Giáo án Luyện từ và câu 2: MRVT : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy

GV yêu cầu HS quan sát lên bài trình chiếu và làm bài vào vở Luyện từ và câu trong 2 phút.

GV tổ chức trò chơi: “Ô cửa bí mật” trên powerpoint, mời các em tham gia và điền vào chỗ chấm.

a) Đen như quạ. (đen, xấu).

b) Hôi như cú. ([người] rất hôi)

c) Nhanh như cắt. (rất nhanh nhẹn, lanh lợi)

d) Nói như vẹt. (chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu.)

e) Hót như khướu. (nói nhiều với giọng tâng bốc, không thật thà.)

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2: MRVT : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Phú Hòa 2 Lớp: 2/5 GVHD: Nguyễn Ngọc Đẹp SVTT: Hứa Vũ Hải Thụy. Ngày soạn: 10/01/2019 Ngày dạy : 25/01/2019 Luyện từ và câu: MRVT : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. I. Mục tiêu. - Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh (BT1) ; - Điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong các câu thành ngữ (BT2). - Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào đúng chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT3) - Rèn luyện tính cẩn thận khi đặt dấu chấm, dấu phẩy. *GDMT: - Yêu thương và bảo vệ động vật, môi trường. - Hưởng ứng, tuyên truyền bảo vệ chim chóc, động vật và môi trường. II. Đồ dùng dạy học. -Các hình ảnh về một số loài chim và tên con vật để ghép nối ở BT1. Bài trình chiếu về các loài chim kể trên. - Bài trình chiếu powerpoint. - Bảng phụ cho BT3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sỉ số. - Cho lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ. Bài: MRVT Chim chóc- Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? GV cho HS trả lời: - Nhìn hình đoán tên một số loài chim. - Đặt một số câu hỏi “Ở đâu?” cho bạn của mình. - GV nhận xét và tuyên dương. 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài. - Các em đã biết về một số loài chim trong tiết học trước. Cô và các em sẽ tiếp tục cùng đi tham quan về thế giới loài chim, đồng thời biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy thông qua bài Luyện từ và câu ngày hôm nay: MRVT: Từ ngữ về loài chim – Dấu chấm, dấu phẩy. - GV cho HS nhắc lại tựa bài. 3.2. Hướng dẫn HS làm Bài tập. *Hoạt động 1: Bài tập 1 – Xác định tên các loài chim. Mục tiêu: Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. Mời 1 HS xác định yêu cầu đề bài. - GV nhận xét. - Tổ chức trò chơi: “Nhanh như chớp” GV chia lớp thành 2 đội. Các đội có thời gian 2 phút để quan sát và thảo luận với bạn ngồi cạnh xem hình và đoán tên của các loài chim thông qua gợi ý có sẵn. Sau khi kết thúc thời gian, GV chỉ định 3 thành viên ngẫu nhiên của mỗi đội lên bảng. Đội nào gắn nhanh và chính xác nhất sẽ được tuyên dương. -GV cho HS nhận xét. GV kết luận. - GV giới thiệu rộng hơn về các loài chim trên bảng về đặc điểm, tiếng hót, lợi ích. - Giáo dục môi trường: Sự phát triển của các đô thị, đường xá, cơ sở hạ tầng, và sự săn bắt trái phép làm ta đánh mất đi rất nhiều khu sinh sống tự nhiên của các loài chim và các loài chim hiếm. Một số loài còn bị đưa vào Sách Đỏ (những loài có khả năng tuyệt chủng), chúng ta cần lên án những hành vi săn bắt chim chóc trái phép để bảo vệ thế giới động vật này! Chuyển ý: Các em đã biết thêm được một số loài chim khác nhau. Tên một số loài chim gắn liền với những câu thành ngữ rất hay. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thành ngữ đó qua bài tập 2. *Hoạt động 2: Bài tập 2 – Thành ngữ về các loài chim. Mục tiêu: Giúp HS điền đúng tên đã cho vào câu thành ngữ. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu đề bài. -Tổ chức Làm Việc Cá Nhân. GV yêu cầu HS quan sát lên bài trình chiếu và làm bài vào vở Luyện từ và câu trong 2 phút. GV tổ chức trò chơi: “Ô cửa bí mật” trên powerpoint, mời các em tham gia và điền vào chỗ chấm. Đen như quạ. (đen, xấu). Hôi như cú. ([người] rất hôi) Nhanh như cắt. (rất nhanh nhẹn, lanh lợi) Nói như vẹt. (chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu.) Hót như khướu. (nói nhiều với giọng tâng bốc, không thật thà.) - GV nhận xét. - GV gợi ý giải thích ý nghĩa các câu thành ngữ. -GV mời các em khác nhận xét và kết luận. Các câu thành ngữ này trong cuộc sống hàng ngày dùng để chê bai, châm biếm một số sự vật, hiện tượng và thậm chí là một người nào đó. Chuyển ý: Để sử dụng đúng dấu chấm, dấu hỏi khi viết, khi đọc, chúng ta tiếp tục làm bài tập 3. *Hoạt động 3: Bài tập 3 – Điền dấu chấm, dấu phẩy. Mục tiêu: Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào đúng chỗ thích hợp trong đoạn văn. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu BT3. - GV cho HS đọc đoạn văn. Nội dung đoạn văn trên là gì? - Khi sử dụng một câu dài, em sử dụng dấu gì để ngắt câu? Khi hết câu em sử dụng dấu gì? (Khi thấy câu đã trọn vẹn ý, ta dùng dấu chấm. Lưu ý sau dấu chấm, chữ đầu câu viết hoa. Nếu câu đó chưa trọn vẹn ý, có chỗ nghỉ hơi, ta dùng dấu phẩy.) - Treo bảng phụ và gọi 1 HS lên bảng. Các HS còn lại làm vào vở bài tập trong vòng 1 phút. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên chốt lại kết quả. Và kết luận: Dấu phẩy dùng để nghỉ hơi, dấu chấm ngắt hơi. Lưu ý: Sau dấu chấm ta viết hoa chữ cái đầu câu. 4. Củng cố, dặn dò. 4.1. Củng cố. - Hãy tìm thêm tên một số loài chim khác mà em biết và nêu một số đặc điểm của chúng. - Giáo dục tư tưởng cho HS. - Chốt ý: Các loài chim đều rất đẹp, rất quý, có một số loài hót rất hay. Vì vậy các em phải biết bảo vệ và yêu quý các loài chim. - GV nhận xét tiết học. 4.2. Dặn dò. - Về nhà xem lại bài, chép lại đoạn văn vào vở. - Học thuộc các thành ngữ. Cả lớp hát. - 2 HS đoán tên. - 2 HS khác đặt câu. - HS lắng nghe. - 2 HS nhắc lại tựa bài. -1 HS đọc. -1 HS xác định yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu. - HS gắn thẻ: (1) chào mào , (2) chim sẻ , (3)cò , (4) đại bàng,(5) vẹt, (6) sáo sậu, (7) cú mèo. - HS nhận xét và lắng nghe. - HS đọc đề bài. -HS làm vào vở. -HS tham gia trò chơi. Điền vào các chỗ chấm: Đen như quạ. Hôi như cú. Nhanh như cắt. Nói như vẹt. Hót như khướu. HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu. Nói về tình bạn thắm thiết, có nhau của Diệc và Cò. - Dấu phẩy, dấu chấm. - HS trình bày vào vở: Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở , cùng ăn , cùng làm việc và đi chơi cùng nhau . Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. - HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu. -HS lắng nghe. -HS tìm thêm một số tên loài chim. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 22 MRVT Tu ngu ve loai chim Dau cham dau phay_12525065.docx
Tài liệu liên quan