Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Khám phá “sự kì diệu của đôi bàn tay”

1.Ổn định tổ chức.

- Cô cùng trẻ hát, vận động bài: “Múa cho mẹ xem”.

- Các con vừa hát múa bài gì?

- Các con dùng gì để múa?

+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?

+ Hai bàn tay còn được gọi là gì?

-> Hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về sự kì diệu của đôi bàn tay nhé!

2. Phương pháp hình thức tổ chức:

* Khám phá “Đôi bàn tay”.

-Cô tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng về chỗ ngồi.

- Các con để 2 bàn tay trước mặt giống cô.

- Đôi bàn tay được để ở tư thế nào?

- Khi đôi bàn tay úp xuống chúng mình nhìn thấy gì?

- Khi bàn tay ngửa lên thì chúng mình nhìn thấy gì?

- Bàn tay có những gì? Cô cho trẻ gọi tên các bộ phận trên bàn tay.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 13447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Khám phá “sự kì diệu của đôi bàn tay”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Khám phá “Sự kì diệu của đôi bàn tay” GV: Trần Thị Sóng Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc - Trẻ gọi tên chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi các ngón tay. - Da bàn tay cùng với da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp hay nhẵn mịn, cứng hay mềm của các vật xung quanh. -Trẻ biết được đôi bàn tay còn có thể làm được thêm những công việc hết sức kì diệu như làm tranh sáng tạo, làm bóng hình các con vật. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. - Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay trong các hoạt động hàng ngày - Rèn cho trẻ kỹ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ thực hiện được các hoạt động sáng tạo từ đôi bàn tay của mình. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ đôi bàn tay. - Trẻ ham thích các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay II. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: - Máy tính, tivi - Nhạc bài hát: “Múa cho mẹ xem”, dân vũ “Rửa tay”, nhạc bài hát: “Tay thơm, tay ngoan” - Đèn, phông để tạo rối bóng - Hộp đựng các loại quả. - Nước ấm, đá. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ: 1 quả na, 1 quả bóng, 1 quả dâu tây. - Giấy A4, màu sáp, màu nước. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức. - Cô cùng trẻ hát, vận động bài: “Múa cho mẹ xem”. - Các con vừa hát múa bài gì? - Các con dùng gì để múa? + Mỗi bạn có mấy bàn tay? + Hai bàn tay còn được gọi là gì? -> Hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về sự kì diệu của đôi bàn tay nhé! 2. Phương pháp hình thức tổ chức: * Khám phá “Đôi bàn tay”. -Cô tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng về chỗ ngồi. - Các con để 2 bàn tay trước mặt giống cô. - Đôi bàn tay được để ở tư thế nào? - Khi đôi bàn tay úp xuống chúng mình nhìn thấy gì? - Khi bàn tay ngửa lên thì chúng mình nhìn thấy gì? - Bàn tay có những gì? Cô cho trẻ gọi tên các bộ phận trên bàn tay. - Cô cho trẻ đếm các ngón tay trên một bàn tay. - Cho trẻ gọi tên các ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. - Ngón tay còn có các đốt, ngón cái có mấy đốt, các ngón còn lại có mấy đốt. - Móng tay như thế nào? - Móng tay rất cứng để bảo vệ các đầu ngón tay. *Tác dụng của đôi bàn tay. - Nhờ có bàn tay, ngón tay và các đốt ngón tay mà hàng ngày chúng mình đã làm được rất nhiều việc. Đó là những công việc gì? - Cô cho trẻ kể về những công việc mà hàng ngày trẻ được làm với đôi bàn tay. * Trải nghiệm: - Cho trẻ lấy rổ để trước mặt. Hỏi trẻ: Trong rổ có gì? (quả na, quả bóng, quả dâu tây) - Cho trẻ để rổ ra sau lưng yêu cầu trẻ không nhìn mà dùng tay lấy quả theo yêu cầu của cô. - Hỏi trẻ: Vì sao các con chọn được đúng quả khi không nhìn quả. - Con sờ thấy quả na vỏ như thế nào? - Quả dâu tây như thế nào? - Quả bóng sờ như thế nào? - Cho trẻ sờ nước ấm, nước đá và nêu nhận xét -Bàn tay thật tuyệt vời phải không các con nó giúp các con làm tất cả các việc, da trên bàn tay giúp các con cảm nhận được nhiệt độ, độ thô giáp sần sùi, nhẵn mịn, cứng hay mềm. *Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh” - Cô chia trẻ thành 3 đội: - Cô Giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cô có 1 hộp, trong hộp có rất nhiều loại quả, từng đội lên lấy quả theo yêu cầu của cô, chơi theo luật tiếp sức, bạn đầu tiên chạy lên lấy quả mang về đổ vào rổ của đội mình, rồi đập tay vào bạn tiếp theo, sau đó đi về cuối hàng, bạn tiếp theo chạy lên lấy quả và lần lượt như thế, thời gian là 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều quả đúng yêu cầu của cô hơn, không phạm luật là đội chiến thắng. - Cho trẻ chơi - Cho trẻ đứng theo hàng bóp vai cho bạn, đấm lưng cho bạn *Tạo hình các con vật từ bóng của đôi bàn tay. -Cô tắt điện và chiếu bóng và làm hình con chim và con thỏ, hỏi trẻ xem đó là con gì và cho trẻ làm theo. -Cô thưởng cho trẻ xem video các nghệ sĩ biểu diễn, cô gợi mở, trò chuyện về video. - Các con có muốn được biểu diễn như các nghệ sĩ không? - Cô cho nhóm trẻ lên biểu diễn làm hình các con vật. - Cô động viên và khen ngợi trẻ *Trẻ làm tranh sáng tạo từ bàn tay. Các bạn ơi cô có 1 bất ngờ dành cho chúng mình đấy! cùng nhắm mắt nào! -Cô cho trẻ xem bức tranh được làm từ vân tay và bàn tay, cô trò chuyện với trẻ về cách tạo ra bức tranh. -Cô cho trẻ về 3 nhóm để là các sản phẩm tranh tạo hình từ bàn tay. Các con biết không, đôi tay của chúng ta rất quan trọng các con phải làm gì để bảo vệ đôi tay? - Các con nhớ luôn phải biết giữu gìn và bảo vệ đôi tay của chúng mình thật cẩn thận và sạch sẽ , mùa đông khi ra ngoài lạnh các con phải đi găng tay. - Cho trẻ vận động bài hát rửa tay 3. Kết thúc. - Cô và trẻ tập bài dân vũ “Rửa tay”. -Trẻ vận động -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Đôi bàn tay - Trẻ lấy đồ dùng - Trẻ thực hiện - Úp xuống. - Mu bàn tay - Lòng bàn tay. - Trẻ kể theo cô - Trẻ đếm - Trẻ gọi tên. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ kể -Trẻ trả lời - Trẻ chơi -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ nhận xét -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi -Trẻ quan sát -Trẻ xem - Trẻ tạo hình các con vật -Trẻ quan sát tranh -Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ tập cùng cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMam non_12453981.docx
Tài liệu liên quan