Làm quen với chữ cái “k” :
- Sau cơn bão số 12 các trường học, trạm y tế và nhiều ngôi nhà của người dân đã bị hư hại hoặc sập đỗ hoàn toàn. Vì vậy để xây dựng, sữa chữa lại các ngôi nhà, trường học, trạm y tế thì chúng ta cần đến những bàn tay của các chú kỹ sư xây dựng.
- Cho trẻ xem hình ảnh chú kỹ sư xây dựng có kèm từ "Kỹ sư xây dựng" ở dưới
- Cô đọc từ “ kỹ sư xây dựng” 1lần.
- Cho cả lớp đọc 1 -2 lần.
- Cho trẻ tìm chữ đã học và đọc chữ cái đó.
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ “k “
- Cô phát âm mẫu.
- Cho cả lớp, nhóm , cá nhân phát âm .
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Những nghề bé biết - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN THẠNH
Ë
KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Những nghề bé biết
Đề tài: Làm quen chữ cái h, k
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Giáo viên: Trần Thị Xuân Trúc
Ngày thực hiện: / 12 /2017
NĂM HỌC: 2017-2018
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng và phân biệt được chữ cái h,k. Trả lời được các câu hỏi của cô.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án powerpoint
- Thẻ chữ cái h, k
- Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” “ Ra chơi vườn hoa”, nhạc đệm trò chơi.
- 2 mô hình vườn hoa
2. Đồ dùng của trẻ :
- Thẻ chữ cái " h, k " và một số chữ cái đã học
- Rổ
- Các nét của chữ cái h, k
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái " h, k "
Làm quen chữ " h "
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô hỏi trẻ:
+ Trong bài hát có những ai?
+ Cô, chú công nhân làm những công việc gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh chú công nhân có kèm từ "Chú công nhân" ở dưới.
- Cô đọc từ “Chú công nhân” 1 lần.
- Cho cả lớp đọc 1-2 lần.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học và đọc chữ cái đó.
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ “h”.
- Cô phát âm mẫu.
- Cho trẻ phát âm dưới hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
* Phân tích cấu tạo chữ h:
- Ai giỏi cho cô và các bạn biết chữ h gồm có những nét gì?
- Cô khái quát: Chữ h gồm 1 nét thẳng bên trái và 1 nét móc trên ở bên phải.( vừa nói cô vừa cho cháu xem từng nét trên máy).
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ h: Chữ h in hoa, chữ h in thường và chữ h viết thường. (Chữ H in hoa dùng để viết tên riêng và viết ở đầu câu. Tuy có cách viết khác nhau nhưng đều có chung một cách phát âm là “h”)
- Cho trẻ phát âm.
Làm quen với chữ cái “k” :
- Sau cơn bão số 12 các trường học, trạm y tế và nhiều ngôi nhà của người dân đã bị hư hại hoặc sập đỗ hoàn toàn. Vì vậy để xây dựng, sữa chữa lại các ngôi nhà, trường học, trạm y tế thì chúng ta cần đến những bàn tay của các chú kỹ sư xây dựng.
- Cho trẻ xem hình ảnh chú kỹ sư xây dựng có kèm từ "Kỹ sư xây dựng" ở dưới
- Cô đọc từ “ kỹ sư xây dựng” 1lần.
- Cho cả lớp đọc 1 -2 lần.
- Cho trẻ tìm chữ đã học và đọc chữ cái đó.
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ “k “
- Cô phát âm mẫu.
- Cho cả lớp, nhóm , cá nhân phát âm .
* Phân tích cấu tạo chữ cái k:
- Các con có nhận xét gì về chữ "k" ?
- Cô khái quát lại cấu tạo chữ k: Chữ cái k gồm 3 nét: 1 nét thẳng bên trái, 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải ở bên phải.( vừa nói cô vừa cho cháu xem từng nét trên máy).
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu chữ k in hoa, chữ k in thường và chữ k viết thường.(Chữ k in hoa dùng để viết tên riêng và viết ở đầu câu Tuy có cách viết khác nhau nhưng đều có chung một cách phát âm là “k”).
- Cho trẻ phát âm
* So sánh chữ h, k :
- Các con quan sát xem chữ h và chữ k có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Cô khái quát lại : Chữ h và chữ k
+ Giống nhau là: Đều có nét thẳng bên trái.
+ Khác nhau: Bên phải chữ h có một nét móc trên, bên phải chữ k có một nét xiên trái và một nét xiên phải.
- Cho trẻ đọc lại chữ cái h, k
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Các cô chú công nhân
- Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân may áo...
- Trẻ xem hình ảnh
- Trẻ đọc
- Trẻ tìm chữ đã học và đọc chữ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm ( Nếu trẻ phát âm chưa rõ ràng cô
hướng dẫn cho trẻ)
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và quan sát trên màn hình
-Trẻ nhắc lại cấu tạo nét chữ h.
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem hình ảnh
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ tìm chữ đã học và đọc chữ
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm ( Nếu trẻ phát âm chưa rõ ràng cô
hướng dẫn cho trẻ)
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ so sánh chữ h và chữ k
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc chữ cái h, k
Hoạt động 2: Chơi trò chơi
* Trò chơi 1: “Ai nhanh tay ”
- Cô cho cháu ghép các nét rời để tạo thành chữ h - k và tìm chữ h, k theo hiệu lệnh của cô:
+ Khi nghe cô phát âm chữ cái nào, trẻ chọn các nét rời để ghép lại tạo thành chữ theo yêu cầu của cô và phát âm.
+ Cô gọi tên hoặc nói đặc điểm cấu tạo chữ cái, trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
*Trò chơi 2: “Thu hoạch hoa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội đứng thành 3 hàng dọc. Khi nghe tiếng nhạc thì 3 bạn đứng đầu hàng của mỗi đội chạy lên chọn 1 bông hoa có chữ cái theo yêu cầu và bỏ vào rổ của đội mình. Sau đó chạy về chạm tay vào bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn vừa được chạm tay thực hiện tương tự như vậy cho đến khi nhạc kết thúc thì 3 đội dừng lại. Đội nào thu hoạch được nhiều bông hoa đúng chữ cái cô yêu cầu thì đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Khi nhạc bắt đầu mới chạy lên và nhạc kết thúc phải dừng lại. Mỗi lượt chạy lên chỉ được hái 1 bông hoa.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương, kết thúc hoạt động.
- Trẻ ghép các nét rời để tạo thành chữ h - k và tìm chữ h, k theo hiệu lệnh của cô ( Nếu trẻ chưa biết ghép thì cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12328218.doc