I.YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Cháu biết xe dán, trang trí bình hoa theo ý tưởng của mình
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để vẽ được những sản phẩm đẹp
- Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh.
- Trẻ biết sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm đẹp
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình
- Biết sắp xếp bố cục hợp lý.
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu của cô.
- Tập tạo hình, Bút màu
- Nhạc không lời
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10419 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 13 - Chủ đề nhánh: Cô giáo của em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trời,cô bao quát trẻ.
Cô giáo làm những việc gì?
*Quan sát tranh vẽ cô giáo.
- Chuẩn bị: Tranh vẽ cô giáo và một số hoạt động của cô giáo.
-Yêu cầu : Trẻ biết công việc của cô giáo: Dạy các bạn học + chơi, soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi cho các bé
*TCDG: Lộn cầu vồng
- Cho trẻ chơi tự do vớ đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ.
Đồ dùng gì của cô giáo?
*Quan sát đồ dùng dạy học của cô giáo
- Chuẩn bị: Một số đồ dùng thật như phấn, bảng, sách, viết, thước kẻ, tranh ảnh
- Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, công dụng của một số đồ dùng dạy học gần gũi của cô giáo
*TCVĐ: Nhảy bao bố
- Cho trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ.
Cô giáo đã làm gì cho con?
*Quan sát tranh “một ngày của bé”.
- Chuẩn bị: Tranh một số hoạt động trong ngày của bé.
-Yêu cầu: Trẻ biết cô giáo đã chăm sóc cho bé từng bữa ăn giấc ngủ. Dạy bé học bé chơi.
*TCDG: lộn cầu vồng
- Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ.
Cô giáo của con
*Trò chuyện với trẻ về cô giáo: Cô đã làm những gì cho con? Tình cảm của con đối với cô như thế nào? Để cô vui con phải làm gì?
*TCVĐ: Cướp cò
- Cho trẻ chơi tự do. Cô bao quát trẻ.
Hoạt động có chủ đích
THỂ DỤC
- VĐCB: Tung bóng với người đối diện
TẠO HÌNH
Xé dán, trang trí bình hoa tặng cô giáo.
KPXH
- Trò chuyện về cô giáo.
LQVT
Nhận biết số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết chữ số 3
LQVH
Thơ: Cô giáo của con”.
ÂM NHẠC
- Hát: Cô giáo em.
- VĐ: Minh họa
- TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- NH: Cô giáo
Hoạt động góc
*Góc xây dựng: Xây trường mầm non
*Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng
*Góc Nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi
*Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng
*Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây.
Hoạt động chiều
- Ôn kỹ năng:
“Tung bóng với người đối diện”
- LQ: “Trò chuyện về cô giáo”
-Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn: “Trò chuyện về cô giáo”
- LQ: Nhận biết số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết chữ số 3
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn:
“Nhận biết số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết chữ số 3
- LQ: Bài thơ “Cô giáo của con”
- Nhận xét, tuyên dương..
- Cho trẻ cắm cờ.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn: Bài thơ “Cô giáo của con”
- Làm quen bài hát “Cô giáo em”
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần.
- Sinh hoạt văn nghệ.
-Nhận xét nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh : CÔ GIÁO CỦA EM
Thời gian: Từ 28/11-02/12/2016
I .YÊU CẦU CHUNG :
- Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề trường mầm non.
- Cháu biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cháu vào chơi theo nhóm hay cá nhân tùy theo ý thích của cháu.
- Giáo dục cháu đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
1. Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng
* Nhóm cô giáo:
- Cô giáo: Dạy trẻ múa, hát, dẫn trẻ đi tham quan các công trình xây trường mầm non
- Học trò: Biết nghe lời cô.
* Nhóm bán hàng:
- Người bán hàng: Biết chào khách, biết giới thiệu các mặt hàng mà mình bán,
- Người mua hàng: Biết nói tên món đồ mà mình muốn mua, biết trả tiền,
2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non
- Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây
- Biết cách bố trí, hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý
- Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý mọi người, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp
3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi
- Trẻ biết dùng những hình tròn hình vuông, hình tam giác để trang trí lên tranh.
4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng
- Trẻ biết sắp xếp những đồ dùng đồ chơi cùng nhóm và đúng số lượng yêu cầu.
- Trẻ nhận biết đồ dùng có số lượng 1 và 2
5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây.
- Các cháu thích chơi với nước . Biết cho nước vào bình để tưới hoa, cây xanh
- Trẻ biết tưới cây, cắt lá vàng
II CHUẨN BỊ:
1. Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng
- Đồ dùng đồ chơi cho cô giáo dạy học.
- Một số dụng cụ học tập để bán,
2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non
- Hàng rào,ngôi trường và ghế đá. Hoa. Các hình lắp ghép, cây xanh
3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi
- Tranh, bút màu. Bàn ghế.
- Hình ảnh đồ dùng đồ chơi..
4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng.
- Đồ dùng đồ chơi.
- Số lượng
5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây.
-Nước, bình nước, hoa..
III HƯỚNG DẪN.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định
- Cô và các bạn cùng hát bài : « Cô giáo em»
+ Sau giờ học thì đến giờ gì ?
+ Lớp con có mấy góc chơi ?
+ Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ?
=> Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ :
I. Thỏa thuận trước khi chơi.
1.Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng
Cho trẻ về các nhóm nhỏ sau đó cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể.
- Lớp học có những ai ?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Người bán hàng làm công việc gì ?
- Người mua thì sao?
2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non
- Ở góc xây dựng bạn chơi gì ?
- Để xây được công trình bạn cần có những ai ?
- Khi xây dựng thì các chú công nhân như thế nào ?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ?
3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi
- Các con chơi gì ?
- Dự định tổ chức như thế nào
- Khi chơi các con như thế nào?
- Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì?
4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng
- Hôm nay góc học tập chơi gì?
- Các con dự định chơi như thế nào?
5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây
- Góc thiên nhiên các con sẽ chơi trò chơi gì?
- Các con sẽ chơi như thế nào?
Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm chơi của mình.
* Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi
2. Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ:
+ Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào?
+ Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh.
+ Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé.
+ Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ trẻ còn nói chuyện nhiều khi cô giáo đang dạy học.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.
3. Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm.
- Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau.
* Nhận xét buổi chơi:
- Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất.Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể.
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm thảo luận và tiến hành chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2016
Đề tài : TUNG BÓNG VỚI NGƯỜI ĐỐI DIỆN
I. YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết phối hợp với nhau để tung bóng cho nhau.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng để tung cho người đối diện và bắt được bóng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ
- Sân sạch thoáng, nhạc “ Cô giáo em ”
- Bóng, sọt đựng bóng
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định
- Hôm nay các gia đình cùng tham gia hội thao nhé!.
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn bài “Thể dục buổi sáng”, kết hợp các kiểu: đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.
- Về đội hình 3 hàng ngang
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp: Thổi nơ bay
+ Động tác tay vai 1: Đưa hai tay đưa ra trước, lên cao. (4 lần 8 nhịp) ĐTNM
+ Động tác chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác lưng bụng 2: Quay người sang bên. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác bật: Bật tại chỗ. (2 lần 8 nhịp)
- Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Tung bóng với người đối diện”
b. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các bạn vận động “Tung bóng với người đối diện
” Chúng ta cùng đoán xem bạn nào có thể làm tốt bài tập này nhé!
- Để thực hiện được trước hết các bạn cùng quan sát cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
+ Tung bóng với người đối diện
TTCB: Khi tung bóng thì các con cầm bóng bằng hai tay, mắt nhìn thẳng về phía người sẽ bắt bóng.
TH : Khi nghe cô nói tung bóng thì các con tung bóng cho người đối diện và người đối diện phải chú ý để bắt được bóng nhé.
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c. Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn
- Cách chơi:Cô chia trẻ làm hai đội thi nhau bật qua rãnh nước để múc nước đổ vào xô, bạn đầu tiên bật qua rãnh nước rồi đến múc nước đổ vào xô và tiếp theo bạn thứ hai.
- Luật chơi: Đội nào nước đầy xô trước và không làm đỗ nước ra ngoài khi di chuyển thì đội đó sẽ thắng.
- Cho cháu chơi 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Đề tài : XÉ DÁN, TRANG TRÍ BÌNH HOA TẶNG CÔ GIÁO
I.YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Cháu biết xe dán, trang trí bình hoa theo ý tưởng của mình
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để vẽ được những sản phẩm đẹp
- Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh.
- Trẻ biết sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm đẹp
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình
- Biết sắp xếp bố cục hợp lý.
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu của cô.
- Tập tạo hình, Bút màu
- Nhạc không lời
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
III. HƯỚNG DẪN :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Cô giáo em”
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Sắp đến ngày 20/11, các bạn định làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với những cô giáo đã từng dạy con?
- Chúng ta cùng xem các bạn đã chuẩn bị những gì để chào mừng ngày 20/11 nhé
*Hoạt động 1: Bé quan sát
* Quan sát hình ảnh ngày 20/11.
+ Các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây ?( Tranh về ngày lễ 20/11)
+ Trong tranh cô có gì?( phông màng, có chậu hoa, có các bạn nhỏ đang múa hát, văn nghệ)
+ Các chậu hoa được trang trí trong gày 20/11 có màu sắc như thế nào?
-> Đây là tranh về ngày lễ 20/11 và các chậu hoa được trang trí trong ngày lễ.
* Quan sát tranh mẫu.
- Nhìn xem cô có tranh gì nữa đây?
- Trong tranh có những gì?
- Hoa có những màu sắc nào?
- Chậu hoa có dạng hình gì?
- Để chậu hoa thêm đẹp chúng ta sẽ làm gì? (Vẽ, tô màu, xé dán để trang trí chậu hoa)
- Chậu hoa này được trang trí bằng những chi tiết gì?
- Để có được những chấm tròn này, cô làm như thế nào? (xé)
- Ngoài xé những chấm tròn để trang trí, cô còn có thể làm gì nữa? (Xé bông hoa, đường thẳng,)
Vậy cô và các bạn cùng xé dán để trang trí nhiều chậu hoa thật đẹp để trưng bày vào ngày lễ 20/11 nhé!
* Quan sát cô làm mẫu.
- Cô thực hiện : vừa làm vừa giải thích
- Các bạn dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái xé những chi tiết như chấm tròn, bông hoa, đường thẳng,... và đặt các chi tiết lên chậu hoa sao cho hợp lý. Sau đó, cô dùng hồ bôi vào mặt trái của các chi tiết và dán lên chậu hoa, dán xong cô lau tay sạch.
- Cô đã xé dán xong rồi các con thấy thế nào?
- Vậy để xé dán, trang trí chậu hoa đẹp thì các bạn làm như thế nào?
- Cô đã chuẩn bị mỗi bạn một bức tranh, bây giờ lớp chúng mình cùng giúp cô tạo nên những bức tranh thật đẹp nhé!
* Hoạt động 3 : Bé tô màu tranh.
* Hỏi ý định của trẻ.
Theo các con, các con định trang trí chậu hoa của mình như thế nào?
*Trẻ thực hiện
+ Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ, chọn màu cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng).
+ Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác.
+ Củng cố cho trẻ kỹ năng xé dán cho trẻ.
+ Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện .
+ Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi cho trẻ.
- Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh
* Hoạt động 3 : Bức tranh nào đẹp.
Cô cho trẻ trung bày sản phẩm.
- Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình)
- Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con lại thích bức tranh này nhất?
- Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình?
- Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng
=> GD: Khi vẽ thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài..
- Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiên
- Trẻ chọn và nhận xét
Nhận xét tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2016
Đề tài : Trò chuyện về cô giáo của em.
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kể về cô giáo của mình, biết bày tỏ tình cảm với cô giáo.
2.Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng nhận thức của trẻ và kĩ năng giao tiếp tròn câu rõ ràng mạch lạc thông qua những câu trả lời.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quí và kính trọng thầy cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ :
- Đoạn phim về ngày 20/11: Trang trí lớp, múa hát....
- Hộp, giấy gói quà, tranh, giá vẽ, trì màu, giấy làm hoa...
- Phách tre, trống lắc, nhạc theo chủ điểm
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
Lớp hát bài: “Lời cô”
- Các bạn hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
* Hoạt động 1: Những hình ảnh đẹp.
a. Kể về cô giáo của mình:
- Cho trẻ nói về tên, tả về vóc dáng, tính cách của cô ở lớp mình.
- Cô cho trẻ xem những slide ảnh hoạt động của cô trong một ngày.
b. Kể về công việc hằng ngày của cô giáo:
- Hỏi trẻ công việc hàng ngày của cô giáo là gì? ( Chăm sóc và giảng dạy).
+ Hằng ngày các cô cho các cháu ăn, thay đồ cho các cháu.
+ Không những thế các cô dạy cho các cháu những đề hay lẽ phải trong cuộc sống, và dạy cho các cháu những kiến thức để các cháu hiểu và học hỏi.
- Cô giáo chăm sóc các bạn như thế nào?
+ Các cô chăm sóc các bạn rất nhiệt tình, rất chu đáo, các cô luôn là những người mẹ hiền thứ 2 của các con.
- Giáo dục: Cô giáo phải vất vả chăm sóc và dạy các bạn những điều hay lẽ phải, các bạn phải biết ngoan, học giỏi và vâng lời cô nhé.
c. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:
Cho trẻ xem đoạn phim về những hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Trong khi xem cho trẻ tự do thảo luận về nội dung hình ảnh được xem.
- Con có nhận xét gì về những hình ảnh vừa xem?
+ Vì sao cô và các bạn lại phải trang trí lớp?
+ Các bạn múa hát để làm gì?
+ Ngày 20/11 là ngày gì?
+ Ngày tết của thầy cô giáo, các bạn phải nhớ đến công ơn dạy dỗ của cô nhé.
* Hoạt động 3: Làm thiệp tặng cô
- Cách chơi: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chọn nguyên vật liệu cô chuẩn bị sẵn để làm quà và trang trí thiệp tặng cô( Vẽ tranh, làm hoa giấy, gói quà,)
- Luật chơi: Sau một bài hát, nhóm nào có nhiều tấm thiệp đẹp nhất sẽ chiến thắng/
* Hoạt động 3: Chúc mừng cô
- Biểu diển văn nghệ để tặng các cô những tiết mục thật hay.
- Cho trẻ lên biểu diễn 2-3 tiết mục (hát “Cô giáo em”, múa “Cô giáo em là hoa eban”.)
- Cùng nhau nói những câu chúc mừng cô giáo.
* Kết thúc:
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016
Đề tài : THÊM BỚT SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3
I. Mục đích yêu cầu :
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được số lượng trong phạm vi 3.
- Biết thêm bớt, so sánh số lượng trong phạm vi 3.
- Nhận biết được chữ số 3
2. Kỹ năng:
- Phát triển tư duy cho trẻ: khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phát triển khả năng tập trung chú ý.
- Luyện kĩ năng đếm, so sánh, thêm bớt để tạo nhóm có số lượng 3
3.Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi ở các góc.
- Trẻ ngồi học ngay ngắn.
2. CHUẨN BỊ: Mỗi trẻ có 3 bông hoa, 3 quả táo.
Thẻ số từ 1-3.
Mô hình vườn hoa, vườn cây.
III. HƯỚNG DẪ N :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
Lớp cùng xem những hình ảnh để chuẩn bị cho ngày 20/11
*Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 3, ô chữ số 3
- Các con ơi! Lớp mình cùng tham gia vào trò chơi đoán nhanh, đoán đùng
- Trên máy tính xuất hiện rất nhiều hình ảnh, bạn nào nhanh và giỏi, hãy chọn cho cô nhóm có số lượng trong phạm vi 2 và chữ số tương ứng
- Cô cho trẻ chơi, chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
* Hoạt đông 2 : Thêm bớt so sánh số lượng trong phạm vi 3
- Các con nhìn xem cô có hoa gì đây?
- Cô xếp 3 bông hoa.
- Chúng ta cùng cắm hoa để hào mừng ngày 20 – 11 nhé. Các con ơi. Ba bông hoa nhưng chỉ có 2 bình hoa. Cô xếp 2 bình hoa.
- Nhóm bình hoa và nhóm hoa như thế nào?
- Nhóm bình hoa và nhóm hoa, nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?
- Nhóm bình hoa và nhóm hoa, nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Muốn nhóm bình hoa và nhóm hoa bằng nhau ta phải như thế nào?
- Cô mời trẻ lên thêm 1 bình hoa
- Cô cho trẻ đếm lại số bình hoa. Đếm số hoa. Nhóm bình hoa và nhóm hoa như thế nào? Cùng bằng mấy?
- 3 bình hoa, 3 bông hoa gắn thẻ số mấy?
- Cô cho lớp đọc số 3. Lớp tổ cá nhân đọc.
- Các ơi! Bây giờ chúng ta mang 1 bông hoa ra sân lễ để trang trí nhé.
- Cô cất 1 bông hoa. 3 bớt 1 còn mấy?
- Đếm lại số trái bông hoa, đặt thẻ số tương ứng.
- Tiếp tục như vậy cô cất dần số trái và hỏi trẻ còn mấy? đặt thẻ tương ứng. Cứ như vậy cho đến hết số bông hoa.
- Chúng ta cùng cất hết số hoa.
* Hoạt động 3: Cùng tham gia vào trò chơi.
- Trò chơi “Nhóm nào nhanh”
Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ có 3 rỗ thiệp để đặt thiệp chúc mừng ngày 20/11 vào. Yêu cầu là mỗi rỗ phải có số lượng thiệp tương ứng với chữ số được dán trên rỗ. (1, 2 hoặc 3 thiệp)
- Trò chơi: “Đội nhanh chân”
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, từng thành viên của 2 đội sẽ chạy lên lấy nhóm đồ chơi trong lớp có số lượng trong phạm vi 3 (Trống lắc, hộp màu, viết chì,). Sau 1 bài hát, đội nào lấy được nhiều nhóm hoa sẽ là đội chiến thắng.
- Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả chơi.
4. KẾT THÚC: Nhận xét- tuyên dương .
- Trẻ tham gia vào trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe và tham gia trò chơi
Nhận xét tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thứ năm, ngày 01 tháng 11 năm 2016
Đề tài : Thơ “ Cô giáo của con”
I . YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ. Tên tác giả
- Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ
- Cảm nhận được tình cảm giữa cô và bé trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
-Trẻ đọc mạch lạc, biểu cảm thể hiện bài thơ
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng
- Phát triển ngôn ngữ:
3. Thái độ.
- Trẻ yêu quý ngôi nhà của mình
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo của mình
II. CHUẨN BỊ :
- Hình ảnh minh họa bài thơ:
- Tranh chơi trò chơi:
- Nhạc bài : “ Cô giáo em ”
III. HƯỚNG DẪN :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
Hát “Cô giáo em”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Có một bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo của mình, Bạn ấy đã tả về cô giáo của mình như thế nào? Mời các con lắng nghe bài thơ Cô giáo của con” của các tác giả Hà Quang nhé!
- Cô đọc diễn cảm lần 1
- Cô đọc thơ lần 2 kèm theo tranh ảnh minh họa.
- Bài thơ nói về điều gì?
-> Nội dung bài thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với cô giáo của mình của mình.
* Hoạt động 2: Bé hiểu gì qua bài thơ
- Đàm thoại kết hợp cho tre xem tranh
+ Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì nào?
+ Bài thơ “Cô giáo của con” của tác giả nào?
+ Mỗi buổi sáng, các con đến lớp các con thấy có ai?
+ Cô giáo không thích những bạn nào?
+ Những bạn chăm ngoan, nghe lời cô giáo thì như thế nào?
+ Bạn nhỏ yêu quý cô giáo của mình như thế nào?
=> Giáo dục: Bài thơ đã thể hiện được tình cảm của các bạn đối với cô giáo cũng như tình cảm của cô giáo dành cho các con. Cô yêu thương tất cả các bạn.
* Hoạt động 3: Bé yêu đọc thơ
- Cô và các con cùng đọc lại bài thơ này nha.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô.
- Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc.
- Mời 2,3 bạn đọc.
- Mời cá nhân trẻ đọc.
- Mời cả lớp đọc to nhỏ theo hiệu lệnh tay của cô.
* Hoạt động 4: Làm thiệp tặng cô
- Cô đã chuẩn bị cho rất nhiều nguyên vật liệu để chúng mình làm thiệp tặng cô giáo vào ngày 20 – 11 nhé!,
* Kết thúc :
- Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
- Trẻ hát cùng cô
- Cô giáo
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
Bài thơ “ Cô và cháu”
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CÔ GIÁO CỦA CON
“Mỗi khi vào lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp
Bạn nào hay nghịch
Cô chẳng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 13 - cogiaocuaem.doc