Trò chơi: Ai thông minh nhất.
- Trên màn hình cô có rất nhiều hình ảnh những đồ dùng (chén, ly, ấm, cốc nhựa, tivi, tủ lạnh, ghế nhựa, nồi, rổ nhựa). Bạn nào nhanh hãy tạo những đồ dùng có cùng công dụng hoặc chất liệu, đồ điện về thành 1 nhóm. Cô sẽ mời 1 bạn chơi.
+ Tạo nhóm theo công dụng (chén, ly, ấm, cốc)
+ Tạo nhóm theo chất liệu ( cốc nhựa, ghế nhựa, rổ nhựa)
+ Tạo nhóm đồ điện (tivi, tủ lạnh, quạt, đầu đĩa khi dùng phải cắm điện)
* Trò chơi: Thi đội nào nhanh
- Cô mời 2 đội, mỗi đội 4 bạn lên bật qua vòng và lên phía trên bảng có những hình ảnh với đồ vật, con hãy xem là hình ảnh đúng hay sai, hãy gắn mặt mếu cho hình ảnh sai và mặt cười cho hình ảnh đúng. Trò chơi kết thúc sau 1 bản nhạc, đội nào gắn đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc
- Cô tổ chức cho 2 đội thi
- Nhận xét kết quả chơi
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Phân loại một số đồ dùng gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Phân loại một số đồ dùng gia đình
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Người thực hiện: Liễu Thị Hồng Nhung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên đồ dùng và biết được công dụng, chất liệu của đồ dùng trong GĐ.
- Biết phân loại đồ dùng theo chất liệu, công dụng và vị trí để dồ đùng ở trong gia đình
- Biết được trong gia đình có rất nhiều đồ dùng để phục vụ cho sinh hoạt
2. Kỹ năng:
- Có khả năng quan sát, nhận xét, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn, sử sụng các đồ dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, máy chiếu, máy tính, loa, nhạc
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số đồ dùng thật: cốc nhựa, cốc inox, cốc sứ, cốc thủy tinh, bát inox, bát sứ, bát thủy tinh, đĩa inox, đĩa nhựa, đĩa thủy tinh, thìa inox, bàn là
- Một số đồ dùng bằng mô hình: giường, tủ, bàn ghế, quạt
- 3 tranh hình ảnh đúng sai, mặt cười, mặt mếu. Giá treo
III. Nội dung tích hợp:
- LVPT NN: Bài vè đồ dùng. đồng dao đi cầu đi quán
- GDKNS: Trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng gia đình
- LVPT TM: Bài hát tôi là cái ấm trà, bé quét nhà
IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Cùng bé đọc vè
- Cô cho cả lớp đọc bài vè đồ dùng gia đình
HĐ2: Hãy kể về đồ dùng trong gia đình của bé:
- Chúng mình vừa đọc bài gì?
- Hãy kể tên những đồ dùng trong gia đình gì được nhắc đến trong bài vè?
- Gia đình con còn có những đồ dùng gì khác? Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe?
=> Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng để ăn như bát, đĩa, thìa. Đồ dùng để uống, để mặc, đồ gỗ, đồ điện..... Mỗi đồ dùng đều có công dụng chất liệu khác nhau, nhưng đều phục vụ cho nhu cầu của mọi người trong gia đình.
HĐ3: Bé cùng khám phá:
- Hôm nay! Lớp mình có mở 1 gian hàng trưng bày rất nhiều những đồ dùng gia đình. Chúng mình có muốn đến thăm quan không?
- Đến gian hàng trưng bày, các tổ hãy chọn những món đồ dùng mà các con thích sau đó về tổ thảo luận nhé.
a. Giới thiệu 1 số đồ dùng trong gia đình
- Cô mời các trẻ 3 tổ lần lượt giới thiệu về các món đồ dùng của tổ mình chọn
+ Con lấy được đồ dùng gì?
+ Những bạn nào lấy được đồ dùng để ăn?
+ Ai lấy đồ dùng để uống?
+ Bạn nào lấy đồ dùng bằng gỗ?
+ Những bạn nào có đồ dùng bằng inox?
+ Ai chọn đồ dùng bằng thủy tinh?
+ Bạn nào lấy được đồ dùng bằng nhựa?
b. Phân loại đồ dùng gia đình theo công dụng và chất liệu
- Cô thấy các tổ có rất nhiều đồ dùng khác nhau, con có thể sắp xếp những đồ dùng có cùng công dụng thành 1 nhóm và giới thiệu cho các bạn cùng biết nhé.
* Nhóm 1
- Nhóm con có những loại đồ dùng gì?
- Đồ dùng để ăn có những gì?
- Ngoài bát ra còn có những đồ dùng gì để ăn?
- Cốc dùng để làm gì?
- Có những loại cốc gì?
- Ghế dùng để làm gì? Ghế được làm từ chất liệu gì?
- Có những loại ghế gì khác?
* Nhóm 2
- Nhóm con chọn những đồ dùng gì?
- Tủ dùng để làm gì? Tủ làm bằng chất liệu gì?
- Ngoài ra còn có những đồ dùng gì bằng gỗ?
- Có những đồ dùng gì để ăn?
- Những đồ dùng này dùng để làm gì?
- Những chiếc cốc được làm từ chất liệu gì?
- Thủy tinh là đồ đễ vỡ hay khó vỡ?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh con phải lưu ý điều gì?
- Nếu không may con làm vỡ chiếc đĩa bằng thủy tinh con sẽ làm gì?
=> Thủy tinh là đồ dễ vỡ, khi sử dụng các con phải cẩn thận. Nếu làm rơi đồ vật sẽ bị vỡ, các mảnh vỡ sẽ làm các con bị thương và chảy máu. Vì vậy khi làm vỡ đồ các con hãy nói để bố mẹ, người lớn trong gia đình quét dọn giúp các con nhé.
* Nhóm 3:
- Nhóm con có những đồ dùng gì khác với đồ dùng của 2 nhóm đã kể không?
- Quạt dùng để làm gì?
- Bàn là đùng để làm gì?
- Theo con muốn sử dụng quạt và bàn lạ thì phải làm gì?
- Những đồ dùng khi sử dụng phải cắm điện được gọi chung là đồ điện. Con biết những loại đồ điện nào?
- Khi sử dụng đồ điện con phải chú ý điều gì?
=> Muốn sử dụng các đồ điện như tivi, quạt, đầu đĩa con hãy nhờ người lớn cắm điện giúp vì điện rất nguy hiểm.
* Nhóm 4:
- Nhóm con chọn những đồ dùng gì?
- Có những đồ dùng gì để uống? Các đồ dùng này được làm từ chất liệu gì?
- Những đồ điện của nhóm con dùng để làm gì?
- Ngoài ra nhóm con còn có những đồ dùng gì?
- Chiếc rĩa dùng để làm gì? Con thấy chiếc rĩa này như thế nào?
=> Khi sử dụng những vật sắc nhọn như dao và rĩa thì các con phải cẩn thận, vì chúng có thể làm các con bị đau, bị thương và chảy máu.
- Các con đã phân loại đồ dùng theo công dụng, bây giờ con hãy xếp những đồ dùng có cùng chất liệu thành 1 nhóm và giới thiệu cho các bạn cùng nghe nhé.
- Các tổ giới thiệu đồ dùng của tổ mình theo chất liệu inox, nhựa, sứ.....
- Các con sẽ sử dụng những đồ dùng trong gia đình như thế nào để những đồ dùng đó luôn bền đẹp?
=> GD: Khi sử dụng những đồ dùng trong gia đình các con phải giữ cẩn thận, không được quăng ném, dùng xong phải cất gọn gàng, thường xuyên lau chùi thì đồ dùng sẽ luôn bền đẹp đấy các con ạ.
- Các con đã lấy và phân loại các đồ dùng gia đình theo công dụng, chất liệu rồi. Bây giờ hãy mang những món đồ dùng về đúng vị trí của chúng trong các phòng ở gia đình nhé.
- Trẻ phân loại đồ dùng về các phòng trong gia đình và đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán”
- Cô kiểm tra kết qua từng tổ.
HĐ4: Bé cùng chơi
* Trò chơi: Ai thông minh nhất.
- Trên màn hình cô có rất nhiều hình ảnh những đồ dùng (chén, ly, ấm, cốc nhựa, tivi, tủ lạnh, ghế nhựa, nồi, rổ nhựa). Bạn nào nhanh hãy tạo những đồ dùng có cùng công dụng hoặc chất liệu, đồ điện về thành 1 nhóm. Cô sẽ mời 1 bạn chơi.
+ Tạo nhóm theo công dụng (chén, ly, ấm, cốc)
+ Tạo nhóm theo chất liệu ( cốc nhựa, ghế nhựa, rổ nhựa)
+ Tạo nhóm đồ điện (tivi, tủ lạnh, quạt, đầu đĩa khi dùng phải cắm điện)
* Trò chơi: Thi đội nào nhanh
- Cô mời 2 đội, mỗi đội 4 bạn lên bật qua vòng và lên phía trên bảng có những hình ảnh với đồ vật, con hãy xem là hình ảnh đúng hay sai, hãy gắn mặt mếu cho hình ảnh sai và mặt cười cho hình ảnh đúng. Trò chơi kết thúc sau 1 bản nhạc, đội nào gắn đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc
- Cô tổ chức cho 2 đội thi
- Nhận xét kết quả chơi
HĐ5: Kết thúc
* Vận động nhẹ bài hát “ Tôi là cái ấm trà”
- Trẻ đọc vè cùng cô
- Bài vè đồ dùng
- Bàn ghế, giường tủ, ti vi, tủ lạnh.....
- Bát, đĩa, ấm chén, nồi xong...
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ đi đến gian hàng và chọn món đồ mình thích
- Trẻ giới thiệu về các đồ dùng gia đình mình chọn
- Bát để ăn
- Tủ, ghế, giường
- Cốc, bát, ấm..
- Bát, địa, cốc...
- Cốc, đĩa...
- Trẻ lắng nghe
- Nhóm con có bát để ăn cơm, có cốc dùng để uống, ghế để ngồi
- Bát sứ, bát inox
- đĩa, thìa, đũa...
- Dùng để uống
- Cốc nhựa, inox, sứ
- Ghế dùng để ngồi
- Ghế gỗ
- Ghế inox, nhựa, đá...
- Trẻ kể
- Tủ để đựng quần áo, tủ gỗ
- Kệ, bàn, ghế, tủ giày, tủ bát...
- Bát, đĩa, thìa...
- Cốc để uống...
- Cốc inox, cốc nhựa, cốc thủy tinh
- Đồ thủy tinh dễ vỡ
- Cầm đồ vật cẩn thận, không làm rơi đồ vật
- Nhờ bố mẹ quét dọn
- Trẻ nghe.
- Nhóm con quạt, bàn là
- Làm mát không khí
- Là thẳng quần áo
- Cắm điện
- Nồi cơn điện, lò nướng, tủ lạnh...
- Nhờ người lớn cắm điện giúp
- Trẻ nghe
- Trẻ kể
- Cốc, chén...
- inox và sứ
- Xì khô tóc và nấu cơm
- Trẻ kể
- Cắm, xiên hoa quả và thức ăn
- Nhọn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phân loại
- Không quăng ném các đồ dùng, dùng xong cất gọn gàng
- Trẻ lăng nghe
- Trẻ xếp dùng theo yêu cầu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tích cực tham gia chơi
- Trẻ tạo nhóm theo công dụng
- Tạo nhóm theo chất liệu
- Tạo nhóm đồ điện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ nhận xét hình ảnh đúng sai
- Hát và vận động vui vẻ bài hát “ Tôi là cái ấm trà”
* Nhận xét:
................
Chuẩn bị đồ dùng
Nhóm 1: Bát sư, bát inox, bát nhựa, cốc sứ, cốc inox. cốc nhựa, ghế giường
Nhóm 2: Tủ, ghế, Đĩa thủy tinh, đĩa nhựa, thìa inox, cốc nhựa - thủy tinh-inox
Nhóm 3: Quạt, bàn là, bát sứ, ấm sứ, đĩa inox, cốc inox, bàn, ghế
Nhóm 4: Xì tóc, nồi điện, đĩa bát thủy tinh, rĩa inox. cốc inox, chén sứ, bát sứ
3bát sứ; 1 bát inox,1 bát nhựa, 1cốc sứ, 4 cốc inoc, 2 cốc nhựa, 3 ghế, 1 giường
1 tủ, 2 đĩa thủy tinh, 1 bát thủy tinh, 1 đĩa nhựa, 1 thìa inoc,
1 côc thủy tinh, 1 quạt, 1 bàn là, 1 ấm sứ, 1 đĩa inox, 1 bàn,
1 rĩa inox, 1 chén xứ. 1 nồi điện, 1 xì tóc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_12530108.doc