HĐCB:
1. Quan sát bức tranh và TLCH:
- Những người trong tranh đang làm gì?
2. Nghe thầy cô đọc bài sau:
Tiếng rao đêm.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:
4. Cùng luyện đọc
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2016 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 05/02/2017
Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2017
Tiết 1: CHÀO CỜ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
Tiết 2: TOÁN
BÀI 65: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Biết rằng lớp 5C có 32 học sinh, hỏi có bao nhiêu bạn tham gia môn bơi?
2. Quan sát biểu đồ hình quạt dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Biểu đồ bên cho em biết gì?
- Có bao nhiêu phần trăm học sinh thích ăn na ? Bao nhiêu phần trăm học sinh thích ăn xoài ? Bao nhiêu phần trăm học sinh thích ăn nhãn ?
- Tính số học sinh thích ăn nho ?
HĐTH
1. Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 120 học sinh ở một trường tiểu học được cho trên biểu đồ hình quạt bên. Em hãy cho biết có bao nhiêu học sinh:
Thích màu xanh ?
Thích màu đỏ ?
Thích màu vàng
Thích màu tím ?
2. Biểu đồ dưới đây thống kê các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
- Em hãy cho biết, biểu đồ thống kê được những loại sách nào ?
- Tỉ số phần trăm truyện thiếu nhi là bao nhiêu ? Tỉ số phần trăm sách giáo khoa là bao nhiêu ?
- Trong thư viện có bao nhiêu phần trăm các loại sách khác ?
- Cho biết trong thư viện có tất cả
50 000 quyển sách. Em hãy tính số sách mỗi loại ?
- Số bạn tham gia môn bơi là:
12,5 × 32 : 100 = 4 (học sinh)
- Cho biết tỉ số phần trăm về ý thích ăn hoa quả của 200 học sinh.
- Nhìn vào biểu đồ ta biết:
+ Có 35% số học sinh thích ăn na.
+ Có 15% số học sinh thích ăn nho.
+ Có 10% số học sinh thích ăn bưởi.
+ Có 15% số học sinh thích ăn xoài.
+ Có 25% số học sinh thích ăn nhãn.
- Số học sinh thích ăn nho là:
15 × 200 : 100 = 30 (học sinh)
a) Số học sinh thích màu xanh là:
40 × 120 : 100 = 48 (học sinh)
b) Số học sinh thích màu đỏ là:
25 × 120 : 100 = 30 (học sinh)
c) Số học sinh thích màu vàng là:
20 × 120 : 100 = 24 (học sinh)
d) Số học sinh thích màu tím là:
15 × 120 : 100 = 18 (học sinh)
- Biểu đồ thống kê : sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, các loại sách khác.
- Tỉ số phần trăm truyện thiếu nhi là 60%. Tỉ số phần trăm sách giáo khoa là 22,5%.
- Trong thư viện có 17,5% phần trăm các loại sách khác.
- Số sách truyện thiếu nhi trong thư viện là:
60 × 50 000 : 100 = 30 000 (quyển)
- Số sách giáo khoa trong thư viện là:
22,5 × 50 000 : 100 = 11 250 (quyển)
- Số sách các loại khác trong thư viện là:
17,5 × 50 000 : 100 = 8 750 (quyển)
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
BÀI 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 1)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB:
1. Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết
2. Nghe thầy cô (hoặc) bạn đọc bài:
Trí dũng song toàn.
3. Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B:.
4. Cùng luyện đọc.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
2) Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh đã diễn ra như thế nào?
3) Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh đã nói lên điều gì?
4) Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? Viết câu trả lời vào vở.
6. Thi đọc
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- Đáp án:
1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - e; 5 - d
- Đọc câu
- Đọc đoạn, bài
- Thi đọc
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán.
- HS nhắc lại
- Cho thấy vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liếu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Nội dung: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- Các nhóm thi đọc phân vai.
- HS bình chọn.
Tiết 4 : LỊCH SỬ
Bài 8: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT, BẾN TRE ĐỒNG KHỞI (Tiết 2)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý ( Bài giải)
1. Hãy chọn ý đúng và ghi vào vở
2. Hoàn thành phiếu học tập.
3. Chơi trò chơi Ô chữ kì diệu
- HS thực hiện.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc.
- Mĩ-Diệm thực hiện chính sách đàn áp dã man những người yêu nước.
- Sau hiệp định Giưo-ne-vơ năm 1954, nhân dân ta mong chờ ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ.
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
- 1.Chợ được 2. Tố cộng 3. Hiền Lương
4. Tổng tuyển cử 5. Đồng khởi
6. Bến Hải 7. Phú Lợi 8. Giơ ne vơ
Ngày soạn: 06/02/2017
Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2017
Tiết 1: TOÁN
BÀI 66: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiết 1)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB
1. Em nghe thầy cô giáo hướng dẫn:
- VD: Bồn hoa khu Ngã ba có chiều dài 5m, chiều rộng 3m. Tính diện tích bồn hoa đó ?
2. a) Thảo luận cách tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ.
b) Đọc kĩ ND và giải thích cho bạn nghe.
c) Cùng nhau nêu cách tính diện tích mảnh đất.
3. Tính diện tích của tấm biển quảng cáo có kích thước như hình vẽ sau:
- Ta chia tấm biển quảng cáo thành hai hình chữ nhật như sau:
A B 3,5m
D E G C
3,5m 3,5m
6,5m
H I
4,2m
Bài giải:
Diện tích bồn hoa khu Ngã ba là:
5 × 3 = 15 (m2)
Đáp số: 15 m2
- HS thảo luận
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
3,5 × (3,5 + 4,2 + 3,5) = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật EGIH là:
4,2 × 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích tấm biển quảng cáo là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2.
Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT
BÀI 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 2+3)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý ( Bài giải)
HĐTH
1. Trò chơi: Thi ghép nhanh các thẻ từ.
2. Chọn nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:
3. Viết đoạn văn theo để bài (trang 45)
4. a. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Bài: Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần....đến hết)
5. Thi tìm và viết các từ (Chọn a)
6. Chọn bài b.
- HS chơi
Đáp án:
Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, công dân gương mẫu, công dân danh dự, danh dự công dân.
Đáp án:
a – 2; b – 3; c -1;
- HS viết
- HS viết vào vở.
- HS trao đổi bài với bạn.
Đáp án:
a. - dành dụm, để dành.
- rành, rành rẽ.
- Cái giành
Đáp án:
Tưởng, mãi, hãi, giải, cổng, phải, nhỡ.
Tiết 4 : GD LỐI SỐNG
Bài 18: NHÀ HÙNG BIỆN NHỎ TUÔI (Tiết 1)
( Đ/c Tới soạn - dạy)
Ngày soạn: 07/02/2017
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
Tiết 1: TOÁN
BÀI 66: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiết 2)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐTH
4. a) Thảo luận cách tính diện tích của mảnh đất có hình dạng như hình vẽ bên.
b) Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn nghe.
c) Cùng nhau nêu cách tính diện tích mảnh đất.
5. Bác Na có một mảnh ruộng có hình dạng như hình vẽ sau. Bác muốn tính diện tích của mảnh ruộng. Em hãy giúp bác Na tính diện tích của mảnh ruộng đó.
- Ta chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và một hình thang vuông như sau:
A 35m B
40m
E 45m G
75
m
H
C D 95m
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
35 × 75 = 2625 (m2)
Đáy lớn DH của hình thang là:
95 – 35 = 60 (m)
Diện tích hình thang EGHD là:
(45 + 60) × (75 – 40) : 2 = 1837,5 (m2)
Diện tích tấm biển quảng cáo là:
2625 + 1837,5 = 4462,5 (m2)
Đáp số: 4462,5 m2.
Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT
BÀI 21B: NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM (Tiết 1+2)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB:
1. Quan sát bức tranh và TLCH:
- Những người trong tranh đang làm gì?
2. Nghe thầy cô đọc bài sau:
Tiếng rao đêm.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:
4. Cùng luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Đám cháy xảy ra lúc nào?
2) Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
3) Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
4) Câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
6. Luyện đọc hay:
HĐTH:
1. Lập chương trình cho một trong các hoạt động (Trang 52) rồi dán lên tường lớp
- HS quan sát và trả lời.
- HS theo dõi
- Đáp án:
a – 5; b – 4; c – 1; d -2; e – 3;
- Đọc câu
- Đọc đoạn, bài.
- Thi đọc.
+ Vào nửa đêm.
+ Người bán bánh giò. Là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân
+ Người ta cấp cứu cho người đàn ông , bất ngờ phát hiện ra một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đếnmới biết anh là người bán bánh giò.
+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
- Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.
- HS thi đọc trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc trước lớp.
- VD:
CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP ỦNG HỘ THIẾU NHI VÙNG LŨ LỤT
(Lớp 5A4)
1) Mục đích:
Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách
2) Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ
- Họp lớp thống nhất nhận thức: lớp trưởng.
- Nhận quà: 4 tổ trưởng (ghi tên người, số lượng)
- Đóng gói, chuyển quà nộp cho nhà trường: lớp trưởng, lớp phó, 4 tổ trưởng.
3) Chương trình cụ thể:
Chiều thứ 6 (23/1): họp lớp.
- Phát biểu ý kiến, kêu gọi ủng hộ.
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
- Phân công nhiệm vụ.
Sáng thứ hai (26/1): nhận quà.
Chiều thứ hai (26/1): đóng gói, nộp nhà trường.
Tiết 4 : HĐGD ÂM NHẠC
Bài 21: HỌC HÁT BÀI: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
( Đ/c Trang soạn - dạy)
Ngày soạn: 08/02/2017
Thứ năm ngày 09 tháng 02 năm 2017
Tiết 1: TOÁN
BÀI 67: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐTH
1. Chơi trò chơi “Đố bạn”.
2. Giải bài toán sau:
3. Giải bài toán sau:
4. Giải bài toán sau:
HDƯD
1. Giải bài toán sau:
2. Giải bài toán sau:
Bài giải:
Độ dài đáy của hình tam giác đó là:
(m)
Đáp số: m.
Bài giải:
Diện tích khăn trải bàn là:
2 × 1,5 = 3 (m2)
Diện tích hình thoi là:
2 × 1,5 : 2 = 1,5 (m2)
Đáp số: 3 m2 và 1,5 m2
Bài giải:
Chu vi của nửa hình tròn là:
8 × 3,14 : 2 = 12,56 (cm)
Chu vi của mảnh bìa sau khi khoét là:
9 + 8 + 9 + 12,56 = 38,56 (cm)
Đáp số: 38,56cm.
Bài giải:
Độ dài của sợi dây bằng tổng độ dài của hai nửa đường tròn (bằng chu vi của hình tròn) cộng với hai lần khoảng cách giữa hai trục.
Chu vi của hình tròn với đường kính 0,35m là:
0,35 × 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 × 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299m.
Bài giải:
Chu vi của hai nửa hình tròn là:
4 × 3,14 = 12,56 (m)
Chu vi của hình vuông là:
4 × 4 = 16 (m)
Chu vi của bồn hoa là:
12,56 + 16 = 28,56 (m)
Đáp số: 28,56m.
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 21B: NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM (Tiết 3)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐTH:
2. Chọn một trong các đề bài (Trang 53) chuẩn bị kể chuyện.
3. Nhớ lại câu chuyện, sự việc mà em đã chứng kiến hoạc tham gia và kể lại trong nhóm
4. Thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS chọn.
- HS giới thiệu câu chuyện
- HS kể chuyện
- Nêu cảm xúc của em về câu chuyện đó.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 22: NĂNG LƯỢNG
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý ( Bài giải)
* HĐCB
1. Thực hành tạo các sự biến đổi
+ Căn phòng đang tối, khi thắp nến, có thay đổi được gì ở môi trường xung quanh ?
+ Đặt chiếc ô tô đồ chơi có gắn động cơ điện, đèn và còi lên mặt bàn. Khi chưa lắp pin, ô tô có hoạt động không? + Lắp pin vào và bật công tắc của ô tô, điều gì xảy ra ?
2. Điền vào chỗ trống
Sử dụng các từ pin, đốt cháy, ánh sáng, quay để điền vào chỗ chấm cho phù hợp.
3. Quan sát và thảo luận
+ Trong các ảnh 3,4,5,6 (SGK), có những sự thay đổi nào đã xảy ra ?
+ Có hoạt động nào không cần năng lượng không ?
4. Đọc và trả lời câu hỏi
a. Đọc thông tin
b. + Tìm ví dụ cho thấy muốn làm cho vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng ?
* Hoạt động thực hành
1. Quan sát và trả lời
- Quan sát tranh 7 (SGK)
+ Kể tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc,... trong hình 7 ?
2. Trả lời câu hỏi
a. Điền vào chỗ trống sử dụng các từ năng lượng, đốt cháy, nóng lên vào chỗ trống phù hợp
b. Ghép nội dung ở cột A với cột B
c. + Mỗi người trong căn phòng ở hình 8, 9 (SGK) đang cần năng lượng để tạo sự biến đổi gì cho căn phòng ?
+ Khi thắp nến, nến bị đốt cháy tỏa ra nhiệt và ánh sáng cho môi trường trong căn phòng.
+ Khi chưa lắp pin, ô tô không hoạt động.
+ Lắp pin vào và bật công tắc của ô tô làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
- (1) ánh sáng, (2) đốt cháy
- (3) pin, (4) quay
+ Ảnh 3: Quả bóng được chuyền qua lại nhờ chân của hai bạn nhỏ.
Ảnh 4: Chiếc thuyền trôi trên sông nhờ những người chèo thuyền
Ảnh 5: Tờ giấy trắng được các bạn viết chữ vào.
Ảnh 5: Sân trường được các bạn quét dọn sạch sẽ.
+ Không có hoạt động nào không cần năng lượng.
+ Muốn trồng lúa trên ruộng cần phải cày, bừa ruộng.
+ Mặt trời, xăng, thức ăn,....
- (1) đốt cháy ; (2) nóng lên ; (3) năng lượng.
- Chim bay → Thức ăn
Ô tô đồ chơi chạy → Pin
Nước được đun nóng lên → Than
Xe máy chạy → Xăng
Tivi phát hình ảnh, âm thanh → Điện
Sưởi ấm cho Trái Đất → Mặt Trời
+ Người trong căn phòng ở hình 8 (SGK) đang cần năng lượng để căn phòng sáng hơn.
+ Người trong căn phòng ở hình 9 (SGK) đang cần năng lượng để căn phòng ấm hơn.
Tiết 4 : HĐGD MĨ THUẬT
Bài 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(Đ/c Thương soạn - dạy)
Ngày soạn: 09/02/2017
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2017
Tiết 1: TOÁN
BÀI 68: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB
1. Thực hiện lần lượt các h/ động sau:
a) Lấy một số đồ vật như bao diêm, hộp chè...q/sát hình dạng các vật đó.
b) Trả lời các câu hỏi sau:
- Các đồ vật trên có hình dạng gì?
- Mỗi hình có mấy mặt? Có mấy đỉnh?
- Nhận xét về hình dạng các mặt của từng hình ?
2. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Em đọc kĩ nội dung sau rồi chia sẻ với bạn.
b) Kể tên một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong cuộc sống.
3. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Mỗi nhóm lấy một hình hộp chữ nhật và một hình lập phương làm bằng giấy:
- Đánh số thứ tự vào các mặt.
- Quan sát các mặt, các đỉnh, các cạnh của hình.
- Thảo luận rồi viết số thích hợp vào bảng sau:
- Quan sát các mặt của hình rồi trả lời câu hỏi:
+ Các mặt của hình hộp chữ nhật là hình gì? Những mặt nào bằng nhau ?
+ Các mặt của hình lập phương là hình gì? Những mặt nào bằng nhau ?
4. Đọc kĩ nội dung sau và chia sẻ với bạn.
5. Chơi trò chơi : “Đố bạn”.
Em đố bạn: Trong các hình dưới dây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương ?
HĐTH
1. Cho hình hộp chữ nhật sau:
a) Hãy chỉ ra các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật.
b) Hãy chỉ ra các mặt bằng nhau của hình hộp chữ nhật.
c) Biết hình hộp chữ nhật trên có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 3cm, tính diện tích của mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABMN, CBNP.
2. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương ?
- HS quan sát
- VD: có dạng hình hộp chữ nhật,...
- HS quan sát
- Mỗi mặt là một hình chữ nhật, hình vuông,...
- VD: + Hình hộp chữ nhật: hộp chè, hộp bánh, bao diêm,...
+ Hình lập phương: quân xúc xắc, trò chơi rubic,...
Số mặt, cạnh,
Hình đỉnh
Số mặt
Số cạnh
Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật
6
12
8
Hình lập phương
6
12
8
- Là hình chữ nhật. Hai mặt đáy 1 và 2 bằng nhau, mặt bên 3 bằng mặt 5, mặt bên 4 bằng mặt 6.
- Là hình vuông. Sáu mặt của hình lập phương bằng nhau.
- Hình hộp chữ nhật là: a, h.
- Hình lập phương là: b, e.
a) Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AD = CB = PN = MQ
DC = QP = MN = AB
CP = BN = AM = DQ.
b) Các mặt bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
DCPQ = ABNM
ABCD = MNPQ
BNPC = AMQD
Bài giải:
Diện tích mặt đáy MNPQ là:
5 × 4 = 20 (cm)
Diện tích mặt bên ABMN là:
5 × 3 = 15 (cm)
Diện tích mặt bên CBNP là:
4 × 3 = 12 (cm)
Đáp số: 20cm, 15cm, 12cm.
- Hình hộp chữ nhật là: A
- Hình lập phương là: C
Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT
BÀI 21C: LUYỆN VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI (Tiết 1+2)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Nội dung
Gợi ý (Bài giải)
HĐCB:
1. Trò chơi: Ghép vế câu
2. Các vế câu trong mỗi câu ghép (Trang 55) được nối với nhau bằng những quan hệ từ nào?
3. Chọn QHT trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống.
4. Chọn cặp QHT thích hợp điền vào chỗ trống trong hai câu (Trang 56):
5. Thêm vào chỗ trống một QHT và vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép.
HĐTH:
1. Rút kinh nghiệm viết bài văn tả người.
2. Nghe thầy cô đọc những đoạn văn, bài văn hay của các bạn trong lớp và ngoài lớp.
3. Chọn và viết lại một đoạn trong bài văn của em.
- HS thực hiện:
Đáp án:
a. QHT: nên
b. Cặp QHT: vì...nên...
Đáp án:
a. Nhờ.
b. Tại
c. vì.
Đáp án:
a. vì...nên....
b. nhờ ...mà...
Đáp án:
a. Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
b. Do nó chủ quan nên bài thi của nó bị điểm kém.
c. Nhờ cả nhóm giúp đỡ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- HS đọc lời nhận xét của GV và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS chọn và viết lại.
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 23: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI,
GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY (Tiết 1)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Gợi ý ( Bài giải)
* HĐCB
1. + Mặt Trời cần cho cuộc sống của chúng ta như thế nào ?
2. Đọc và trả lời
a. Đọc thông tin
b. + Vì sao Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu cảu sự sống trên Trái Đất ?
3. Tìm hiểu về việc sử dụng năng lượng Mặt Trời
+ Trong các hình 3,4,5,6 (SGK) con người đã sử dụng năng lượng Mặt Trời vào việc gì ?
+ Con người còn sử dụng năng lượng Mặt Trời vào việc gì ?
4. Tìm hiểu việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy
+ Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong những việc gì ?
5. Đọc và trả lời
a. Đọc thông tin
b. + Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy vào những việc gì ?
+ Mặt Trời cung cấp ánh sáng, nhiệt độ
+ Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu cảu sự sống trên Trái Đất vì Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm cho muôn loài, giúp cây xanh tốt, người và động vật khỏe mạnh.
+ Hình 3 : Phơi khô thóc
Hình 4 : Làm muối từ nước biển
Hình 5 : Tạo ra điện
Hình 6 : Làm nước nóng
+ Sưởi ấm,
+ Năng lượng gió để: Đẩy thuyền buồm, quạt lúa, tạo ra điện,...
Năng lượng nước chảy để: quay bánh xe nước, tạo ra điện,....
+ Năng lượng mặt trời: chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện,....
Năng lượng gió: tạo ra điện, đẩy thuyền buồm di chuyển.....
Năng lượng nước chảy: chở hàng, quay bánh xe nước, tạo ra điện,...
.
.
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 21 sáng.doc