Cho trẻ hát bài “nào chúng mình cùng tập thể dục”.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con vưa hát bài hát gì?.
+ bài hát nói về những gì?.
- Đó là những bộ phận trên cơ thể của chúng ta, buổi hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận và các giác quan của cơ thể nhé!
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10803 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Trò chuyện về các bộ phận, giác quan của cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 4 ngày 18 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Môn: KPKH
Đề tài: Trò chuyện về các bộ phận, giác quan của cơ thể
NDKH: Âm nhạc
Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết được những bộ phận và các giác quan của cơ thể bé, biết được tác dụng của các bộ phận và các giác quan
b. Kỹ năng:
- Trẻ biết tên gọi các bộ phận và các giác quan của cơ thể bé thông qua việc quan sát
- Rèn khả năng chú ý và nghi nhớ cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan
c. Giáo dục:
- Trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết chăm sóc các giác quan
2. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Hình ảnh các giác quan: Mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay, bàn chân
3. Tổ chức thực hiện
NDHĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “nào chúng mình cùng tập thể dục”.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con vưa hát bài hát gì?.
+ bài hát nói về những gì?.
- Đó là những bộ phận trên cơ thể của chúng ta, buổi hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận và các giác quan của cơ thể nhé!
-Trẻ hát.
- Nào chúng mình cùng tập thể dục.
- Tay, đầu, mình, chân.
HĐ1: Trò chuyện về các bộ phận và các giác quan của cơ thể
- Cô cho trẻ xem hình ảnh cái đầu
+ Đây là bộ phận nào của cơ thể?
+ Đầu có gì?
* Đôi mắt:
- Đây là gì?
- Có bao nhiêu con mắt?
- mắt dùng để làm gì?
- Khi nhắm mắt thì có nhìn thấy gì không?
- Khi mở mắt ra chúng mình thấy gì?
- Mắt được gọi là giác quan gì?
- Muốn giữ gìn đôi mắt trong sáng chúng ta phải làm gì?
- Cô khái quát lại là mắt để nhìn, mắt còn được gọi là thị giác.
* Cái tai:
- Cô gõ xắc xô và hỏi trẻ có nghe thấy gì?
+ Nhờ bộ phận nào ma chúng mình nghe được nhỉ?
+ Tai của chúng mình đâu?
+Có bao nhiêu cái tai?
+ Tai có tác dụng gì?
+ Các co thử bịt hết tai lại xem có nghe được không?
- Tai còn được gọi là giác quan gì?
- Muốn giữ gìn đôi tai chúng ta phải làm gì?
- Cô bao quát lại tai là để nghe, tai còn được gọi là thích giác.
* Cái mũi:
- Đây là gì?
- Có bao nhiêu cái mũi?
- Mũi dùng để làm gì?
- Khi bịt mũi lại thì có ngửi thấy gì không?
- Mũi được gọi là giác quan gì?
- Muốn giữ gìn cái mũi chúng ta phải làm gì?
- Cô củng cố lại mũi là để thở để ngửi và mũi còn gọi là khứu giác
* Cái miệng:
- Đây là cái gì?
- Miệng dùng để làm gì?
- Khi bịt miệng lai thì sẽ thế nào?
- Miệng còn được gọi là giác quan gì?
- Muốn giữ gìn cái miệng chúng ta phải làm gì?
- Ngoài những bộ phận trên thì còn có các bộ phận khác (tay, chân, bụng)
Và bộ phận nào cũng đều quan trọng như nhau. Mướn cơ thể được khỏe mạnh thì chúng mình phải ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập thể dục
- Cái đầu.
- Mát, tai, mũi, miệng.
- Mắt
- 2 Con mắt
- Mắt để nhìn
- Không
- Thấy cô và các bạn
- Rửa mạt thường xuyên
- Xắ xô
- Tai
- 2 Tai
- Tai để nghe.
- Không
- Thính giác
- Cái mũi.
- 1
- Mũi để thở, để ngửi.
- Khứu giác.
- Cái miệng.
- Để nói, để ăn.
- Không nói được.
- Vị giác.
-Đánh răng mỗi ngày
HĐ2: Trò chơi
* Trò chơi 1: “Hãy nói nhanh”
- Cách chơi: Cô nói bộ phận trẻ nêu tác dụng
* Trò chơi 2: “Thi ai chỉ nhanh”
- cách chơi:
+ Cô nói thị giác đâu trẻ chỉ vào mắt.
+ Cô nói thính giác đâu trẻ chỉ tai
+ Cô nói vị giác đâu trẻ chỉ vào miệng.
+ Cô nói khứu giác đâu trẻ chỉ vào mũi.
- Trẻ chơi
HĐ3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và hát bài cái mũi kết thúc.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 4 tuoi_12438473.docx