Giáo án lớp 5 năm 2016 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 10

VD: Cái áo này giá hai trăm nghìn đồng.

- giá (giá để đồ vật):

VD: Bố em mới mua cái giá sách rất đẹp.

a, Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi, gậy,. đạp vào thân người:

VD: Bọn trẻ chăn trâu thường hay đánh nhau.

b, Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh:

VD: Cô ấy đánh đàn ghi-ta rất giỏi.

c, Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp bằng cách xát, xoa:

VD: Hôm nay em giúp mẹ đánh nồi xoong sạch sẽ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2016 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 10 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế (HĐ nhóm) 1. Đụng chạm an toàn (Những loại đụng chạm khiến người nhận cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ, thoải mái) 2. Đụng chạm gây khó xử (Những loại đụng chạm khiến người nhận cảm thấy bối rối, lúng túng, không thoải mái, không hiểu động cơ của người gây ra đụng chạm) 3. Đụng chạm không an toàn (Những loại đụng chạm khiến người nhận bị tổn thương, đau đớn, tức giận, cảm thấy bị hạ thấp, coi thường) Việc ôm hôn, vuốt ve , đụng cham của cha mẹ (ông, bà, anh chị em ruột trong gia đình) Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve của bạn bè bất thường. Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan ệ tình dục, mua bán tình dục của người lạ hoặc người khác giới đối với người bị đụng chạm. 2. Thảo luận - Những đụng chạm nào trong số các đụng chạm mà các em đã nêu được coi là xâm hại tình dục? - Xâm hại tình dục trẻ em là gì? - Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? - Ai có thể bị xâm hại tình dục? - Thủ phạm xâm hại tình dục là ai? - Hậu quả của xâm hại tình dục là gì? 3. Đọc và trả lời a) Đọc nội dung b) Trả lời câu hỏi: - Tại sao trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục? - Trẻ em nên làm gì trong trường hợp cảm thấy bối rối hoặc không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó? - HS thảo luận và trả lời: - Việc ôm hôn, đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, mua bán tình dục của người lạ hoặc người khác giới. - Xâm hại tình dục trẻ em là một người sử dụng quyền lực và sức mạnh, doạ dẫm, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của trẻ em để ép buộc các em hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục gồm đụng chạm đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, cho xem ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, mua bán tình dục. - Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kì ai - Thủ phạm xâm hại tình dục không chỉ là người lạ mà có thể là những người thân quen của gia đình, người quen biết hoặc tin cậy. - Hậu quả của xâm hại tình dục là gây thương tích về mặt thể chất, có thai, nhiễm trùng đường tình dục, HIV. Về mặt tinh thần như hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, lo lắng, xấu hổ, - HS đọc nội dung trong sách và trả lời: - Trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục. Tại vì trẻ em là người lợi dụng, bị ép buộc, ... - Khi có nguy cơ hoặc bị xâm hại tình dục cần nói người tin cậy để ngăn chặn và tố giác kịp thời. TUẦN 10 Ngày soạn: 23/10/2016 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN Bài 29: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 2. Viết tiếp vào chỗ chấm: 3. Điền dấu >, <, = ? 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5. Giải bài toán sau: 6. Giải bài toán sau: a) Viết dưới dạng số thập phân được: B. 0,05 b) Số bé nhất trong các số 45,538; 45,835; 45,358; 45,385 là: C. 45,358 a) Số thập phân gồm có sáu mươi hai đơn vị, sáu phần mười, bảy phần trăm và tám phần nghìn viết là: 62,678 b) Chữ số 6 trong số thập phân 8,962 có giá trị là: 6 phần trăm. a) 83,2 > 83,19 c) 48,5 = 48,500 b) 7,843 < 7,85 d) 90,7 > 89,7 a) 45000m2 = 4,5ha 6km2 = 600ha b) 15m2 4dm2 = 15,04m2 1600ha = 16km2 Bài giải: a) Chiều dài của thửa ruộng là: 60 × = 100 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 60 × 100 = 6000 (m2) b) 6000 m2 gấp 50m2 số lần là: 6000 : 50 = 120 (lần) Trên thửa ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 30 × 120 = 3600 (kg) 3600 kg = 36 tạ Đáp số: 36 tạ thóc. Bài giải: 60 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là: 60 : 12 = 5 (lần) Mau 60 quyển vở như thế hết số tiền là: 84000 × 5 = 420 000 (đồng) Đáp số: 420 000 đồng. Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 10A: ÔN TẬP 1 (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 1. Thi học thuộc lòng (theo phiếu) 2. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các bài tập đọc từ bài 1A đến bài 9c theo mẫu sau: - HS thực hiện. Đáp án: Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung Việt nam Tổ quốc em Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam Cánh chim hòa bình Bài ca về trái đất Định Hải Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc Tiết 4: LỊCH SỬ Bài 4: CÁCH MẠNG MÙA THU VÀ BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (tiết2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB 3. Tìm hiểu sự kiện Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập“ b, Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập: - Quang cảnh ngày 2/9/1945 ở Hà Nội như thế nào? - Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ nêu chân lí gì? 4. Đọc và ghi vào vở HĐTH 3. Đọc đoạn trích Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 4. Ghi vào vở ý đúng nhất. - Ngày 2-9-1945, Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Nhân dân nô nức tiến về Quảng trường Ba Đình... - Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng - Hs thực hiện. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giành lại chính quyền cho nhân dân... Đó là một cuộc thay đổi cực kì to lớn trong lịch sử của nước ta. - Ý 4: Tất cả các ý trên đều đúng. Ngày soạn: 24/10/2016 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 30: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) *HĐCB 1. Chơi trò chơi “đố bạn”. 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: *HĐTH 1.Tính: Em đố bạn viết cân nặng của các con vật theo thứ tự từ bé đến lớn vào bảng sau: Tên con vật Voi Cá mập Gấu nam cực Sư tử Cân nặng 5,4 tấn 0,9 tấn 0,75 tấn 0,2 tấn - Giáo viên cần HDHS thực hiện theo thứ tự các hoạt động như hướng dẫn - Đặt tính rồi tính: 1.Tính: Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 10A: ÔN TẬP 1 (Tiết 2+3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 3. Thi học thuộc lòng theo phiếu như HĐ1 4. a) Nghe thầy cô đọc và viết bài chính tả sau: Nỗi niềm giữ rừng, giữ nước. b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi. 5. Thi học thuộc lòng theo phiếu như HĐ1 6. Nêu chi tiết em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã được học dưới đây theo mẫu: a, Quang cảnh làng mạc ngày mùa. b, Một chuyên gia máy xúc. c, Kì diệu rừng xanh. d, Đất Cà Mau. - HS thực hiện. - HS nghe viết bài vào vở. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS nêu: VD: Bài Kì diệu rừng xanh Chi tiết em thích nhất: Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tiết 4: HĐGD LỐI SỐNG Bài 8: QUYẾT ĐỊNH CỦA EM (Tiết 2) (Đ/C Tới soạn dạy) Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 ( Đ/c Bổng dạy ) Ngày soạn: 26/10/2016 Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 31: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi TC “Tổng hai số thập phân” 2. Đọc kĩ ví dụ và giải thích cho bạn nghe. 4. a) Tính b) Nêu một bài toán có sử dụng phép tính trên rồi nói với bạn cách giải bài toán đó. HĐTH 1. Tính - HS thực hiện: VD: 3,5 + 2,4 = 5,9 Ví dụ: - Bài toán: Cây hồng cao 4,37m, cây thông cao 16,35m, cây xoài cao 8,25m. Hỏi cả ba cây cao bao nhiêu mét ? Bài giải: Cả ba cây cao số mét là: 4,37 + 16,35 + 8,25 = 28,97(m) Đáp số: 28,97m. a) 12,62 + 32,79 + 9,54 = 45,41 + 9,54 = 54,95 c) 30,04 + 46,92 + 8,16 = 76,96 + 8,16 = 85,12 b) 4,4 + 28,35 + 43 = 32,75 + 43 = 75,75 d) 0,35 + 0,07 + 0,9 = 0,42 + 0,9 = 1,32 Tiết 2 : TIẾNG VIỆT BÀI 10 B: ÔN TẬP 2 (Tiết 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 7. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã thay những từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn: 8. a, Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: b, Thay nhau đọc lại các câu tục ngữ đã hoàn thiện được. 9. Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: 10. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây: - HS thực hiện. Đáp án các từ ngữ: bưng, mời, xoa, làm. - HS thực hiện Các từ cần điền là: 1- no, 2- thua, 3- đẹp. - HS thực hiện - giá (giá tiền): VD: Cái áo này giá hai trăm nghìn đồng. - giá (giá để đồ vật): VD: Bố em mới mua cái giá sách rất đẹp. a, Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi, gậy,... đạp vào thân người: VD: Bọn trẻ chăn trâu thường hay đánh nhau. b, Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh: VD: Cô ấy đánh đàn ghi-ta rất giỏi. c, Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp bằng cách xát, xoa: VD: Hôm nay em giúp mẹ đánh nồi xoong sạch sẽ. Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 10: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) * HĐTH 1. Trò chơi “Bạn đứng ở vị trí nào?” (HĐ cả lớp) 2. Quan sát và trả lời (HĐ nhóm) Liệt kê những hành vi mà thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em qua các hình. 3. Đóng vai “Ứng phó với tình huống nguy cơ” 4. Vẽ bàn tay tin cậy * HDƯD: - Nói với người thân về nội dung bài học. Dán bàn tay tin cậy của em tại góc học tập ở nhà. Học thuộc số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 1800 1567. Số điện thoại công an: 113. - HS thực hành và giải thích. - Kết thúc trò chơi, các em ghi nội dung phần đóng khung trong sách vào vở. H1: Cho quà để dụ dỗ. H2: Cho tiền để dụ dỗ. H3: Cho kẹo để dụ dỗ. H4: Dẫn đi chơi để dụ dỗ. - HS đọc các tình huống thảo luận nhóm đưa ra tình huống ứng xử. - Các nhóm lần lượt đóng vai thể hiện cả lớp quan sát nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống. - Kết thúc hoạt động, các em ghi nội dung phần đóng khung trong sách vào vở. - HS vẽ theo ND trong sách vào giấy A4 Tiết 4 : HĐGD MĨ THUẬT Bài 7: VTT: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC ( Đ/c Thương soạn - dạy) Ngày soạn: 27/10/2016 Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 31: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 2. a) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) b) Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính: 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 4. > < = 2. a) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) a b c (a + b) + c a + (b + c) 1,5 4,6 2,4 8,5 8,5 0,25 1,15 3 4,4 4,4 27,4 + 7,38 + 2,6 = (27,4 + 2,6) + 7,38 = 30 + 7,38 = 37,38 46,9 + 3,08 + 6,72 = 46,9 + 9,8 = 56,7 a) 7,98 + 5,04 + 4,96 = 7,98 + (5,04 + 4,96) = 7,98 + 1 = 8,98 c) 6,47 + 5,9 + 3,53 = (6,47 + 3,53) + 5,9 = 10 + 5,9 = 15,9 b) 7,2 + 8,4 + 2,8 + 0,6 = (7,2 + 2,8) + (0,6 + 8,4) = 10 + 9 = 19 d) 4,9 + 7,5 + 1,5 + 6,1 = (4,9 + 6,1) + (7,5 + 1,5) = 11 + 9 = 20 a) 2,7 + 6,5 > 8,2 b) 15,8 + 7,9 = 23,7 c) 9,64 > 4,3 + 5,3 Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 10 C: ÔN TẬP 3 (Tiết 1+2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. 2. Đọc thầm bài thơ sau. 3. Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng. - Hữu ái, bằng hữu, hữu hảo, hữu hiệu, hữu ích, hữu dụng, thân hữu, hữu tình, - Đáp án:1 - d, 2 – a, 3 – a, 4 – b, 5 – c, 6 – c, 7 – a, 8 – b, 9 – c, 10 - a Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 11 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế và trả lời (HĐ cặp đôi) - Kể tên một tai nạn giao thông đường bộ mà em biết. - Nguyên nhân nào dẩn đến tai nạn giao thông đó? 2. Quan sát và thảo luận a) Quan sát các hình 2 – 7. b) Chỉ ra những hành động có thể dẫn đến tai nạn giao thông và những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông. 3. Trả lời câu hỏi, lắng nghe và nhận xét a) Các nhóm lên trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy/cô giáo. b) Các bạn khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn. 4. Đọc và trả lời a) Đọc nội dung sau: b) Viết vào vở cho câu trả cho câu hỏi sau: Bạn làm gì để thực hiện an toàn giao thông? * HĐTH 1. Suy ngẫm và viết (HĐ cá nhân) 2. Xây dựng cam kết (HĐ nhóm) * HDƯD: - Nói với người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. - HS nghe và trả lời: - HS tự nêu - HS, hs khác bổ xung - Là do người tham gia giao thông đi bộ hoặc đi xe không đúng phần đường quy định; đi xe đạp hàng 3, 4; phóng nhanh, vượt ẩu - Đại diện các nhóm lên trả lời - Các bạn khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn. - Đi đúng phần đường quy định; kkông đi xe đạp hàng 3, 4; phóng nhanh, vượt ẩu - HS suy nghĩ và viết một cam kết để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. - HS thảo luận nhóm để xây dựng bản cam kết và treo bảng cam kết để các nhóm đi tham quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 10 sáng.doc
Tài liệu liên quan