Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Thứ tự các mùa trong năm - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Cô đọc thơ theo tranh minh họa bài thơ. (Nếu trẻ đã thuộc có thể đọc cùng cô)

- Cá nhân trẻ chỉ tranh và đọc

+ Hỏi tên bài, tên tác giả.

+ Trong bài thơ kể về nắng mùa gì?

=> Giảng nội dung bài thơ

- Các con ơi trong tất cả 4 mùa các con thích mùa nào nhất? Vì sao?

=>Cô đã chuẩn bị cho các con những món quà là những chiếc mũ của 4 mùa đấy, chiếc bàn có để sẵn những chiếc mũ của 4 mùa rồi đấy. Bạn nào thích mùa nào thì lại lấy mũ thể hiện mùa đó và đội lên lên nào. Sau khi đội xong các con lại đây với cô.

+ Hỏi trẻ: mũ con đội có màu gì? Thể hiện màu của mùa nào?

* Trò chơi: Trời mưa

- Lần 2 cô đọc theo từng khổ thơ kết hợp cho trẻ đọc khổ thơ 1 đến 2 lần và giải thích từ khó, đọc từ khó

+ Khổ 1: Tia nắng mùa xuân đã làm nên điều gì?

+ Khổ 2: Tia nắng mùa hạ thì sao?

+ Khổ 3: Tia nắng mùa thu thì sao? Màu ngọc bích là màu như thế nào? (Màu xanh). Cô chỉ màu ngọc bích trên màn hình cho trẻ xem.

 

docx2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Thứ tự các mùa trong năm - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh: Thứ tự các mùa trong năm Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ Thơ: Giọt nắng (Vương Triều Hải) Gv dạy: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung Lớp dạy: chồi - Quảng Thuận Ngày dạy: 29/ 03/ 2018 Thời gian dạy: 25-30 phút I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. MT 67 - Trẻ biết đọc thơ theo các slide. MT 71 - Trẻ thuộc bài thơ. MT 80 2. Kĩ năng: Trẻ biết đọc thơ đúng lời, đúng ngữ điệu, đúng cường độ, thể hiện theo cử chỉ điệu bộ bài thơ 3. Thái độ: Trẻ nghiêm túc, hứng thú trong giờ học. 4. Phương pháp: trò chuyện, quan sát, thực hành II. CHUẨN BỊ - Giáo án điện tử PP, tranh minh họa bài thơ - Nhạc không lời, nhạc đệm câu đố, nhạc bài hát: Khúc ca bốn mùa - Trò chơi nhỏ: Bốn mùa; trời mưa,... III. TIẾN HÀNH Hoạt động 1. Ổn định tổ chức - Hiệu lệnh: “xúm xít, xúm xít” (Bên cô, bên cô). Tập trung trẻ quây quần bên cô cùng nghe nhạc đệm và cô đọc câu đố: Sáng chiều gương mặt hiền hòa Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gay Đi đằng đông, về đằng tây Một ngày vắng bóng trời mây có mù Là gì ấy mà là gì? Là gì ấy mà là gì?(Ông mặt trời) - Trẻ xem hình ảnh về ông mặt trời + Ông mặt trời đang mang những tia nắng đi cho tất cả mọi người đấy. Vậy các con có biết ông mang những tia nắng đến cho mọi người làm gì? Hoạt động 2. Trọng tâm - Giới thiệu dẫn dắt vào bài: Có bài thơ nói về ông mặt trời chiếu những tia nắng khác nhau vào 4 mùa trong năm đó, các con có biết bài thơ đó có tên là gì không? Do ai sáng tác? - Bạn nào thuộc bài thơ này đứng lên đọc cho cả lớp cùng nghe. - Cô đọc thơ theo nhạc không lời thể hiện cử chỉ điệu bộ. - Nghe hát bài khúc ca bốn mùa di chuyển về vị trí có tranh minh họa - Các con thấy bài thơ này như thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy các con đọc bài thơ này nhé. (Bài thơ này chia làm 4 khổ, khi đọc bài thơ này các con nên đọc nhẹ nhàng, tình cảm) - Cô đọc thơ theo tranh minh họa bài thơ. (Nếu trẻ đã thuộc có thể đọc cùng cô) - Cá nhân trẻ chỉ tranh và đọc + Hỏi tên bài, tên tác giả. + Trong bài thơ kể về nắng mùa gì? => Giảng nội dung bài thơ - Các con ơi trong tất cả 4 mùa các con thích mùa nào nhất? Vì sao? =>Cô đã chuẩn bị cho các con những món quà là những chiếc mũ của 4 mùa đấy, chiếc bàn có để sẵn những chiếc mũ của 4 mùa rồi đấy. Bạn nào thích mùa nào thì lại lấy mũ thể hiện mùa đó và đội lên lên nào. Sau khi đội xong các con lại đây với cô. + Hỏi trẻ: mũ con đội có màu gì? Thể hiện màu của mùa nào? * Trò chơi: Trời mưa - Lần 2 cô đọc theo từng khổ thơ kết hợp cho trẻ đọc khổ thơ 1 đến 2 lần và giải thích từ khó, đọc từ khó + Khổ 1: Tia nắng mùa xuân đã làm nên điều gì? + Khổ 2: Tia nắng mùa hạ thì sao? + Khổ 3: Tia nắng mùa thu thì sao? Màu ngọc bích là màu như thế nào? (Màu xanh). Cô chỉ màu ngọc bích trên màn hình cho trẻ xem. + Khổ 4: Thế còn tia nắng mùa đông? * Từ khó: say sưa (tập trung vào 1 việc gì đó) * Từ khó: Bâng khuâng (cảm giác luyến tiếc, nhớ nhung) - Các con ơi bài thơ này có tên là gì? Bạn nào giỏi hãy đặt 1 cái tên khác cho bài thơ nào? - Chuyển tiếp: chơi trò chơi bốn mùa + Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ diễn cảm thể hiện cử chỉ điêu bộ qua nhạc không lời - Cô giới thiệu màu giọt nắng của 4 mùa cho trẻ xem. - Bạn nào thích mùa nào thì giọt nắng của mùa đó mang lên đây mình cùng treo lên cho đẹp nhé. sau đó xếp vòng tròn cùng quan sát những giọt nắng - Trẻ đọc thơ theo ngữ điệu to nhỏ bằng cách chú ý những giọt nắng lên xuống (Các con ơi những giọt nắng thích chơi cùng các con lắm đó các con chú ý khi giọt nắng lên cao các con đọc to, giọt nắng ngang mặt các con đọc vừa phải, giọt nắng xuống thấp các con đọc nhỏ lại nhé) + Yêu cầu trẻ quan sát sự di chuyển của những giọt nắng và đọc thơ đúng với màu mùa trẻ thích. 2. Kết thúc: Vận động bài: “Khúc ca bốn mùa”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTho Giot nang lop 4 tuoi_12322634.docx
Tài liệu liên quan