Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Bé với an toàn giao thông - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Tên hoạt động: Làm quen chữ cái p, q

- Cô cho trẻ xúm xít quanh cô, cô giới thiệu các cô giáo đến dự.

- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.

- Các con vừa hát bài gì?

 

- Bài hát nói đến điều gì?

- Khi đi qua ngã tư đường phố thấy tín hiệu đèn đỏ thì các con phải làm gì? Khi có tín hiệu đèn xanh thì như thế nào?

 

- Khi đi bộ trên đường các con phải đi như thế nào?

- Khi ngồi trên tàu xe các con phải ngồi như thế nào?

- Cô giáo dục trẻ: Khi đi bộ các con phải đi trên hè phố, lề đường, đi bộ sát mép đường. Khi đi qua đường các con phải có người lớn dắt. Khi đi qua ngã ba, ngã tư đường phố các con phải đi ở phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo chỉ dẫn của hệ thống điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu đèn đỏ các con dừng lại, đèn vàng các con chuẩn bị và đèn xanh các con mới đi. Và khi ngồi trên tàu xe các con phải ngồi yên 1 chỗ, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, không thò đầu thò tay ra ngoài nhé.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Bé với an toàn giao thông - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Tên hoạt động: Làm quen chữ cái p, q, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Chủ đề: Giao thông Chủ điểm: Bé với an toàn giao thông Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Tên hoạt động: Làm quen chữ cái p, q Độ tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 25-30 phút Ngày dạy: Ngày 16/03/2017 Người dạy: Phạm Thị Dịu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ 3-4 tuổi: - Biết đọc theo cô và các anh chị 5 tuổi. - Biết chơi trò chơi theo các anh chị. - Trẻ 5 tuổi: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái p, q. - Nhận ra chữ cái p, q trong các từ trọn vẹn. - Trẻ nêu được đặc điểm của chữ p, q biết so sánh chữ cái. 2. Kĩ năng. - Trẻ 3-4 tuổi: - Biết đọc theo cô và các anh chị 5 tuổi. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Biết chơi trò chơi theo các anh chị. - Trẻ 5 tuổi: - Trẻ phát âm rõ, đúng chữ cái p, q. - Biết phân biệt sự giống và khác nhau của 2 chữ p, q, qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ - Trẻ biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật - Rèn cho trẻ có kỹ năng chú ý có chủ định - Trẻ học bài sôi nổi và hứng thú 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông. II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô. - Nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”, nhạc để trẻ chơi trò chơi. - Tranh biển báo “cấm rẽ phải” tranh “bé qua đường” trên máy. - Chữ cái p, q trên máy. - Trò chơi “Bánh xe quay”. - Lô tô các PTGT có gắn chữ p, q. 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phục gọn gàng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của trẻ Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ xúm xít quanh cô, cô giới thiệu các cô giáo đến dự. - Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”. - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói đến điều gì? - Khi đi qua ngã tư đường phố thấy tín hiệu đèn đỏ thì các con phải làm gì? Khi có tín hiệu đèn xanh thì như thế nào? - Khi đi bộ trên đường các con phải đi như thế nào? - Khi ngồi trên tàu xe các con phải ngồi như thế nào? - Cô giáo dục trẻ: Khi đi bộ các con phải đi trên hè phố, lề đường, đi bộ sát mép đường. Khi đi qua đường các con phải có người lớn dắt. Khi đi qua ngã ba, ngã tư đường phố các con phải đi ở phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo chỉ dẫn của hệ thống điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu đèn đỏ các con dừng lại, đèn vàng các con chuẩn bị và đèn xanh các con mới đi. Và khi ngồi trên tàu xe các con phải ngồi yên 1 chỗ, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, không thò đầu thò tay ra ngoài nhé. 2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái p, q A, Làm quen chữ cái “p”. - Các cô giáo đến dự lớp mình có tặng cho chúng mình 1 món quà, chúng mình hãy cùng khám phá món quà đó cùng cô nhé! - Cho trẻ về chỗ ngồi hình chữ u - Các con cùng đếm đến 3 để mở món quà nào: 1, 2, 3 - Cô nhấn chuột vi tính, màn hình xuất hiện bức tranh có hình ảnh: Biển báo cấm rẽ phải, bên dưới có từ: “Cấm rẽ phải” - Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh. Biển báo có hiệu lực cấm các loại xe (Xe cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía phải trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định. - Cho trẻ đọc từ: “Cấm rẽ phải” - Cô nói: Trong từ “Cấm rẽ phải” có chứa những chữ cái mà các con đã được học rồi đấy, bạn nào lên tìm giúp cô những chữ cái đã được học trong từ “cấm rẽ phải” nào? - Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái mà các con đã được học. Vậy bây giờ bạn nào lên tìm cho cô chữ cái đặc biệt trong từ “Cấm rẽ phải”? - À đây là chữ P mà giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con. Các con nhìn xem chữ “p” trong từ “cấm rẽ phải” của cô có giống chữ “p” trong thẻ chữ cái không? - Các con hãy quan sát kỹ chữ p và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ p. - Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ “chữ p gồm 2 nét: 1 nét sổ thẳng ở bên trái và đặt sát với 1 nét cong tròn không khép kín ở bên phải” (Cô phân tích rõ từng nét chữ trên máy) (Có thể cho trẻ nhắc lại đặc điểm chữ p). - Cô giới thiệu chữ “p” in thường, chữ “p” viết thường, chữ “P” in hoa, các chữ p này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau nếu các con thấy chữ này ở đâu thì các con đọc là p nhé. - Cho cả lớp phát âm. * Màn hình xuất hiện chữ p in thường phóng to. - Cô phát âm mẫu 3 lần “Pờ, pờ, pờ”. - Khi phát âm các con chú ý bật môi ra. - Cô mời cả lớp cùng phát âm nào - Tổ phát âm - Cá nhân trẻ phát âm (Cô tuyên dương, động viên sửa sai cho trẻ) B, Làm quen chữ q. - Bây giờ chúng mình cùng khám phá món quà thứ 2 mà các cô tặng lớp mình nào? - Các con cùng đếm đến 3 để khám phá món quà nào: 1, 2, 3 - Bạn nào thật giỏi cho cô biết các cô tặng chúng mình bức tranh gì? - Các cô tặng lớp mình bức tranh có hình ảnh mẹ dắt bé qua đường. Dưới tranh có từ “bé qua đường”. - Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh. - Khi qua đường các con phải có người lớn dắt và khi qua đường các con phải quan sát 2 phía, nếu có xe cộ đến gần không được đi vội nhé. - Cho trẻ đọc từ “bé qua đường”. - Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ “bé qua đường”. - Bạn nào thật giỏi lên tìm cho cô chữ cái đặc biệt trong từ “bé qua đường”. - À đây là chữ q mà giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con. - Các con hãy quan sát kỹ chữ q và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ q. - Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ “chữ q gồm 2 nét: 1 nét cong tròn không khép kín ở bên trái và đặt sát với 1 nét sổ thẳng ở bên phải” (Cô phân tích rõ từng nét chữ trên máy) (Có thể cho trẻ nhắc lại đặc điểm chữ q). - Cô giới thiệu chữ “q” in thường, chữ “q” viết thường, chữ “Q” in hoa, các chữ q này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau nếu các con thấy chữ này ở đâu thì các con đọc là q nhé. - Cho cả lớp phát âm (chữ “q” in thường, chữ “q” viết thường, chữ “Q” in hoa). * Màn hình xuất hiện chữ q in thường phóng to. - Cô cho trẻ quan sát chữ q trên máy và giới thiệu chữ q: Đây là chữ q được phát âm là “cu”. - Cô phát âm mẫu 3 lần “Cu, cu, cu”. - Cô mời cả lớp cùng phát âm nào - Tổ phát âm - Cá nhân trẻ phát âm (Cô tuyên dương, động viên sửa sai cho trẻ) - Cô cho trẻ phát âm chữ q. * So sánh chữ cái p, q: - Màn hình xuất hiện chữ cái p, q. - Các con vừa được làm quen với mấy chữ cái? - Cho cả lớp đếm số chữ cái vừa học. - Cho cả lớp phát âm chữ p, q (1-2 lần). - Các con hãy quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào? - Các con hãy quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào? - Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của chữ q và chữ q: - Giống nhau: Cả 2 chữ p, q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín. - Khác nhau: Chữ p có 1 nét sổ thẳng bên trái, chữ q lại có 1 nét sổ ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở phía bên trái. * Trò chơi luyện tập, củng cố. + Trò chơi 1: Bánh xe quay. - Cô giới thiệu trò chơi. Cho trẻ quan sát các ô cửa có hình ảnh đèn xanh, đèn đỏ, một số biển báo giao thông. - Cô phổ biến cách chơi: Khuất đằng sau ô cửa là chữ cái p hoặc q. - Trẻ quan sát và đoán chữ cái “p” – “q” phía sau mỗi ô cửa. - Khi trẻ đoán cô mở ô cửa đó và cho trẻ phát âm chữ cái đó. - Cô động viên và khích lệ trẻ chơi. + Trò chơi 2: Tìm phương tiện giao thông có chữ p, q. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 3 đội nhưng vì có 2 chữ cái lên đội số 1 và đội số 2 lên chơi còn đội số 3 các con sẽ ngồi cổ vũ cho 2 đội nhé. Và nhiệm vụ của 2 đội là phải lên tìm những lô tô phương tiện giao thông có gắn chữ p, q ở trên bàn và gắn vào bảng của đội mình, nhiệm vụ của đội số 1 sẽ tìm những PTGT có gắn chữ p, đội số 2 sẽ tìm và gắn những PTGT có gắn chữ q. Trên đường đi phải đi qua 1 con đường hẹp các con hãy đi thật khéo để không chạm chân vào vạch nhé. Và các con nhớ là mỗi lần chỉ được 1 bạn lên, khi bạn tìm được PTGT rồi quay về thì bạn tiếp theo mới được lên nhé. - Luật chơi: Thời gian được quy định bằng 1 bản nhạc. Bản nhạc bắt đầu trò chơi bắt đầu, bản nhạc kết thúc trò chơi kết thúc. Khi bản nhạc kết thúc đội nào gắn được nhiều PTGT theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc. - Chúng ta sẵn sàng chưa? - Các con lắng nghe hiệu lệnh của cô nào: 1, 2, 3 bắt đầu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần. - Cô bao quát giúp đỡ trẻ 3-4 tuổi. - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động 3. Kết thúc. - Cô củng cố, nhận xét, khen ngợi trẻ, cho trẻ đọc bài thơ “Giúp bà” và ra chơi. - Trẻ xúm xít - Trẻ hát theo nhạc - Em đi qua ngã tư đường phố - Trẻ trả lời - Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới đi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Vâng ạ - Trẻ thực hiện - Trẻ đếm - Trẻ quan sát - Trẻ đọc - 1 trẻ 5 tuổi lên tìm - Trẻ tìm chữ cái đặc biệt - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe quan sát - Cả lớp phát âm - Trẻ nghe - Lớp phát âm - Từng tổ phát âm - Trẻ phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ đếm - Bức tranh bé qua đường - Trẻ lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ tìm chữ cái - b, e, u, a, đ, ư, ơ, g - Trẻ trả lời - Vâng ạ - Trẻ nghe - Vâng ạ - Lớp phát âm - Trẻ nghe - Lớp phát âm - Tổ phát âm - Cá nhân trẻ phát âm - Trẻ quan sát - 2 chữ - Trẻ đếm - Trẻ phát âm - 1-2 trẻ trả lời + Giống nhau: Cả 2 chữ p, q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín. - 1-2 trẻ trả lời + Khác nhau: Chữ p có 1 nét sổ thẳng bên trái, chữ q lại có 1 nét sổ ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở phía bên trái. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Rồi ạ - Trẻ chơi - Trẻ đọc thơ và ra chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop 3 4 5 tuoi_12313409.doc