Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 2: Lớp học của bé

Biết liên kết các nhóm trong khi chơi

- Góc xây dựng: Xây trường mầm non

- Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây.

- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo.

- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non

- Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình.

- Góc sách: Xem tranh về trường mầm non

- Trẻ biết xem tranh về trường màm non

- Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn.

 

docx24 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh 2: Lớp học của bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON (4 TUẦN) CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: LỚP HỌC CỦA BÉ (TUẦN 02: Từ ngày 17/09 đến ngày 21/09/2018) CÁC HĐ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu ĐÓN TRẺ - Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. - Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần - Giúp trẻ dán ảnh lên tường, cho trẻ cùng soi gương và quan sát, trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân, sau đó so sánh các bạn, hỏi tên trẻ, ký hiệu riêng, thẻ tên của từng trẻ. THỂ DỤC SÁNG + Hô hấp: Thổi bóng bay + Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai + Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ + Chân: Ngồi xổm + Bật: Bật tách khép chân CHƠI NGOÀI TRỜI * Quan sát có chủ đích: - Quan sát dạo chơi xung quanh khuôn viên nhà trường. Quan sát lớp học, quan sát đồ chơi, đồ dùng trong lớp học. * Trò chơi vận động: - TCVĐ: cây cao - cỏ thấp. - TCVĐ: mèo đuổi chuột * Chơi tự do - CTD: chơi với đồ chơi ngoài trời. - CTD: nhặt lá rơi - CTD: chơi theo ý thích của trẻ. HOẠT ĐỘNG HỌC LQ Văn học LQ với Toán Thể dục MTXQ GD Âm nhạc Thơ : Bé đến lớp Ghép đôi Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Đồ chơi của bé DH: Đi học về - VĐ: Minh hoạ - NH: Em đi mẫu giáo HOẠT ĐỘNG GÓC Tạo hình: tô màu đồ chơi trong lớp Phân vai: Cô giáo, Xây dựng: Xây trường Mầm non Góc sách: Xem tranh ảnh về đồ chơi trong lớp Khoa học(Toán): sắp xếp đồ dùng đồ chơi. VỆ SINH TRẢ TRẺ - Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn. - Nghe, đọc truyện, thơ: ôn lại bài hát, bài ca dao, đồng dao. - Nhận xét, nêu gương cuối buổi. - Trả trẻ. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 2 I/ ĐÓN TRẺ 1. YÊU CẦU - Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm. - Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định. - Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ. 2. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích. 3. HƯỚNG DẪN - Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ngăn nắp, biết chào khách, bạn đến thăm lớp. - Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản, trực nhật, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô. II/ TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH 1. YÊU CẦU - Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt. - Biết được lý do bạn vắng. - Biết tự kể về công việc đã làm ở gia đình trong ngày thứ 7 và chủ nhật . 2. CHUẨN BỊ: - Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ, sổ theo dõi trẻ. - Bảng theo dõi bé đến lớp. - Lớp học trang trí theo chủ điểm. 3. HƯỚNG DẪN - Cô gợi ý trò chuyện nội dung chủ điểm, điểm danh bằng nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 - 7 phút để trẻ tự kể công việc của mình và của gia đình trong ngày thứ 7, chủ nhật. - Cô gợi ý trẻ kể theo nhóm, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng. - Cô gợi ý hỏi trẻ về bản thân, nêu được nội dung chủ đề trong ngày. III/ THỂ DỤC SÁNG 1. YÊU CẦU - Trẻ tập đúng động tác theo yêu cầu của cô. - Thực hiện đúng theo hiệu lệnh, chuyển đội hình theo tổ, kết hợp nhịp nhàng theo nhịp nhạc. 2. CHUẨN BỊ - Sân bãi sạch sẽ - Cô thuộc các động tác thể dục. 3. HƯỚNG DẪN - Cho trẻ ra sân tập thể dục - Tập theo các động tác * Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng, kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô * Trọng động - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai - Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ - Chân: Ngồi xổm - Bật: Bật tách khép chân * Hồi tỉnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. IV/ CHƠI NGOÀI TRỜI 1. YÊU CẦU - Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, khuông viên nhà trường, đồ chơi trong lớp, quan sát lớp học. - Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô. - Biết được đặc điểm, hình dáng, công dụng, chất liệu, ích lợi của một số đồ chơi. - Tích cực tham gia vào hoạt động. 2. CHUẨN BỊ - Sân trường sạch sẽ - Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. 3. HƯỚNG DẪN a. Quan sát có mục đích: - Nêu đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc nước. - Biết được lợi ích của nước b. Trò chơi vận động: - Cô nói cách chơi, luật chơi. c. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi. V/ HOẠT ĐỘNG GÓC YÊU CẦU. - Góc phân vai: Cô giáo. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường mầm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. 2. CHUẨN BỊ - Góc phân vai: Đồ dùng dạy học: bàn ghế, tranh, sách. - Góc xây dựng: Gạch, hàng rào, cây xanh, - Góc tạo hình: Bút màu, giấy. - Góc sách: Tranh về trường mầm non. 3. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Thỏa thuận trước khi chơi: - Lớp xem tranh: “Trường mầm non”. - Trong bức tranh có gì? - Các con có yêu quý trường học của mình không? - Cô khái quát lại. - Lớp mình hoạt động ở chủ điểm nào? - Lớp mình có mấy góc chơi? a/ Góc phân vai: - Góc phân vai chơi gì? - Trò chơi cô giáo cần có những ai? - Cô giáo phải làm gì? Chơi như thế nào? - Ai là cô giáo? - Ai là học trò? - Học trò phải làm gì? - Cô khái quát lại. b/ Góc xây dựng: - Góc xây dựng xây gì? - Ai là chủ công trình? - Ai là công nhân? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? - Công nhân làm nhiệm vụ gì? - Khi chơi các con phải chơi như thế nào? c/ Góc tạo hình : - Góc tạo hình chơi gì? - Ai là nhóm trưởng? - Các con tô các loại tranh gì? d/ Góc sách - Góc sách chơi gì? - Ai là nhóm trưởng? - Các con xem những loại sách gì? - Khi xem xong các con phải làm gì? * Qúa trình chơi: - Cho trẻ về góc chơi và thỏa thuận vai chơi - Góc nào còn lúng túng cô nhập vai chơi cùng trẻ - Trong buổi chơi cô chú ý góc xây dựng và góc học tập, còn các góc khác cô vẫn cần phải bao quát trẻ. - Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi. * Nhận xét sau khi chơi: - Nhận xét qua hành động chơi. + Cô nhận xét thái độ chơi ở từng góc. + Cô nhận xét công việc hoàn thành và chưa hoàn thành. - Nhận xét buổi chơi. + Cô tập trung trẻ về góc chơi tốt nhất, tuyên dương góc chơi đó để rút kinh nghiệm, nhận xét kết quả làm được của từng góc, động viên các góc cố gắng ở giờ sau. + Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi ngăn nắp và vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi - Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe VI/ HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI 1. Yêu cầu: - Trẻ biết cách đánh giá nhận xét bạn, nhận xét mình. 2. Chuẩn bị: - Cờ, phiếu bé ngoan. - Bảng bé ngoan. 3. Tiến hành: - Ổn định hát một bài hát. - Cô đọc tiêu chuẩn bé ngoan. - Cô cho trẻ nhận xét bạn, nhận xét mình. - Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ. - Động viên, khuyến khích trẻ. * Kết thúc Cho trẻ hát một bài. Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề Tài: Thơ “ Bé đến lớp” I. Mục đích- Yêu cầu: 1. Kiến thức: – Trẻ biết tên bài thơ “ Bé đến lớp” của tác giả Nguyễn Thanh Sáu. – Đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ 2.Kỷ năng: – Luyện cho trẻ kỷ năng đọc diễn cảm, đọc đúng nhịp điệu bài thơ. – Thể hiện được cảm xúc của mình khi thể hiện bài thơ 3.Thái độ: – Hứng thú khi đến trường, đến lớp – Biết yêu quý cô giáo, bạn bè II. Chuẩn bị: – Tranh vẽ nội dung bài thơ “ Bé đến lớp” III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài – Cho trẻ hát cùng cô bài “ cháu đi mẫu giáo” – Trò chuyện về việc tới trường của bé. – Cô giới thiệu tên bài thơ “ Bé đến lớp” , sáng tác Nguyễn Thanh Sáu * * Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe – Cô đọc thơ lần 1 ( diễn cảm) Hôm nay đến lớp Lòng bé rộn ràng Bước chân theo mẹ  Trên con đường làng Nắng vàng theo bé Vào lớp mầm non Nắng nghe bé hát Nắng bảo: “Bé ngoan” – Cô đọc lần 2 kết hợp tranh “ * * Hoạt động 3: Đàm thoại – Giảng giải – trích dẫn – Cô vừa đọc xong bài thơ gì? - Do ai sáng tác? – Trong bài thơ nói đến ai? – Em bé đang làm gì? – Niềm vui của bé khi tới trường như thế nào? – Nắng bảo em bé như thế nào? * * Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ – Cho trẻ đọc thơ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. – Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm. * Giáo dục: trẻ có ý thức đi học chuyên cần, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và ban bè. * Kết thúc:Trẻ vui hát “ trường chúng cháu là trường mầm non” và ra sân chơi. - Trẻ hát - Trả trả lời các câu hỏi của cô giáo - Trẻ lắng nghe cô giáo - Trẻ chú ý trả lời các câu hỏi của cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ - Trẻ hát ra sân chơi. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường màm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: LQ VỚI TOÁN Đề tài: Ghép đôi 1/ Mục đích yêu cầu. a. Kiến thức: - Trẻ biết cách ghép đôi ( xếp tương ứng 1-1 ) từng đối tượng của 2 nhóm đồ vật. b. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1. c. Thái độ: - Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong hoạt động học. 2/ Chuẩn bị: - Tranh lô tô đồ dùng đồ chơi. 3/ Tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ Ổn định: - Cả lớp hát : cháu đi mẫu giáo. - Các con vừa hát bài hát gì? - Để thành bé ngoan các con phải làm gì? - Bây giờ chúng ta cùng học thật giỏi để trở thành bé ngoan nha các con. Hoạt động 1: Dạy trẻ ghép đôi các đối tượng  “Cùng khám phá ”. - Trong rổ các con có gì? - Cho trẻ xếp tất cả các chú thỏ trong rổ thành hàng ngang và nhớ mời các chú thỏ ngồi từ trái sang phải. - Cho trẻ hướng lên màn hình xem ai đang đến chúc mừng hội thi? ( Lần lượt 3 chú thỏ xuất hiện ). - Tặng cho mỗi chú thỏ một chiếc ô từ trái sang phải. - Có bao nhiêu chú thỏ đến cổ vũ cho hội thi ? Chúng mình đã tặng bao nhiêu chiếc ô cho các chú thỏ ? (Cho trẻ đếm cùng cô ). - Có chú thỏ nào không có ô không ? - Như vậy, mỗi chú thỏ sẽ có một chiếc ô. - Cô giúp trẻ nhắc lại: Mỗi chú thỏ một chiếc ô. - Chúng mình cùng cất ô giúp các chú thỏ nào ! ( Cho trẻ cất hết số ô vào rổ ). - Để cảm ơn các chú thỏ đã đến hội thi, chúng mình tặng cho mỗi chú thỏ một củ cà rốt đặt ở phía trên của mỗi chú thỏ. - Có bao nhiêu chú thỏ đến hội thi ? Có bao nhiêu củ cà rốt cho các chú thỏ ? ( Cho trẻ đếm cùng cô ). - Có chú thỏ nào không có cà rốt không ? - Như vậy, mỗi chú thỏ sẽ có một củ cà rốt. - Cô giúp trẻ nhắc lại: Mỗi chú thỏ một củ cà rốt. - Chúng mình cùng cất cà rốt giúp các chú thỏ nào ! ( Cho trẻ cất hết số cà rốt vào rổ ). - Các chú thỏ đã mệt rồi đấy ! Chúng mình cùng mời các chú thỏ về nghỉ nào ! Hoạt động 2: Luyện kỹ năng ghép đôi. - Tiếp theo đến với phần thi “Chung sức”. Lần lượt từng thành viên của hai đội chơi chạy lên lấy một đồ chơi và cho chúng vào 1 chiếc rổ. Kết thúc đội nào ghép được nhiều đồ chơi vào rổ sẽ là đội thắng cuộc. + Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. + Kiểm tra kết quả, động viên trẻ. * Kết thúc: cho trẻ đi vệ sinh. - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường màm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: THỂ DỤC Đề tài: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh VĐ: chạy nhặt bóng 1/ Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động : Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trẻ biết cách đi nhanh đi chạy thay đổi tốc độ theo hướng dẫn của cô.  b. Kỹ năng:   - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi bàn chân. - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, tập trung. c/ Thái độ: - Trẻ thường xuyên tập thể dục. - Biết nghe lời cô giáo. 2/ Chuẩn Bị: - Vạch chuẩn - Trống lắc. - Sân tập sạch sẽ - Bóng 3/ Cách tiến hành Hoạt động cô Hoạt động trẻ * Ôn định - Cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo”. * Trò chuyện:  - Bài hát nói về gì ? - Bé làm gì mới ngoan? * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô, sau đó chuyển đội hình 3 hàng dọc, 3 hàng ngang. * HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động a/ Bài tập phát triển chung + Tay: Hai tay đưa lên cao, gập vai (2x4). + Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ (2x4). + Chân: Ngồi xổm (4x4). (TT) + Bật: Bật tách khép chân (2x4). b/ Vận động cơ bản * Cô làm mẫu:  - Lần 1: Cô làm mẫu cho trẻ xem.  - Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và TTCB: Đứng chân trước, chân sau. Khi có hiệu lệnh chạy đánh tay nhịp nhàng, chạy nhanh chậm theo hiệu lệnh của cô. Đi nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô. - Sau khi cô làm mẫu xong, cho cả lớp thực hiện.. - Cô mời trẻ khá thực hiện - Cả lớp thực hiện - Trẻ yếu thực hiện lại - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. c/ Trò chơi vận động: Chạy nhặt bóng - Cô giải thích luật chơi và cách chơi - Cách chơi: Chia lớp ra 3 đội khi có tiếng nhạc cất lên cô sẽ đổ bóng ra sàn, các con phải nhặt bóng bỏ vào rổ của mình. - Luật chơi: Đội nào nhặt được nhiều bóng sẽ là đội thắng cuộc. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét trẻ chơi * HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. * Kết thúc. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh các nhân - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ thực hiện * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường màm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 5 ngày 20 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Đề tài: Đồ chơi của bé. 1/ Mục đích yêu cầu a/ Kiến thức:  Trẻ biết tên đồ dùng đồ chơi của lớp mình, biết 1 số đặc điểm, vị trí của đồ dùng đồ chơi. Biết cách sử dụng, công dụng của đồ chơi. b/ Kĩ năng: * Rèn óc quan sát, so sánh tư duy ghi nhớ có chủ định. c/ Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. 2/ Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi trong lớp: lắp ghép, búp bê, vòng, - Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc. 3/ Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ * Ổn định: - Lớp đọc thơ “ giờ chơi”. - Bài hát các con vừa đọc xong là bài thơ gì? - Chơi đồ chơi xong các con phải biết làm gì? - Vậy hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện một số đồ chơi trong lớp học * Hoạt động 1: Trò chuyện về lớp học - Chia lớp ra 2 nhóm - Nhóm 1 đồ chơi lắp ghép. - Nhóm 2 chơi búp bê - Bạn nào có đồ chơi là búp bê? - Búp bê dùng để làm gì? Đồ chơi này chơi ở góc nào? Khi chơi các con phải chơi như thế nào? - “Lắng nghe, lắng nghe” - Ai có đồ chơi là lắp ghép? - Đồ chơi lắp ghép được làm bằng nguyên liệu gì? - Lắp ghép có ở góc nào của lớp mình? * Hoạt động 2: So sánh. - Ai có nhận xét gì về búp bê và lắp ghép (có gì giống và khác nhau?). - Trong lớp các còn có đồ chơi nào? - Các con thích nhất đồ chơi nào? - Khi chơi xong các con phải làm gì? *Giáo dục: - Trẻ biết giữ gìn đồ chơi. * HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi luyện tập. - Chọn bóng CC: chia lớp ra 2 đội. Chọn quả bóng nhỏ hơn bỏ vào rổ nhỏ hơn. Chọn quả bóng to hơn bỏ vào rổ to hơn. LC: đội nào chọn được nhiều bóng đúng yêu cấu sẽ thắng cuộc. * Kết thúc: cho trẻ đi vệ sinh - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ chơi. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường màm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2018 * ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG * CHƠI NGOÀI TRỜI * HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN: ÂM NHẠC Đề tài: DH: Đi học về VĐ: Minh hoạ NH: Em đi mẫu giáo 1/ Mục đích yêu cầu: a/ Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát “đi học về” - Hiểu nội dung bài hát. - Biết tên bài hát. b/ Kĩ năng: - Biết hát đúng giai điệu bài hát. - Nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc. c/ Thái độ - Hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. 2/ Chuẩn bị Trống lắc 3/ Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG CÔ HOAT ĐỘNG TRẺ * Ổn định: - Đọc thơ “ giờ chơi” - Các con vừa đọc thơ gì? - Muốn làm bé ngoan các co phải làm gì? - Bé ngoan phải biết vâng lời ba mẹ, biết chào ông bà, cha mẹ khi đi học về. - Cô cò bài hát rất hay muốn dành tặng cho các con, mời các con chú ý lắng nghe. * HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát. - Cô hát cho cháu nghe lần 1: - Cô hỏi cháu tên bài hát. - Cô nói tên bài hát “đi học về” tác giả : “ Hoàng Lân và Hoàng Long” - Nói nội dung bài hát: Có bạn nhỏ đi học về chào cha chào mẹ, cha mẹ khen bạn nhỏ ngoan, và thưởng cho bạn nhỏ mộ nụ hôn. - Cho cháu hát cùng cô. - Cả lớp hát cùng cô (2 lần) - Từng tổ hát cả bài hát. - Vài cá nhân hát cả bài hát - Cả lớp hát bài hát lại lần nữa, kết hợp cô vỗ tay theo nhịp. - Khi cháu hát cô theo dõi, nhắc nhở, sửa sai cho các cháu * HOẠT ĐỘNG 2 Vận động: Minh họa - Cô cho trẻ vận động theo lời bài hát bằng động tác minh họa. - Cô làm mẫu cho trẻ làm theo từng câu. * HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát “em đi mẫu giáo” - Cô cho trẻ nghe lần 1. - Cô nói nội dung bài hát: Bạn nhỏ chăm chỉ siêng năng đến trường, cùng với khung cảnh tuyệt đẹp. cô giáo khen bạn chăm học, bạn đã học được nhiều điều bổ ích. - Cô cho trẻ nghe lại lần 2. * Kết thúc: cho trẻ đi vệ sinh - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện. * HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cô giáo Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp qua các hành động chơi - Biết liên kết các nhóm trong khi chơi - Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Trẻ xây được ngôi trường của bé, xây thêm bồn cây, vườn hoa, sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau để xây. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. - Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non - Trẻ biết tô màu về người thân trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về trường mầm non - Trẻ biết xem tranh về trường màm non - Biết giữ sách và trò chuyện cùng các bạn. *HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI - Vệ sinh - cá nhân - nêu gương - trả trẻ. Nhận xét cuối ngày : GVCN Tổ chuyên môn Kí Duyệt (tuần 2) Nguyễn Kiều Định Vũ Thị Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtruong mam non_12520370.docx
Tài liệu liên quan