TẬP ĐỌC
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A- di- li- ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các CH trong sgk).
- Giáo dục hs có lòng yêu môn học.
II. Hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- HĐ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Kéo co
- HĐ cả lớp: Nghe 1- 2 bạn đọc trước lớp. Nhận xét kĩ năng đọc của bạn
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp
Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của lười lao động.
- Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo bài làm của nhóm mình
+ GV chốt
HĐ 3: Bài 2
+ Đóng vai
- Hoạt động nhóm: Các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống.
+ GV Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
+ Tuyên dương các nhóm đóng vai tốt
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Phải biết yêu lao động
----------------- & -------------
Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2017
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
KÉO CO
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn ; ât/âc đúng với nghĩa đã cho.
- Gd hs ý thức viết chữ đúng, trình bày đẹp.
II. Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài
- Hoạt động cả lớp: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi bắt đầu bằng tr hoặc ch?
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài học; kí hiệu SGK; Ghi đề bài; Nêu tóm tắt mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK, Ghi đề bài vào vở, Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp: 1 em đọc đoạn văn
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?( Diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, có năm nữ thắng )
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp:
+ HS viết các từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, ganh đua, khuyến khích...
+ HS nhắc lại cách trình bày bài
Hoạt động 3: Nghe viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp:
Việc 1: HS nghe - viết bài vào vở
Việc 2: HS soát lỗi. GV nhận xét, đánh giá
C. Hoạt động thực hành
Bài 2:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo về kết quả bài làm của nhóm mình
a. nhảy dây, múa rối, giao bóng
b. đấu vật, nhấc, lật đật
C. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT 2
----------------- & -------------
TOÁN
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Bài tập 1 (dòng 1, 2).
- Gd hs ý thức tích cực trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp:
Tính: 57800 : 50 ; 96000 : 20
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1 : Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- GV ghi phép tính lên bảng
+ 9450 : 35 =?
- GV yêu cầu HS dựa vào các bài đã học để làm
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài làm với bạn
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
9450 35
245 270
000
+ Lưu ý các em ở lần chia thứ ba ta có 0 : 35 được 0 ; phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ ba của thương
HĐ 2 : Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục
- GV ghi phép tính : 2448 : 24 = ?
- HD HS thực hiện .
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài làm với bạn
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
2448 24
0048 102
00
- Trong lần chia thứ hai ta có 4 : 24 được 0 ta viết 0 ở chỗ nào?
+ Qua 2 phép tính trên em có nhận xét gì về thương của 2 phép tính trên? ( Thương có chữ số 0)
+ GV chốt
C. Hoạt động thực hành
1. Bài 1:
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
8750 35 23520 56 2996 28 2420 12
175 250 112 420 196 107 0020 201
000 000 00 8
4. Chia sẻ giờ học
HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách chia có chữ số 0 ở thương
----------------- & -------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hay tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Hát tập thể
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
1. Hướng dẫn HS phân tích đề
- Hoạt động cả lớp: 2 – 3 em đọc đề
+ Câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực, liên quan đến đồ chơi, nhân vật trong câu chuyện phải là em hoặc bạn bè.
* Gợi ý kể chuyện
- Yêu cầu HS có thể chọn 1 trong 3 hướng để kể. Khi kể nên dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn nghe.
2. HS Thực hành kể chuyện
- Hoạt động cả lớp: HS đọc các gợi ý trong SGK
- Hoạt động nhóm đôi: 2 HS kể chuyện cho nhau nghe
- Hoạt động nhóm: Trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện
- Hoạt động cả lớp
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm
Việc 2: Cả lớp, GV nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe
----------------- & ---------------
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng của không khí trong đời sống: bơm xe,
II. Đồ dùng học tập
- Hình SGK-Bơm tiêm, bơm xe đạp
III. Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: * Không khí có ở đâu?
2. Giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học
B Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nêm, em nhận thấy không khí có mùi gì?có vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một múi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả
Hoạt đông 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí
* Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm .
+ Cái gì chứa trong quả bóngmà chúng có hình dạng như vậy?
+ Không khí có hình dạng nhất định không?
+ Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí khhông có hình dạng nhất định?
* Hoạt đông 3:Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra không?
- HS làm thí nghiệm để chứng minh không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẽ các tính chất của không khí cho bạn bè và người thân cùng biết.
----------------- & ------------
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập 1(a). 2 ( b)
- Gd hs biết trình bày bài sạch đẹp, đúng yêu cầu.
II. Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- H Đ cả lớp: Lớp hát tập thể
Đặt tính rồi tính: 846 : 18 = ? ; 714 : 34 = ?
2. Xác định mục tiêu
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài
B. Hoạt động cơ bản
a. Trường hợp chia hết
- GV nêu phép tính và ghi phép tính lên bảng: 1944 :162 = ?
- Hướng dẫn thực hiện
+ Đặt tính
+ Tính từ trái sang phải: HD tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia
( Trường hợp HS chưa ước lượng được thì GV có thể thực hiện mẫu)
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài làm với bạn
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày cách làm trước lớp 1 – 2 em 1944 162
0324 12
000
+ Vậy: 1944 :162 = ? (12 )
b. Trường hợp chia có dư
- GV ghi phép tính : 8469: 241 =?
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài làm với bạn
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày cách làm trước lớp 1 – 2 em
8469 241
1239 35
034
? Em có nhận xét gì về hai phép chia trên? ( Phép thứ nhất là phép chia hết, phép thứ hai là phép chia có dư)
+ Trong phép chia có dư, ta cần chú ý điều gì ?( Số dư phải bé hơn số chia)
C. Hoạt động thực hành
1. Bài 1
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 1 – 2 em
2120 424 1935 354
000 5 165 5
2. Bài 2:
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm nêu cách làm
- HĐ cá nhân: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: Báo cáo với cô giáo bài làm của nhóm mình
b. 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 = 87
3. Chia sẻ giờ học
HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách chia cho số có 3 chữ số
----------------- & -------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1).
- Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2).
- Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
- Có ý thức chơi những trò chơi bổ ích, có lợi không chơi những trò nguy hiểm.
II. Hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp: Khi hỏi người khác, cần giữ phép lịch sự như thế nào? Và cần tránh những câu hỏi ra sao?
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động thực hành
1. Bài 1:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm, xác định yêu cầu của BT
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- Hoạt động cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: Trình bày trước lớp 2 – 3 em
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, đấu vật,
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây,lò cò, đá cầu.
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tưóng, xếp hình.
2. Bài 2:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm, xác định yêu cầu của BT
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- Hoạt động cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
+ Làm một việc nguy hiểm: Chơi với lửa
+ Mất trắng tay: Chơi diều đứt dây
+ Liều lĩnh ắt gặp tai họa: Chơi dao có ngày đứt tay
+ Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
3. Bài 3:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm, xác định yêu cầu của BT
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- Hoạt động cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động nhóm: Trình bày trước lớp 2 – 3 em
a. Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi”.
b. Em sẽ nói: “ Cậu xuống ngay đi. Đừng có chơi với lửa”
+ Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi”
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ và đọc cho người thân nghe
----------------- & -------------
Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A- di- li- ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các CH trong sgk).
- Giáo dục hs có lòng yêu môn học.
II. Hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- HĐ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Kéo co
- HĐ cả lớp: Nghe 1- 2 bạn đọc trước lớp. Nhận xét kĩ năng đọc của bạn
2. Xác định mục tiêu bài học
- GV: Giới thiệu bài học; ghi đề bài; nêu tóm tắt mục tiêu bài học
- HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản:
1. Luyện đọc:
Hoạt động 1: Nghe đọc bài
- H Đ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm
Hoạt động 2: Đọc- hiểu từ khó
- HĐ cá nhân: Đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa để hiểu nghĩa của từ: mê tín, ngay dưới mũi...
- HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ngữ và lời giải nghĩa ( một HS nêu từ, một HS nêu nghĩa của từ và đổi vị trí cho nhau)
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài.
Hoạt động 3: Cùng luyện đọc
- Hoạt động cả lớp: GV chia đoạn ( 3 đoạn)
Đoạn 1: Từ đầu đến ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này
Đoạn 2: Tiếp cho đến trong nhà bác Các – lô ạ.
Đoạn 3: Đoạn còn lại
- HĐ cặp đôi: Hai HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
HS lắng nghe để khen hoặc góp ý kiến cho bạn
- HĐ nhóm:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm ( 2 – 3 lượt)
Việc 2: Đọc toàn bài: Lần lượt từng bạn đọc toàn bài
HS lắng nghe để khen ngợi hoặc góp ý kiến cho bạn
- HĐ cả lớp:
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn thi đọc trước lớp ( mỗi nhóm 1 bạn)
Việc 2: HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Tìm hiểu bài
- HĐ cá nhân: Đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
- HĐ cặp đôi: HS nói cho bạn nghe câu trả lời của mình và chia sẻ ý kiến với bạn.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HĐ cả lớp:
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi trước lớp:
1. Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? (Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu)
2. Chú bé gỗ làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba nói ra điều bí mật? (Chú chui vào một cái bình)
3. Chú bé gỗ gặp điểu gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (Chú chui vào bình ngồi im)
4. Những hình ảnh, chi tiết nào em cho là ngộ nghĩnh và lí thú? (Lão già Ba-ba-ra say rượu ngồi hơ bộ râu dài)
Việc 2: Giáo viên chia sẻ
- Qua bài học em hãy rút ra nội dung chính của bài (Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.)
4. Luyện đọc lại – đọc diễn cảm
- HĐ cặp đôi: 2 HS nối tiếp đọc cho nhau nghe
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm luyện đọc diễn cảm theo hình thức phân vai đoạn Cáo lễ phép ngả mũ chào cho đến nhanh như mũi tên
- HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp
5. Chia sẻ Hộp thư bè bạn
Viết cho bạn mình biết qua bài học này mình học tập được điều gì từ cậu bé Bu-ra-ti-nô
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc diễn cảm toàn bài cho người thân nghe
----------------- & -------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết chia cho số có 3 chữ số
- Bài tập 1 (a), 2.
- Gd hs tính cẩn thận trong làm toán.
II. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- HĐ cả lớp: Hát tập thể một bài
Đặt tính rồi tính: 1 428 : 56 1567: 58 =?
2. Xác định mục tiêu
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài
B. Hoạt động thực hành
1. Bài 1
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- HĐ cả lớp: Trình bày trước lớp 2 – 3 em
a. 708 354 7552 236 9060 453
00 2 472 32 000 20
00
2. Bài 2
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm: Việc 1:Đọc, phân tích bài toán
Việc 2: Nêu hướng giải bài toán
- HĐ cá nhân: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- HĐ cả lớp: Trình bày trước lớp 2 – 3 em
Bài giải
Số gói kẹo trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 ( gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
2880 : 160 = 18 ( hộp)
Đáp số: 18 hộp
3. Chia sẻ giờ học
HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT2
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài.
- Biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
- Giáo dục tình yêu quê hương với nhiều nét độc đáo.
II. Hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Bài 1
- Hoạt động nhóm: Việc 1: Đọc yêu cầu BT và đọc bài kéo co
Việc 2: Thảo luận trả lời các câu hỏi trong bài
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào VBT
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- Hoạt động cả lớp: Báo cáo bài làm của nhóm mình
+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào? (....Hữu Trấp và Tích Sơn)
+ Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu
HĐ 2: Bài 2
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc yêu cầu của BT
Việc 2: Làm bài vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 1 – 2 em
+ Quê em ở đâu?
+ Ở địa phương mình hằng năm có những lễ hội nào? (đua thuyền, đu bay, hát quan họ, cồng chiêng...)
+ Ở lễ hội có trò chơi nào thú vị ?
( Quê tôi ở Lệ Thủy, hằng năm sau Tết, cả nhà tôi thường về quê dự lễ đua thuyền)
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc lại đoạn văn cho người thân nghe
----------------- & -------------
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. Mục tiêu
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni - tơ, khí ô xi, khí các- bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni- tơ và khí ô xi. Ngoài ra còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II. Đồ dùng dạy – học
+ Các hình minh hoạ SGK.
+ Nến, cốc thuỷ tinh, đĩa, nước vôi trong, ống hút nhỏ.
III. Hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
1. Nêu 1 số tính chất của không khí?
2. Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra?
3. Con người đã ứng dụng 1 số tính chất của không khí vào những việc gì?
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động cơ bản
* Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.
+ GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
+ Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm trong SGK.
+ Yêu cầu các nhóm đọc kĩ TN, sau đó làm TN.
+ GV đi hướng dẫn từng nhóm.
- Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?
- Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Là những thành phần nào?
* Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở.
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
Cho các nhóm làm TN. Quan sát kĩ nước vôi trong rồi dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
+ Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao?
+ Yêu cầu các nhóm trình bày.
H: Em có biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc?
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
+ Tiếp tục cho HS hoạt động nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4; 5 SGK và trả lời câu hỏi.
- Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó?
+ Gọi các nhóm trình bày.
- Không khí gồm có những thành phần nào?
C. Hoạt động ứng dụng
+ Gọi HS đọc mục Bạn cần biết, chia sẽ với bạn bè những thành phần của không khí
----------------- & ------------
ĐỊA LÍ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn nhất của đất nước.
- Chỉ được ví trí của Hà Nội trên bản đồ
II. Chuẩn bị
- Phiếu minh họa SGK. Phiếu thảo luận nhóm. Ảnh minh hoạ cho Hđ 3.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Hoạt động khởi động
1. KTBC * Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài 14.
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. HOạt động cơ bản
Hoạt động 1:Vị trí của thủ đô Hà Nội – Đầu mối giao thông quan trọng
* Treo bản đồ Việt Nam, lược đồ Hà Nội.
- Em đi đến Hà Nội bằng phương tiện nào?
GVKL: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm ĐBBB có
Hoạt động 2: Hà Nội – thành phố đang phát triển.
+ Hà Nội được chọn làm kinh đô từ năm nào?
+ Lúc đó Hà Nội có tên là gì?
Hoạt đông 3: Hà Nội trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn nhất nước ta.
- Qua tanh ảnh và hiểu biết em hãy tìm dẫn chứng cho biết Hà Nội là trung tâm chính trị , văn hoá , khoa học và kinh tế ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả .
* Nêu lại tên ND bài học ?
C Hoạt động ứng dụng
- Chia sẽ với người thân về những hiểu biết của em về Hà Nội
----------------- & -------------
Thứ sáu ngày 08 tháng 12 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là câu kể , tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
- Gs hs lòng yêu môn học.
II. Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp: Lớp hát tập thể một bài
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu BT và đoạn văn trong SGK
Việc 2: Làm bài vào vở nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn bên cạnh
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 2 - 3 em
+ Câu Nhưng kho báu ấy ở đâu? Là kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì?( Là câu hỏi, nó được hỏi về điều mà mình chưa biết)
+ Cuối câu ấy có dấu gì? (Có dấu chấm hỏi)
Bài 2:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu BT
Việc 2: Làm bài vào vở nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn bên cạnh
- Hoạt động cả lớp: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
+ Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? (Dùng để giới thiệu.)
+ Giới thiệu về Bu-ra-ti-nô: Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.
+ Miêu tả Bu-ra-ti-nô : Chú có cái mũi rất dài.
+ Kể lại sự việc có liên quan đến Bu-ra-ti-nô: Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc khoá vàng để mở kho báu.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? ( Có dấu chấm )
Bài 3:
- Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm: Việc 1: Đọc yêu cầu BT
Việc 2: Nêu hướng làm
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn bên cạnh
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 2 - 3 em
+ Ba câu đó là câu kể. Chúng được dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc...
Hoạt động 2
- Hoạt động cá nhân: Đọc ghi nhớ 2 – 3 em
C. Hoạt động thực hành
Bài 1:
- Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm: Việc 1: Đọc yêu cầu BT
Việc 2: Nêu cách làm
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn bên cạnh
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 2 - 3 em
+ Kể sự việc: Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng ... thi thả diều.
+ Tả cánh diều: Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
+ Kể sự việc nói lên tình cảm: Chúng tôi vui sướng phát dại
+ Tả tiếng sáo diều: Tiếng sáo.
Bài 2:
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu BT
Việc 2: Làm bài vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn bên cạnh
- Hoạt động cả lớp: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
VD: Hằng ngày, sau khi đi học về em giúp mẹ dọn cơm. .....
b. Em có chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếc...
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ kiến thức đã học với người thân
----------------- & -------------
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập 1, 2(b)
- Gd hs tính tích cực trong học toán.
II. Hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp:
Đặt tính rồi tính: 4578 : 421 = ? ; 9785 : 205 =?
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia.
a) Phép chia 41535 : 195( trường hợp chia hết)
+ GV viết lên bảng phép chia trên.
+ Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài làm với bạn
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày cách làm trước lớp 1 – 2 em
41535 195
0253 213
0585
000
Vậy: 41535 : 195 =? (213)
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 16.doc