Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch chủ đề 3: Gia đình

 I. Mục đích - Yêu cầu

 1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ “Em yêu nhà em”, tác giả Đoàn Thị Lam Luyến, hiểu được nội dung bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô và các bạn.

2. Kỹ năng

- Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ.

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm

 3. Giáo dục

- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết giữ gìn ngôi nhà luôn được sạch đẹp.

II. Chuẩn bị

* Của cô

- Sa bàn có nội dung bài thơ

- Tranh ảnh về ngôi nhà (2 tranh), thẻ số 1, 2.

- Nhạc bài hát “Nhà của tôi”

* Của trẻ

- Ngồi hình chữ U, tâm thế thoải mái.

III. Cách tiến hành

 

doc68 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch chủ đề 3: Gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muốn giống ai trong tryện cổ tích để đợi chờ bống lên? “Em là chị tấm đợi chờ bống lên” - Xung quanh nhà bạn nhỏ còn có hoa gì? - Ngoài đàn chim sẻ.. ra trong bài thơ còn có những con vật nào? - Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình? “Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em” - Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Giáo dục: Muốn cho ngôi nhà của chúng mình luôn sạch sẽ thoáng mát thì chúng mình phải làm gì? - Để hiểu rõ hơn tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình như thế nào, bây giờ chúng mình hãy cùng cô đọc bài thơ này nhé. * Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2,3 lần - Thi đua các tổ, nhóm - Cá nhân đọc thơ - Cô động viên và khen trẻ 3. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi - Nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi - Trẻ chơi hào hứng - Về đúng nhà - Có ạ - Trẻ kể - Lắng nghe Nghe cô đọc thơ - Em yêu nhà em - Đoàn Thị Lam Luyến - Nghe cô đọc thơ qua sa bàn - Lắng nghe - Em yêu nhà em - Đoàn Thị Lam Luyến - Nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình - Bạn rất yêu quý ngôi nhà của mình - Có đàn chim sẻ, gà mái hoa mơ, bà chuối mật.... - Chị Tấm - Hoa sen - Tiếng ếch kêu, tiếng dế mèn - Dù đi xa.. Chẳng đâu vui được như nhà của em - Có ạ - Luôn giữ sạch ngôi nhà - Cả lớp đọc thơ - Tổ, nhóm trẻ thi đua nhau đọc thơ - Cá nhân trẻ đọc thơ - Trẻ ra chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa - Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Ôn bài thơ: Em yêu nhà em - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ Ngày soạn: 23/10/2016 Ngày dạy: Thứ 3/ 25/10/2016 Lĩnh vực phát triển nhận thức NGÔI NHÀ CỦA BÉ I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức -Trẻ biết được nhà mình thuộc kiểu nhà nào, gọi tên các khu vực của nhà mình. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phát ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.... II. Chuẩn bị - Nhạc bài hát “Nhà của tôi” - Tranh vẽ các kiểu nhà: Nhà lá, nhà ngói, nhà xây - Tranh vẽ ngôi nhà thành phố và ngôi nhà nông thôn - 3 ngôi nhà mỗi ngôi nhà có gắn số người tương ứng III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài - Cô cho cả lớp hát bài “Nhà của tôi” - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình. Biết tiết kiệm nguồn nước, và sử dụng năng lượng điện hợp lý. 2. Nội dung * Quan sát, đàm thoại - Cô trò chuyện cùng trẻ về ngôi nhà. Nhà là nơi sinh sống của tất cả các thành viên trong gia đình. - Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình. Nhà cháu ở đâu? - Nhà cháu là nhà gì? - Xung quanh ngôi nhà có những gì?... + Quan sát tranh nhà lá Cô treo tranh vẽ nhà lá. Hỏi trẻ? - Đây là bức tranh vẽ gì? - Các con quan sát và cho cô biết đặc điểm của ngôi nhà này nào? - Ngôi nhà này thường có ở đâu nhỉ? - Nó được lợp bằng gì? - Còn đây là gì? - Đây là gì nữa? - Xung quanh nhà có gì? + Tranh nhà ngói Cô treo tranh vẽ nhà ngói. Hỏi trẻ? - Đây là bức tranh vẽ gì? - Ngôi nhà này có những đặc điểm như thế nào? - Xung quanh ngôi nhà có những gì? - Mái nhà được lợp bằng gì? - Đây là cái gì? - Nhà này thường có ở đâu? + Tranh nhà cao tầng Cô treo tranh nhà cao tầng. Hỏi trẻ? - Đây là tranh vẽ gì? - Cô gọi 2 đến 3 trẻ nhận xét đặc điểm của nhà cao tầng. - Nhà được xây như thế nào? - Nhà mấy tầng? - Nhà tầng thường được xây nhiều ở đâu? => Cô củng cố lại: Nhà tầng thường được xây ở phố vì ở đó đông dân cư diện tích đất hẹp nên phải xây nhà cao tầng. - Cô gọi 2 đến 3 trẻ lên nhận xét về ngôi nhà của mình đang sinh sống là nhà lá, nhà ngói hay nhà cao tầng, nhà có bếp có các khu vực riêng như phòng khách có những gì? Phòng ngủ, phòng vệ sinh. Ngoài ra còn có vườn cây, vườn rau, khu chăn nuôi. => Nhà là môi trường sống của mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình và luôn giữ gìn cho ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp, biết sử dụng và tiết kiệm nguồn nước, nguồn năng lượng hợp lý. + Trò chơi: “Tìm về đúng nhà” - Cô phổ biến cách chơi cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi trò chơi 3. Kết thúc - Cho trẻ về góc quan sát gia đình bé. - Cả lớp hát - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trò chuyện về ngôi nhà của mình. - Quan sát tranh - Vẽ ngôi nhà ạ - Trẻ quan sát và nêu đặc điểm của ngôi nhà. - Ở nông thôn - Lợp bằng lá - Cửa sổ - Cửa ra vào - Có cây - Quan sát tranh - Vẽ ngôi nhà -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Bằng ngói - Đây là cửa sổ, cửa ra vào -Thường có ở vùng nông thôn - Xem tranh -Tranh vẽ nhà cao tầng -Trẻ nêu đặc điểm của ngôi nhà - Cao và có nhiều tầng. - Nhà 2 tầng - Được xây ở phố - Trẻ chú ý lắng nghe - 2, 3 trẻ nhận xét về ngôi nhà của mình - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ biết luật, cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng về quan sát tranh Lĩnh vực phát triển thể chất BẬT XA 30 – 40CM TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHUỘT VÀO NHÀ KHO I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập, biết dùng sức bật của hai chân để bật xa 30 – 40cm mà không giẫm vào vạch theo hướng dẫn của cô. - Trẻ biết cách chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi. 2. Kỹ năng - Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động, rèn sự tự tin, khéo léo. 3. Thái độ - Góp phần giáo dục ở trẻ tính kỷ luật, tinh thần tập thể. Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua tập thể. II. Chuẩn bị * Chuẩn bị của cô - Vạch chuẩn. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Nhạc bài hát “Nhà của tôi; Bé quét nhà; Ba thương con; Cả nhà thương nhau; Mẹ yêu con”. * Chuẩn bị của trẻ - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Khởi động - Cho trẻ hát bài hát “Nhà của tôi” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát . - Các con vừa hát bài hát gì? - Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? - Con phải làm gì để cho ngôi nhà chúng mình luôn sạch đẹp? - Cô lắc xắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài "Bé quét nhà" và đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường -> Đi kiễng gót -> Đi thường -> Đi bằng mũi bàn chân -> Đi thường -> Chạy chậm -> Chạy nhanh -> Chạy chậm -> Đi thường dứng theo vòng tròn. - Chuyển đội hình 2 hàng ngang. 2. Trọng động * Bài tập phát triển chung Cho trẻ tập trên nền nhạc bài hát “Ba thương con”: - Động tác tay: Chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang về tư thế chuẩn bị. - Động tác chân: Hai tay dang ngang, đưa ra trước khuỵu gối - Động tác lưng bụng: Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước ngón tay chạm mũi bàn chân - Động tác bật: Bật nhảy tại chỗ Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang đứng quay mặt vào nhau. * Vận động cơ bản Cô giới thiệu bài tập: Bật xa 30 – 40cm - Cô tập mẫu lần 1: - Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh, cô chụm chân lại đưa hai tay ra phía trước, lấy đà bật qua vạch 30cm rồi đi về cuối hàng. - Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu. Cô cho trẻ tập trên nền nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” - Cô mời 2 hàng lần lượt lên tập 1 lượt. - Hai tổ thi đua. - Mời cá nhân trẻ lên tập - Trẻ tập cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ kịp thời, động viên tinh thần thi đua giữa các tổ. - Cô mời 1 trẻ lên tập lại - Củng cố: - Các con vừa học bài vận động gì? * Trò chơi: Chuột vào nhà kho - Cô nói luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Giáo dục trẻ chăm ngoan, biết yêu quý ngôi nhà của mình. Chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh... 3. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân (cô bật nhạc bài hát Mẹ yêu con) - Trẻ hát - Trò chuyện cung cô - Nhà của tôi - Có ạ - Giúp bố mẹ quét nhà - Trẻ hát và đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu theo sự hướng dẫn của cô. - Chuyển đội hình 2 hàng ngang dãn cách đều nhau. - 2 lần x 8 nhịp - 4 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Quan sát cô tập - Chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ lên tập mẫu - Trẻ lần lượt lên tập - Tổ thi đua - Cá nhân trẻ tập - Trẻ lên tập lại - Bật xa 30 – 40cm - Nghe cô nói luật chơi, cách chơi. Trẻ tham gia chơi hứng thú - Lắng nghe - Trẻ đi lại nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa - Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Ngôi nhà của bé - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ ......................................................... Ngày soạn: 24/10/2016 Ngày dạy: Thứ 4/26/10/2016 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết các phần chính của ngôi nhà (cửa ra vào, của sổ, tường, mái) biết cầm bút màu vẽ ngôi nhà của bé. - Trẻ biết có nhiều kiểu nhà khác nhau 2. Kỹ năng - Luyện các kỹ năng để vẽ các kiểu nhà (vẽ bằng nét thẳng...) phối hợp để tạo thành bức tranh vẽ có bố cục hợp lí. - Rèn kỹ năng cầm bút vẽ, tư thế ngồi. Rèn kỹ năng tô màu 3. Thái độ - Trẻ thêm yêu quý gia đình mình và giữ gìn cho ngôi nhà thêm sạch đẹp - Biết giúp đỡ bố mẹ những công việc phùhợp với sức khoẻ. II. Chuẩn bị * Của cô - Tranh vẽ các kiểu nhà (nhà một tầng, mái ngói; Nhà 2 tầng; Chung cư) - Giấy vẽ, bút màu của cô, giá treo tranh *Của trẻ - Giấy vẽ, bút màu đủ cho trẻ III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em” - Đàm thoại về chủ đề chủ điểm. - Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình và biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình... 2. Nội dung * Quan sát đàm thoại: + Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ ngôi nhà một tầng - Cô có bức tranh vẽ gì đây? - Ngôi nhà mấy tầng? - Mái nhà có dạng hình gì? Được vẽ bằng những nét gì? - Thân nhà có dạng hình gì? Vẽ bằng nét gì? - Phần thân nhà có những cửa gì? - Cô dùng màu gì để tô ngôi nhà? => Cô chốt lại: Đây là nhà một tầng có mái ngói , mái nhà có dạng hình tam giác được tô màu đỏ, thân nhà có dạng hình chữ nhật tô màu vàng, cửa ra cào có dạng hình chữ nhật đứng, các cửa sổ có dạng hình vuông. + Tranh vẽ ngôi nhà 2 tầng - Ngôi nhà các con vừa xem như thế nào? - Ngôi nhà này có mấy tầng? (cho trẻ đếm số tầng) - Ngôi nhà này được vẽ bằng những nét gì? - Cửa ra vào và cửa sổ như thế nào? => Đây là ngôi nhà 2 tầng, thân nhà có dạng hình chữ nhật đứng, cửa ra vào có dạng hình chữ nhật, các của sổ có dạng hình vuông. + Tranh nhà chung cư - Có bạn nào biết về kiểu nhà này? - Con có thể đếm được số tầng và số cửa của ngôi nhà này không? => Đây là ngôi nhà nhiều tầng hay còn gọi là chung cư vì nhà có nhiều tầng và nhiều cửa. Ở những thành phố lớn chúng ta hay gặp những kiểu nhà này, những khu nhà này có rất nhiều người sinh sống. - Ngoài những kiều nhà mà chúng mình vừa xem thì còn có những kiểu nhà khác như: nhà sàn, nhà ngỗ... + Trẻ thực hiện - Hỏi ý tưởng của trẻ + Con định vẽ ngôi nhà nào? + Con vẽ ngôi nhà đó bằng những nét gì? - Trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn trẻ vẽ. * Nhận xét, trưng bày sản phẩm - Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ lần lượt nhận xét sản phẩm. - Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ vẽ đẹp. Động viên khuyến khích trẻ vẽ, tô màu chưa hợp lý bức tranh cần cố gắng. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ về hoạt động góc. - Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô. - Trẻ quan sát. -Vẽ ngôi nhà - Nhà một tầng - Hình tam giác, nét xiên - Hình chữ nhật, nét thẳng, nét ngang - Cửa ra vào và các cửa sổ - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đếm, có 2 tầng - Nét thẳng, nét ngang - Trẻ trả lời - Quan sát tranh - Trẻ trả lời - Không ạ - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày sản phẩm - 3, 4 trẻ nhận xét - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ về hoạt động góc HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa - Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Sử dụng vở tạo hình - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ ........................................ Ngày soạn: 25/10/2016 Ngày dạy: Thứ 5/27/10/2016 Lĩnh vực phát triển nhận thức XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI BẠN KHÁC I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác. - Trẻ hiểu cách chơi trò chơi. 2. Kỹ năng - Phát triển kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, giao tiếp ứng xử cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và hứng thú tham gia hoạt động II. Chuẩn bị * Của cô: 1 búp bê, đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp * Của trẻ: ngồi ghế hình chữ u III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài - Cô cho trẻ nghe hát bài: "Nhà của tôi" - Đàm thoại với trẻ về chủ đề. -> Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biets giữ gìn cho ngô nhà luôn sạch. Biết vệ sinh môi trường sạch sẽ, biết tiết kiệm nguồn nước và năng lượng điện. 2. Nội dung * Ôn nhận biết trên, dưới, trước, sau của bản thân - Cho trẻ kể tên đồ dùng, đồ chơi ở các phía - Sau mỗi lần trẻ tìm cô kiểm tra kết quả. * Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác: + Cô mời một trẻ lên làm mẫu: - Phía trước của bạn Bảo có những đồ vật gì? - Búp bê đang ở phía nào của bạn? - Phía trên của bạn có gì? - Phía dưới chân của bạn có gì? - Phía phải của bạn có gì? - Phía trái có gì? + Cô mời 1 trẻ khác lên: - Phía trước của bạn Hưng có gì? - Phía sau của bạn có gì ? - Phía trên đầu bạn đang có gì? - Phía dưới của bạn có gì ? * Luyện tập củng cố + Trò chơi: "Nói nhanh, nói đúng" - Gọi một trẻ lên để các trẻ xác định. - Cô hỏi lần lượt các phía của bạn có những đồ vật, đồ dùng gì? - Cho trẻ chơi - Nhận xét trẻ chơi. => Giáo dục qua giờ học. 3. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. - Trẻ nghe hát. - Trẻ đàm thoại. - Trẻ nghe. - Có búp bê, tủ đề sách - Phía sau - Quạt trần - Có đôi dép - Trẻ kể - Trẻ kể - Bàn, ghế - Trẻ kể - Có mũ - Trẻ kể - Trẻ xác định vị trí đồ vật so với bạn khác - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa - Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Sử dụng vở tạo hình - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ ....................................................... Ngày soạn: 26/10/2016 Ngày dạy: Thứ 6/28/10/2016 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ VỖ THEO TIẾT TẤU: NHÀ CỦA TÔI (TT) NGHE HÁT: CHO CON TRÒ CHƠI: BAO NHIÊU BẠN HÁT I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ thuộc bài hát và hát đúng nhạc bài hất “Nhà của tôi”. - Biết vỗ tay theo tiết tấu chậm để minh họa cho bài hát. - Được nghe hát và chú ý nghe cô hát bài “Cho con” và biết cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vận động theo tiết tấu. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi âm nhạc. 3. Thái độ - Chú ý nghe cô giáo hát, biết hưởng ứng cùng cô theo giai điệu bài hát. - Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình cũng những người thân trong gia đình và có ý thức bảo vệ môi trường. - Trẻ hứng thú tham gia tiết học. - Trẻ chơi đoàn kết, biết phối hợp với bạn. II. Chuẩn bị - Các bài hát: “Nhà của tôi; Cho con” - Tranh ảnh về các kiểu nhà III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài - Cô cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểu nhà - Trò chuyện về bức tranh, về chủ đề. * Vỗ tay theo tiết tấu "Nhà của tôi” - Cho trẻ hát 1 lần bài hát “Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì? - Cô thấy các con hát rất hay những nếu vừa hát vừa vận động thì sẽ hay hơn đấy. - Bạn nào giỏi lên hát và vận động cho cô và các bạn cùng xem nào? Mời 2, 3 trẻ lên vận động tự do. - Cô thấy bạn nào hát cũng hay và vận động cũng đẹp. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Hôm nay nay chúng mình cùng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé. + Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem. + Cô hát và làm mẫu lần 2. - Cả lớp vận động cùng cô - Cho trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức khác nhau: Vỗ tay, vỗ vai... - Mời tổ, nhóm, cá nhân - Cô chú ý sửa sai cho trẻ * Nghe hát "Cho con” nhạc Phạm Trọng Cầu, thơ Tuấn Dũng - Vừa rồi, cô thấy chúng mình đã học bài hát rất nhanh và hát rất là hay đấy. Cô sẽ thưởng cho lớp mình một bài hát nữa. - Chúng mình có muốn biết đó là bài hát gì không? - Chúng mình hãy cùng nghe nhạc và thử đoán xem đó là bài hát gì nhé. (cô bật 1 đoạn nhạc cho trẻ nghe, gọi trẻ trả lời) - Đoạn nhạc mà chúng mình vừa nghe chính là giai điệu của bài hát mà cô muốn dành tặng cho lớp mình đấy, đó là bài hát "Cho con" nhạc Phạm Trọng Cầu, thơ Tuấn Dũng mình hãy cùng lắng nghe nhé. - Lần 1: Cô hát + nhạc đệm, cử chỉ điệu bộ, nói nội dung bài hát - Chúng mình thấy bài hát có hay không? - Bài hát mà cô vừa hát có tên là gì? Của tác giả nào? - Lần 2: Làm động tác minh họa - Lần 3: Cô bật nhạc cho trẻ nghe hát * Trò chơi "Bao nhiêu bạn hát" - Luật chơi: Đoán sai sẽ phải đoán lại - Cách chơi: Mời một trẻ lên làm người đoán, mời một trẻ hoặc một nhóm trẻ hát. Trẻ đoán sẽ phải chú ý lắng nghe và đoán xem có bao nhiêu bạn đang hát bài hát đó. - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc - Cho trẻ về góc chơi - Trẻ xem tranh - Trò chuyện cùng cô - Trẻ hát - Nhà của tôi - Lắng nghe - 2, 3 trẻ lên hát và vận động - Lắng nghe - Trẻ nghe cô hát, vận động - Trẻ lắng nghe - Cả lớp vận động cùng cô - Tổ, nhóm, cá nhận trẻ hát, vận động - Có ạ - Nghe nhạc và đoán. - Nghe cô hát - Có ạ - Cho con, Phạm Trọng Cầu - Nghe cô hát - Trẻ nghe hát - Trẻ nghe cô nói luật chơi, cách chơi. - Trẻ chơi tích cực - Trẻ về góc chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa - Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Ôn bài hát: Nhà của tôi; Cho con - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ KẾ HOẠCH TUẦN 3 ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Thực hiện từ 31/10 – 4/11/2016) Hoạt động Thứ 2 31/10/2016 Thứ 3 01/11/2016 Thứ 4 02/11/2016 Thứ 5 03/11/2016 Thứ 6 04/11/2016 Đón trẻ Thể dục sáng 1. Đón trẻ - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. - Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, phối hợp với phụ huynh để trẻ khám phá chủ đề gia đình. - Cô đưa trẻ về các nhóm chơi, cho trẻ chơi các đồ chơi khác nhau để trẻ khám phá về chủ đề gia đình. 2. Thể dục sáng - Cho trẻ tập bài thể dục nhịp điệu tổng hợp. Trò chuyện cùng trẻ * Trò chuyện với trẻ về chủ đề: - Trò chuyện cùng trẻ về đồ dùng trong gia đình như: Bàn ghế, tivi... công dụng của các đồ dùng trong gia đình. * Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng. Hoạt động học PTNN Thơ: Mèo đi câu cá PTNT Một số đồ dùng cần sử dụng điện PTTC Tung bóng với người đối diện Trò chơi: Thả đỉa ba ba PTTM Nặn cái bát PTNT Nhận biết số lượng và chữ số 3 PTTM - Hát vận động: Tập rửa mặt (TT) - Nghe hát: Thật đáng chê - TCÂN: Nghe âm thanh tìm đồ vật Tăng cường tiếng việt - Bàn - Ghế - Tủ gỗ - Giường - Ti vi - Quạt trần - Xe máy - Quạt cây - Tủ lạnh - Bàn là - Ấm điện - Máy giặt Ôn các từ đã học Hoạt động Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Hình thức tổ chức Hoạt động góc 1. Góc phân vai “Gia đình – Đi chợ” - Trẻ biết về nhóm để trẻ chơi theo nhóm, biết chơi cùng với nhau trong - Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi - Bộ đồ chơi gia đình, các loại rau củ, quả, các loại thực phẩm bằng nhựa - Cho trẻ thỏa thuận vai chơi. - Trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình có bố mẹ, các con... cùng nhau cùng nhau đi chợ mua đồ về nấu ăn, mua sắm đồ dùng cho gia đình, mua đồ dùng cho các thành viên trong gia đình... - Gợi ý các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu quan tâm đến nhau trong lúc chơi. 2. Góc xây dựng “Xếp nhà bé ở” - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xếp nhà bé ở - Chuẩn bị gạch, các khối gỗ, hàng rào, thảm cỏ... - Hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tạo mô hình theo ý thích - Trẻ xếp nhà theo ý thích và trí tưởng tượng của trẻ hoặc cô gợi ý giúp trẻ thực hiện được ý tưởng của mình. - Vừa chơi cô vừa trò chuyện với trẻ về ngôi nhà mà trẻ đang ở, các kiểu nhà mà trẻ biết. Động viên khuyến khích trẻ xếp đẹp. 3. Góc học tập: “Sử dụng vở chủ đề” - Trẻ giở sách, biết thực hiện các yêu cầu trong sách theo hướng dẫn của cô - Sách chủ đề - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các nội dung có trong dách chủ đề. 4. Góc nghệ thuật: “Vẽ, nặn đồ dùng trong gia đình” - Trẻ biết vẽ, nặn đồ dùng trong gia đình - Giấy vẽ, đất nặn, bút sáp - Cô hướng dẫn trẻ vẽ, nặn đồ dùng trong gia đình - Cô bao quát giúp trẻ thực hiện. - Cô nhận xét Hoạt động ngoài trời 1.HĐCMĐ Xem tranh đồ dùng phòng khách 2. TCVĐ Kéo cưa lừa xẻ * Luật chơi Đưa đẩy tay theo đúng nhịp bài đồng dao *Cách chơi Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nắm tay nhau, vừa đọc lời 1 vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp bài đồng dao, đọc tiếng “kéo” cháu A đẩy cháu B, B kéo tay A. Đọc tiếng “cưa” thì cháu B đẩy cháu A và A kéo B. Đọc đến chữ “lừa” thì về tư thế ban đầu, cứ như vậy cho đến khi hết bài theo đúng nhịp * Nhận xét 3. Chơi tự do "Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời" 1.HĐCMĐ Xem tranh đồ dùng nhà bếp 2. TCVĐ Chuột vào nhà kho * Luật chơi Con chuột nào bị bắt sẽ bị phạt *Cáchchơi 5 trẻ sẽ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn làm nhà kho, một trẻ làm chuột vào nhà kho tìm đồ ăn, 2 trẻ làm ông chủ nhà kho đi tìm bắt chuột. Con chuột nào mà bị bắt sẽ bị phạt hát một bài hát. * Nhận xét 3. Chơi tự do "Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời" 1.HĐCMĐ Xem tranh đồ dùng phòng ngủ 2. TCVĐ Kéo cưa lừa xẻ * Luật chơi Đưa đẩy tay theo đúng nhịp bài đồng dao *Cáchchơi Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nắm tay nhau, vừa đọc lời 1 vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp bài đồng dao, đọc tiếng “kéo” cháu A đẩy cháu B, B kéo tay A. Đọc tiếng “cưa” thì cháu B đẩy cháu A và A kéo B. Đọc đến chữ “lừa” thì về tư thế ban đầu, cứ như vậy cho đến khi hết bài thoe đúng nhịp *Nhận xét 3.Chơi tự do "Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời" 1.HĐCMĐ Quan sát thời tiết 2. TCVĐ Chuột vào nhà kho * Luật chơi Con chuột nào bị bắt sẽ bị phạt *Cáchchơi 5 trẻ sẽ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn làm nhà kho, một trẻ làm chuột vào nhà kho tìm đồ ăn, 2 trẻ làm ông chủ nhà kho đi tìm bắt chuột. Con chuột nào mà bị bắt sẽ bị phạt hát một bài hát. * Nhận xét 3. Chơi tự do "Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời" 1.HĐCMĐ Thăm quan vườn hoa 2. TCVĐ Kéo cưa lừa xẻ * Luật chơi Đưa đẩy tay theo đúng nhịp bài đồng dao *Cáchchơi Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nắm tay nhau, vừa đọc lời 1 vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp bài đồng dao, đọc tiếng “kéo” cháu A đẩy cháu B, B kéo tay A. Đọc tiếng “cưa” thì cháu B đẩy cháu A và A kéo B. Đọc đến chữ “lừa” thì về tư thế ban đầu, cứ như vậy cho đến khi hết bài thoe đúng nhịp *Nhận xét 3. Chơi tự do "Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời" Vệ sinh – ăn trưa - Vệ sinh trả trẻ buổi sáng. - Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa. - Vận động sau khi ngủ dậy. Ăn bữa phụ - Vệ sinh lớp học đón trẻ buổi chiều Hoạt động chiều - Ôn thơ: Mèo đi câu cá - Chơi tự do ở góc - Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Vệ sinh - trả trẻ - Đồ dùng cần sử dụng điện - Chơi tự do ở góc - Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Vệ sinh - trả trẻ - Sử dụng sách tạo hình - chơi tự do ở góc - Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Vệ sinh - trả trẻ - Ôn bài học buổi sáng - Chơi tự do ở góc - Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba - Vệ sinh - trả trẻ - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương bé ngoan - Vệ sinh - trả trẻ .................................................................................. SOẠN GIẢNG KẾ HOẠCH TUẦN 3 Ngày soạn: 29/10/2016 Ngày dạy: Thứ 2/31/10/2016 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ “Mèo đi câu cá”, tác giả Thái Hoàng Linh, hiểu được nội dung bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô và các bạn. 2. Kỹ năng - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm 3. Giáo dục - Trẻ biết được sự cần cù chịu khó khi làm bất cứ việc gì. Luôn quan tâm tới công việc mình đang làm dù nhỏ nhất để hoàn thành tốt công việc đó. II. Chuẩn bị * Của cô - Nhạc bài hát “Chiếc khăn tay” - Tranh có nội dung bài thơ * Của trẻ - Ngồi hình chữ U, tâm thế thoải mái. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Vào bài - Cô cho trẻ hát bài hát “Chiếc khăn tay” - Cô và các con vừa hát bài hát gì? - Chiếc khăn tay là đồ dùng ở đâu? - Trong gia gia đình có rất nhiều đồ dùng, bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết những đồ dùng đó nào? - Cô có biết một bài thơ rất hay nói về hai anh em mèo trắng mang đồ dùng trong gia đình để đi câu để biết đó là đồ dùng gì thì cô xin mời các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh. 2. Nội dung * Cô đọc diễn cảm + Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Do ai sáng tác? + Cô đọc thơ lần 2: Qua tranh - Giảng nội dung: Bài thơ nói về hai anh em mèo trắng vác giỏ đi câu, vì lười biếng mải chơi, không chịu câu cá nên không có gì để ăn. * Đàm thoại, trích dẫn - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Của tác giả nào? - Bài thơ nói về ai? - Anh em mèo trắng vác giỏ đi đâu? “Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu” - Anh em nhà mèo ngồi ở đâu? “Em ngồi bờ ao Anh ra sông cái - Mèo anh không câ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4 tuoi_12303954.doc
Tài liệu liên quan