 đại diện 4 nhóm lần lượt báo cáo kết quả trước lớp.
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
Ví dụ: Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.
Hoạt động 3:
Ý nghĩa cuả chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay mĩ phá hoại
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau:
+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
- GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV gọi một HS phát biểu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội.
- GV tổng kết bài: Trong 13 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không".
Trong trận chiến này, cái gọi là " pháo đài bay" của cường quốc Hoa Kì đã bị rơi tơi tả tại thủ đô Hà Nội. Âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam cũng vì thế mà phá sản hoàn toàn. Mĩ buộc phải tiếp tục đàm phán hoà bình và kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
- HS làm việc theo cặp trao đổi ý kiến, trả lời các câu hỏi để tìm ý nghĩa:
+ Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954.
+ Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------- & --------------------------
TUẦN 27
Ngày soạn: 25/ 3 /2018.
Ngày giảng:27– 29/12/2018
Lớp thực giảng: 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5G
Lịch sử
Tiết 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA- RI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS nêu được:
- Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam - Bắc, ngày 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
- Những điều khoản chính trong Hiệp định Pa-ri.
2. Kĩ năng:
- Tả lại được quang cảnh nghiêm trang của buổi lễ kí hiệp định Pa – ri.
3. Thái độ:
- Tự hào về Tổ quốc Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập.
III.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12359011.docx