I.YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát và hát nhịp nhàng cùng cô.
- Trẻ biết vận động minh họa cùng cô.
2. Kỹ năng
- Hứng thú tham gia hoạt động nhóm trò chơi âm nhạc.
- Khả năng ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các loại phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô” “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
- Trống lắc, phách tre,.dụng cụ âm nhạc.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 28 - Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ DỤC
- Bật xa 30 cm
- TC: Tín hiệu đèn giao thông
THỂ DỤC
- Bật sâu.
- TC: Đua thuyền
THỂ DỤC
- Tung bóng lên cao kết hợp bắt bóng
- TC: Lái máy bay
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Giáo dục trẻ biết kính trọng những người điều khiển các loại PTGT (tài xế, lơ xe,), khi đi trên đường không đùa giỡn hay thò đầu ra ngoài, luôn chấp hành một số luật lệ giao thông khi đi đường, trên tàu, xe, máy bay.
KẾ HOẠCH TUẦN 28
CHỦ ĐỀ: BÉ THAM GIA GIAO THÔNG
Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông đường bộ
1 Tuần (Từ 20/03 – 25/03/2017)
Thứ 2
20/03/2017
Thứ 3
21/03/2017
Thứ 4
22/03/2017
Thứ 5
23/03/2017
Thứ 6
24/03/2017
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ và trò chuyện nhanh với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ chơi ở góc phân vai.
- Cho trẻ ăn sáng.
THỂ DỤC SÁNG
* Khởi động: Cô cho cháu đi vòng tròn và đi các kiểu.
* Trọng động : Đội hình 4 hàng ngang
+ Động tác cổ: Xoay cổ bên trái, bên phải( 4 lần 8 nhịp)
+ Tay vai 2: Hai tay thay nhau đưa lên cao.(4 lần 8 nhịp)
+ Chân 4: Cỏ thấp cây cao. (4 lần 8 nhịp)
+ Bụng lườn 1: Hai tay đưa lên cao, cúi người về phía trước. (4 lần 8 nhịp)
+ Bật 1: Tiến về phía trước (4 lần 8 nhịp)
* Hồi tĩnh: Cho cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện đầu tuần
- Cô cùng cháu trò chuyện về công của cô và cháu trong ngày nghỉ.
-Giáo dục các cháu ngoan biết giúp đỡ cha mẹ công việc vừa sức.
* TCDG:
Lộn cầu vòng
- Cho trẻ chơi tự do.
Trò chuyện về xe đạp
- Quan sát: Tranh xe đạp, xe, xe đạp điện,
- Chuẩn bị:
Tranh xe đạp
- Yêu cầu: Trẻ biết được các bộ phận trên xe đạp
* TCVĐ
Ôtô về bến
- Cho trẻ chơi tự do.
Bé và những chiếc xe máy
- Quan sát: Tranh xe máy, tranh xe máy chở người, chở hàng hóa
- Chuẩn bị:
Tranh xe máy đang trở người và hàng hóa
- Yêu cầu: Trẻ biết ích lợi của xe máy đối với con người
* TCVĐ:
Ô tô và chim sẻ.
- Cho trẻ chơi tự do
Bé quan sát ô tô
- Quan sát: Tranh xe ô tô.
- Chuẩn bị:
Tranh xe ô tô
- Yêu cầu: Trẻ nói được các bộ phận của xe ô tô
*TCVĐ:
- Ô tô về bến
- Cho trẻ chơi tự do.
Trò chuyên về một số loại PTGT đường bộ
- Quan sát: Một số phương tiện giao thông đường bộ
- Chuẩn bị:
Tranh các loại phương tiện giao thông( Xe ô tô, xe máy,)
-Yêu cầu: Gọi tên và đặc điểm nổi bật của một số loại PTGT đường bộ
* TCVĐ :
Ô tô và chim sẻ
- Cho trẻ chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
THỂ DỤC
VĐCB: Bật qua 5 ô.
-TC: chuyền bóng
- ÂM NHẠC
- Em tập lái ô tô
MTXQ:
- Bé quan sát xe máy y, xe đạp, xe ô tô.
TOÁN
- Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4
VĂN HỌC
Thơ: Xe chữa cháy
TẠO HÌNH
- Tô màu ô tô
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: Cửa hàng bán các loại xe , Quầy giải khát.
- Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
- Góc học tập: Xem tranh về các loại phương tiện giao thông, gắn thẻ chữ số tương ứng với số lượng xe trong bức tranh.
- Góc nghệ thuật: Tô màu các loại xe, lắp ghép một số loại xe.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
SINH HOẠT CHIỀU
Ôn thể dục: Bật qua 5 ô.
- LQ: nhận biết xe máy, xe đạp, ô tô.
-Tuyên dương trẻ.
-Cho trẻ cắm cờ.
Ôn: nhận biết xe máy, xe đạp, ô tô.
- LQ: Nhận biết số lượng trong phạm vi 4
-Tuyên dương trẻ.
-Cho trẻ cắm cờ.
Ôn: Nhận biết số lượng trong phạm vi 4
- LQ: bài thơ
“ Xe chữa cháy”.
-Tuyên dương trẻ, cho trẻ cắm cờ.
Ôn bài thơ “ Xe chữa cháy”.
- LQ: Tô màu xe ô tô
-Tuyên dương trẻ.
cho trẻ cắm cờ.
Ôn: “ Tô màu xe ô tô”
- Nhắc nhở các cháu ngày nghỉ ở nhà.
-Tuyên dương trẻ,
cho trẻ cắm cờ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông đường bộ
1 Tuần: (Từ ngày 20/3 đến ngày 25/03/2017
I-YÊU CẦU:
- Trẻ thể hiện được chủ đề nhánh: “ Bé với phương tiện giao thông đường bộ”.
- Trẻ biết cùng nhau thảo luận để bầu ra nhóm trưởng, biết phân nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm chơi.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ vai chơi, biết liên kết góc chơi.
- Trẻ nhập vai, thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
1.Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại xe, Quầy giải khát.
- Người bán hàng: Biết cách xưng hô, biết chào hỏi khách mua hàng, vui vẻ mời khách mua hàng.
- Người mua hàng: Biết chọn hàng và biết trả tiền.
- Người bán nước biết làm nước theo yêu cầu của khách và giữ gìn vệ sinh cửa hàng.
2. Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
- Biết dùng các nguyên vật liệu bố trí công trình chính: Đèn xanh, đèn đỏ, xe máy, xe đạp, xe ô tô
- Tập cho trẻ bố trí sáng tạo công trình phụ: cây xanh ,hàng rào, nhà...
- Giáo dục trẻ tính làm việc tập thể.
3. Góc nghệ thuật: Tô màu các loại xe, lắp ghép một số loại xe
- Trẻ biết tô màu đều, không lem ra ngoài.
- Trẻ biết gọi tên một số PTGT đường bộ.
- Biết ghép bánh xe vào thân xe.
4.Góc học tập: Xem tranh ảnh về các loại xe, Gắn thẻ chữ số tương với số lượng xe trong bức tranh
- Trẻ biết xem tranh về các loại xe và gọi tên, biết công dụng của xe và gắn chữ số đúng với số lượng xe.
5.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Trẻ biết tưới nước cho cây xanh thêm tươi tốt
- II. CHUẨN BỊ:
1 Góc phân vai:Cửa hàng bán các loại xe, Quầy giải khát.
- Các loại nước giải khát.
- Một số loại PTGT đường bộ.( Xe đạp ,xe máy, xe ô tô, xe buýt)
- Tiền, bọc, điện thoại,
- Bàn ghế, ..
2. Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố
- Khối gỗ, gạch xây dựng.
- Xe máy, xe đạp, xe ô tô, đèn xanh , đèn đỏ, hàng rào..
- Nón bảo hộ.
- Cây xanh, hoa, đèn đường
3. Góc nghệ thuật:. Tô màu các loại xe, lắp ghép một số loại xe
- Bút màu.
- Tranh ảnh,về các loại xe
- Bàn ghế
- Tranh xe cho trẻ trang trí.
- Hộp sữa, hộp bánh , bia thùng làm thân xe và bánh xe để trẻ lắp ghép.
4.Góc học tập, sách: Xem tranh ảnh về các loại xe, Gắn thẻ chữ số tương ứng với số lượng xe trong tranh
- Các loại xe , tranh ảnh về các loại xe cho trẻ xem
- Thẻ chữ số 1- 4
5.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Bình tưới nước
- Khăn lau tay
- Kéo, sọt rác
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Em tập lái ô tô”
- Sau giờ học đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì?
-Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi ta sẽ chơi trò chơi gì ở các góc ?
- Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
I/ Thỏa thuận trước khi chơi:
* Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố
+ Để thực hiện được công trình này thì cần có những ai?
+ Khi làm việc thì các chú công nhân phải như thế nào?
+ Nếu bạn là chủ công trình thì bạn sẽ xây gì cho ngã tư đường phố?
* Góc đóng vai: Cửa hàng bán các loại xe, Quầy giải khát.
- Góc phân vai con sẽ chơi gì?
+ Người bán làm công việc gì?
+ Khánh hàng như thế nào?
* Góc nghệ thuật: Tô màu các loại xe, lắp ghép một số loại xe
+ Góc nghệ thuật con sẽ chơi gì?
+ Mình sẽ tô màu như thế nào?
- Cô có chuẩn bị một số bộ phận của xe con dự đinh chơi gì?
* Góc học tập: Xem tranh ảnh về các loại xe, gắn thẻ chữ số tương ứng với số lượng xe trong tranh
+ Có rất nhiều tranh ảnh về PTGT đường bộ, có cả thẻ chữ số.. vậy hôm nay các con dự định chơi gì?
- Con chơi như thế nào?
Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm bầu nhóm trưởng và thể hiện những vai chơi của mình đi nào!
* Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi.
5.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Trẻ biết tưới nước cho cây tươi tốt.
2. Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Ví dụ: khi góc phân vai: Nhóm bán hàng chưa bán được nhiều hàng, cô nhập vai chơi và chơi cùng trẻ.
- Để người bán, bán được nhiều hàng thì các bạn phải như thế nào.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Trẻ sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp.
3. Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm.
- Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau.
* Nhận xét buổi chơi:
- Cho cả lớp tham quan góc chơi tốt nhất , cho trẻ giới thiệu về góc chơi của mình. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể.
- Trẻ hát và vận động
- Hoạt động góc
- Trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
- Chủ công trình, công nhân xây dựng.
- Khi làm phải đội nón bảo hộ, làm việc cẩn thận, không đùa giỡn. chú ý giữ gìn sức khỏe
- Trẻ trả lời: Theo suy nghĩ.
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ trả lời tự do.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thảo luận.
- Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
Thứ hai, ngày 20, tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: BẬT QUA 5 Ô
I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức:
- Trẻ biết động tác cơ bản của bài thể dục bật về phía trước.
- Trẻ biết thực hiện vận động bật về phía trước
2. Kỹ năng:
- Định hướng và giữ thăng bằng,tự tin khi bật.
- Trẻ biết dùng sức của đôi bàn chân để bật
- Biết phối hợp chân và toàn thân để bật.
- Phát triển sự tập chung và chú ý
3. Thái độ:
- Rèn luyện và phát triển tay chân của trẻ
- Bước đầu hình thành cho trẻ ý thức hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập sạch sẽ
- Vạch chuẩn
- Vòng bật
- Quả bóng
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động gây hứng thú
- Lớp đọc thơ cùng cô “ Tập thể dục”.
“Cứ mỗi buổi sáng mai
Bé dậy tập thể dục
Chú cún con lục đục
Lao xuống bếp gọi mèo
Chúng ta khẩn trương nào
Ra sân cùng chị tập”
* Trò chuyện
- Lớp mình vưa đọc bài thơ gì?
- Vậy các con có muốn tập thể dục để khỏe mạnh không nào?
- Nào chúng ta cùng tập thể dục nhé .
1.Hoạt động 1: cùng nhau khởi động
*Khởi động:
- - Trẻ đi kết hợp các kiểu, đi vòng tròn đi chậm đi
nhanh,đi bằng gót chân,đi bằng mũi bàn chân,đi chậm theo nhạc,đi trên nền nhạc” Em đi qua ngã tư đường phố”
Trẻ về đội hình 4 hàng ngang tập thể dục
2.Hoạt động 2 : Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Cho trẻ tập các động tác trên nền nhạc bài hát “ Em tập lái ô tô”.
- Động tác cổ 1 : Thực hiện 2 lần,4 nhịp.
- Động tác tay vai 2 :2 tay đưa lên cao( thực hiện 2 lần,4 nhịp)
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng khép chân 2 tay thả xuôi
+ Nhịp 1,3 hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu
+ Nhịp 2,4 hạ tay xuôi theo người,về tư thế chuẩn bị
-Động tác chân 4: Đứng, Khuỵu gối( Thực hiện 4 lần, 4 nhịp) ( ĐTNM)
+ Tư thế chuẩn bị:Đứng thẳng hai tay chống hông
+ Nhip 1,3 Nhún xuống đầu gối khuỵu.
+Nhịp 2,4 Đứng lên về tư thế chuẩn bị.
- Động tác bụng- lườn 3:Đứng nghiêng người sang bên phải bên trái
+ Tư thế chuẩn bị :Đứng hai chân rộng bằng vai,hai tay chống hông.
+ Nhịp 1,3 Nghiêng người sang bên phải, bên trái
+ Nhịp 2,4 Về tư thế chuẩn bị .
- Động tác bật 1: Bật tại chỗ(Thực hiên 2 lần,4 nhịp)
b. Vận động cơ bản: Bật qua 5 ô
-Hôm nay cô hướng dẫn các bạn thực hiện vận động “Bật qua 5 ô”.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích
+TTCB: Chân đứng sát vạch xuất phát, hai tay chống hông, đứng thẳng người mắt nhìn thẳng.
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh “bật”, các con sẽ bật chụm chân vào từng ô cho đến khi hết ô. Khi tiếp đất chú ý tiếp đất bằng mũi bàn chân, không chạm vạch. Sau khi bật xong chạy về cuối hàng.
- Cô cho trẻ thực hiện
Lần lượt từng nhóm trẻ lên thực hiện. Cô cho trẻ thực hiện khoảng 3 lần.
-Chuyển đội hình.
- Cô chú ý sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thực hiện chính xác .
c. Trò chơi vận động : “Chuyền bóng”
- Cô chia lớp mình thành 2 đội, mỗi đội có một quả bóng.
- Cách chơi: các bạn sẽ đứng thành hàng dọc. Bạn đầu hàng sẽ cầm bóng bằng 2 tay chuyền sang bên phải cho bạn thứ hai , bạn thứ hai sẽ đón bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn thứ ba. Cứ như vậy chuyền cho đến hết hàng. Chú ý đón bong vào nơi không có tay của bạn.
- Luật chơi: Đội nào chuyền nhanh và không làm rơi quả bóng sẽ là đội thắng..
- Lần 2 : Đổi bên trái ( Trẻ chơi 2 -3 lần )
- Cô bao quát
- Cô nhận xét kết quả
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Trẻ làm những chú chim đi nhẹ nhàng theo cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ quan sát và lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét tiết học:
Thứ hai, ngày 20 tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Hát: “Em tập lái ô tô?” VĐ:Minh họa.
- NH: “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
I.YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát và hát nhịp nhàng cùng cô.
- Trẻ biết vận động minh họa cùng cô.
2. Kỹ năng
- Hứng thú tham gia hoạt động nhóm trò chơi âm nhạc.
- Khả năng ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các loại phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô” “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
- Trống lắc, phách tre,..dụng cụ âm nhạc.
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
* Gây hứng thú: Bé và các loại phương tiện giao thông
- Cô cho cháu xem 1 đoạn phim về một số loại phương tiện giao thông.
- Các con hãy kể cho cô biết tên những loại phương tiện giao thông các con vừa xem
* Hoạt động 1: Hát “ Em tập lái ô tô”
- Có một câu hát, các bạn hãy lắng nghe đó là câu hát trong bài hát gì nhé! ( Cô hát trẻ đoán tên bài hát)
- Đó là bài hát gì các bạn?
- Cô hát trẻ nghe 1 lần. Sau đó giới thiệu bài hát “Em tập lái ô tô” của nhạc sĩ Mộng Lân, nội dung nói về một em bé mong muốn sau này trở thành người lái xe ô tô đưa đón cô giáo của mình.
- Cô và trẻ cùng hát 1-2 lần.
*.Hoạt động 2: Vận động minh họa:
- Các bạn hát rất hay, để bài hát hay hơn nữa chúng ta sẽ vận động minh họa nha!
- Cô hát và vận động minh họa cho trẻ nghe 1 lần, sau đó cô phân tích:
+ Câu 1: “ pí pò pí po” trẻ cầm vòng tròn đưa sang phải, đưa sang trái theo nhịp .
+ Câu 2: “ Em tập lái ô tô” Cầm tay lái đưa thẳng ra phía trước mặt , xoay đi xoay lại theo nhịp điệu câu hát.
+ Câu 3: “ Pí po pí po” thực hiện như câu 1
+ Câu 4: “ Sau này em lớn đón cô” đưa vòng tròn lên cao, đưa tay lái ra phía trước tự xoay quanh mình một vòng theo chiều ngược kim đồng hồ.
- Cho trẻ vận động với các hình thức: lớp 2-3 lần-tổ-nhóm- cá nhân.
- Cả lớp vận động 1 lần.
- Vận động sáng tạo: Ngoài vận động minh họa ra, bài hát này con còn có thế vận động bằng cách nào khác?( Múa,nghiêng người,nhún chân, vẫy tay,theo phách, theo nhịp)
- Cô cho trẻ về nhóm thỏa thuận cách vận động.
- Cho cả lớp vận động tự do 1 lần.(Gợi ý cho trẻ phối hợp với bộ phận trên cơ thể để vận động)
- Cô động viên trẻ hát đúng nhịp điệu và vận động minh họa.
- Cô mời từng nhóm đứng lên biểu diễn .
*. Hoạt động 3: Nghe hát: “ Đèn xanh, đèn đỏ”
- Cô mở nhạc và cho trẻ đoán tên bài hát.
- Đó là bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ ” nhạc sĩ Lương Vĩnh
- ND: Bài hát nói đến bạn nhỏ khi thấy đèn đỏ thì đi nhanh qua đường đèn xanh thì dừng lại.
- Cô hát và vận động minh họa cho trẻ xem.
- Lần 2: Cô và trẻ cùng vận động tự do.
* Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đoán tên bài hát.
- Trẻ nghe.
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát, lắng nghe.
- Trẻ vận động.
- Trẻ trả lời tự do.
- Trẻ biểu diễn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động
Nhận xét tiết học:
.
Thứ ba, ngày 21 tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: BÉ QUAN SÁT XE ĐẠP, XE MÁY
XE Ô TÔ
I. Yêu Cầu:
1.Kiến thức
- Trẻ biết và gọi đúng tên, biết nơi hoạt động của một số PTGT đường bộ xe máy, xe đạp, xe ô tô.
- Biết một số đặc điểm nổi bật của xe máy, xe đạp, xe ô tô.
2. Kỹ năng
- Hứng thú tham gia hoạt động nhóm trò chơi
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
- Phối hợp các vận động một cách nhịp nhàng khéo léo
- Phát triển kỹ năng vận động và óc sáng tạo.
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh về các loại PTGT đường bộ .
- Nhạc theo chủ đề.
- Tranh lô tô về 2-3 loại xe (Xe đạp, xe máy, xe ô tô.)
III. Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DK HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “ Bác đưa thư vui tính”
- Trong bài hát nói về điều gì? ( Xe đạp)
- Có rất nhiều các loại phương tiện giao thông đường bộ và rất có ích đối với con người. Chính vì vậy hôm nay có sẽ cho các con tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ nhé.
Cô cháu ta cùng xem đó là những loại xe gì!
* Hoạt động 1:Bé cùng cô tìm hiểu một số loại xe.
*Quan sát chiếc xe đạp
- Cô bấm tiếng chuông xe đạp cho trẻ nghe
+ Các con vừa nghe thấy tiếng gì? (Tiếng chuông xe đạp)
+ Cho trẻ bắt trước tiếng chuông của xe đạp
+ Các con nhìn xem cô có xe gì?
+ Chiếc xe đạp có màu gì? ( Màu xanh, màu đỏ)
+ Xe đạp gồm có những bộ phận nào?
+ Xe đạp có mấy bánh? ( 2 bánh)
+ Bánh xe có dạng hình gì? (hình tròn)
+ Xe chạy bằng gì? (Bằng sức người)
+ Xe đạp chạy ở đâu? ( Trên lòng đường)
* Xe đạp là xe có các bộ phận: khung xe , đầu xe, bánh xe, xe đạp là xe chạy bằng sức của con người, xe đạp chạy trên đường là loại phương tiện giao thông đường bộ.
* Quan sát chiếc xe máy
- Cô có xe gì đây?
+ Chiếc xe máy có màu gì? ( Màu đỏ)
+ Vậy xe máy gồm có những bộ phận nào?
+ Bánh xe có hình gì? ( hình tròn)
+ Có mấy bánh xe? ( 2 bánh xe)
+ Xe máy chạy bằng gì? ( động cơ nhiên liệu xăng)
+ Tiếng còi của xe máy như thế nào? ( bim bim)
+ Xe máy dùng để làm gì? ( chở người, chở hàng hóa )
+ Xe máy chạy ở đâu?( Trên lòng đường)
+Khi đi xe máy chúng ta phải đội gì? ( nón bảo hiểm)
* Xe máy là có các bộ phận đầu xe, sườn xe, bánh xe xe máy chạy bằng nguyên liệu,dùng để chở người, hàng hóa,. Xe chạy trên đường là loại phương tiện giao thông đường bộ.
*Quan sát xe ô tô
+ Các con nhìn xem cô có xe gì?
+ Xe ô tô này có màu gì? ( Màu xanh)
+ Chiếc xe ô tô gồm những bộ phận nào? (thân, bánh)
+ Thân xe có dạng hình gì? ( hình chữ nhật)
+ Bánh của xe ô tô có dạng hình gì? ( hình tròn)
+ Xe ô tô chạy bằng gì?( động cơ nhiên liệu xăng, dầu)
Tiếng còi của ô tô kêu như thế nào? ( bim bim)
+ Xe ô tô chở được nhiều người hay ít người? ( nhiều người)
- Xe ô tô chạy ở đâu?
Xe ô tô có các bộ phận thân xe bánh xe xe chạy bằng nguyên liệu xăng,dùng để chở người, hàng hóa,. Xe chạy trên đường là loại phương tiện giao thông đường bộ.
*GD: Khi các con đi xe không được đùa nghịch trên xe , khi đi qua đường thì phải có người lớn dắt, khi đi trên vỉa hè các con nhớ đi bên phải nhé các con.
* Mở Rộng: Ngoài 3 loại xe các con vừa quan sát còn có rất nhiều những loại xe khác, nào các con cùng nói tên của chúng nhé.
Hoạt động 2 :Ai so sánh giỏi ?
- Xe đạp – Xe máy khác nhau ở điểm nào?
+ Khác nhau:
- Xe máy to hơn được chạy bằng động cơ, khi đi trên xe máy phải đội nón bảo hiểm.
- Xe đạp nhỏ hơn, xe đạp chạy được nhờ sức của đôi bàn chân của con người.
+ Giống nhau:
- Đều là phương tiện giao thông đường bộ, đều có 2 bánh, thân, đầu và chở được 2 người.
Hoạt động3: “ Ai nhanh nhất”
+ Cô yêu cầu trẻ lấy nhanh phương tiện giao thông đường bộ hoặc bắt trước tiếng còi của phương tiện giao thông đường bộ thì trẻ lấy nhanh phương tiện giao thông đó ra , giơ lên và nói tên phương tiện giao thông đó.
Hoạt động 4 : Thi xem ai nhanh.
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 tổ thi đua với nhau xem tổ nào ghép được nhiều xe máy , xe đạp, xe ô tô, cô chuẩn bị các bộ phận của xe máy, xe đạp và xe ô tô cho trẻ ghép lại thành một chiếc xe hoàn chỉnh, nhóm nào ghép được nhiều thì nhóm đó thắng
- Trẻ chơi – cô bao quát trẻ chơi
* Kết thúc : Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay
Lớp cùng hát với cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
* Nhận xét tiết học :
... ..
Thứ tư, ngày 22 tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 4
I/YÊU CẤU:
1.Kiến thức:
- Trẻ ôn nhận biết đếm các nhóm đồ dùng có số lượng trong phạm vi 4.
2. Kỹ năng
- Hứng thú tham gia hoạt động nhóm trò chơi
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
- Phối hợp các vận động một cách nhịp nhàng khéo léo
- Phát triển kỹ năng vận động và óc sáng tạo.
3. Thái độ::
-Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.:
- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật lệ giao thông.
II.CHUẨN BỊ
- Bài giảng trình chiếu trên phần mềm PP
- Thẻ số từ 1- 4 .
- Một số đồ dùng có số lượng 4 ( xe đạp, xe máy , xe ô tô, xe buýt).
- Nhạc theo chủ đề.
III. Tiến trình tổ chức
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DK HOẠT ĐỘNG TRẺ
*Hoạt động gây hứng thú:
- Tạo tình huống đến nhà bác gấu chơi, cho trẻ làm đoàn tàu đến nhà bác gấu chơi.
- Trẻ vừa đi vừa hát “ Mời anh lên tàu”
- À đến nhà bác gấu rồi các bạn mời các bạn xuống tàu, bác gấu chào các bạn hôm nay gấu rất vui vì các bạn đến thăm bác gấu, gấu có một món quà tặng cho các bạn.
*Hoạt động1 : Trò chơi “ Nhanh tay bé chọn”.,
- Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ lên lấy đồ dùng vè về chổ ngồi.Nhiệm vụ của các bạn chọn đúng theo yêu cầu của cô
Ví dụ: Cô yêu cầu chọn 3 chiếc xe đạp và chọn chữ số 3.
Cô yêu cầu 4 chiếc xe máy và chọn chữ số 4.
- Luật chơi: Bạn nào chọn nhanh và đúng yêu cầu thì bạn đó được thưởng một bông hoa cho mình.
- Cô cho trẻ chơi 1 – 2 lần.
- Cô nhận xét kết quả.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô chia lớp 2 đội, nhiệm vụ của từng thành viên trong đội sẽ đi trong đoạn đường hẹp chọn chữ số gắn theo yêu cầu của cô.
Ví du: Trên bảng có 3 chiếc xe đạp, thì chọn số 3 gắn vào.
Trên bảng có 2 chiếc xe máy thì gắn số lượng 2 vào.
Trên bảng có 4 chiếc ô tô thì chọn số 4 gắn vào.
Đội nào gắn đúng nhiều thì đội đó thắng .
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Bé cùng vui với số 4”.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm, Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ lấy đồ dùng. Trên đây cô có chuẩn bị 4 bức tranh. Nhiệm vụ của từng thành viên còn lại là chọn số lượng theo yêu cầu trong bức tranh.
Ví du: Trong bức tranh có 6 khung. Khung 1 có số hình ảnh chiếc xe đạp và số 4, thì các bạn phải biết chọn 2 chiếc xe đạp nữa gắn vào. Khung 2 có hình ảnh 4 chiếc xe gắn máy thì trẻ chọn số 4 gắn vào.
- Luật chơi Thời gian chơi là một bài hát, nhóm nào gắn đúng yêu cầu nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi, cô nhận xét kết quả.
* Kết thúc: “ Hát “ Em tập lái ô tô”.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Tre thực hiện
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết học:
.
Thứ năm ngày 23 tháng 03 năm 2017
KÊ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ “ XE CHỮA CHÁY”
I .YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc bài thơ : “Xe chữa cháy” và thể hiện được nhịp điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng đọc to nhỏ, nối tiếp theo sự chỉ đạo của cô.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ qua cách thể hiên bài thơ, câu hỏi ở trẻ.
3. Thái độ:
- Óc quan sát, trí tưởng tượng phong phú.
- Giaó dục trẻ biết tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông
II. CHUẨN BỊ
- Bức tranh “ Xe chữa cháy”.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Bài hát “Em tập lái ô tô ”
III. HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động gây hứng thú
- Tạo tình huống cho trẻ nghe tiếng còi xe chữa cháy
- Cho trẻ xem tranh xe chữa cháy.
+ Mỗi loại xe đều có ích lợi riêng ,là phượng tiện giúp ích cho con người như là “ Xe chữa cháy” đã được một nhà thơ thể hiện trong một bài thơ rất hay đó là bài thơ : Xe chữa cháy” đó các con.
Hoạt động 1: Cô đọc trẻ nghe
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ nói về gì?
- ND: Bài thơ nói về hình dáng xe chữa cháy và khi mọi người cần thì có xe chữa cháy ngay.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp hình ảnh.
Hoạt động 2: Bé tìm hiểu nội dung bài thơ
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
-Bài thơ miêu tả về xe gì? Xe chữa cháy được miêu tả như thế nào?
+Xe chữa cháy trong bài thơ có màu gì?
+ Bụng của xe chữa cháy chứa gì?
+ Xe chữa cháy chạy như thế nào?
+ Khi nhà bị cháy thì gọi ai đến?
- Giáo dục trẻ : xe chữa cháy làm nhiệm vụ nơi có đám cháy thì xe chữa cháy có mặt ngay để giúp mọi người dập tắt lửa.
Hoạt động 3: Bé đọc thơ .
- Lớp đọc bài thơ 2 lần.
- Từng tổ đọc thơ
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân đọc thơ.
- Cả lớp đọc lại 1 lần
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ
Hoạt động 4: Nhóm nào giỏi
- Cô cho các sắp xếp các hình ảnh Xe chữa cháy theo thứ tự như trong bài thơ và thể hiện bài thơ.
- Cô bao quát trẻ chơi
- Cô sửa sai nếu có
* Cả lớp hát bài hát: “ Em tập lái ô tô”
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết học:
.
XE CHỮA CHÁY
Mình đỏ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PPCT tuan 28, một sô ptgt đường bộ, Lớp mầm, Trang.doc