Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 9 - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình

I.Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện vận động chạy 15m trong 10 giây.

- Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng chạy nhanh.

- Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện chạy 15m trong 10 giây.

- Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc.

3. Thái độ:

- Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động.

- Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị:

- Nhạc

- Bóng

 

docx25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 12960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 9 - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/10/2016 THỨ 3 1/11/2016 THỨ 4 2/11/2016 THỨ 5 3/11/2016 THỨ 6 4/11/2016 Đón trẻ - Trò chuyện -Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình. - Trò chuyện về những nhu cầu cần thiết của trẻ. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, các hoạt động thường ngày của trẻ. Thể dục sáng 8h * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi. * Trọng động: - Động tác hô hấp 1: Gà gáy - Động tác tay vai 1 : Đưa hai tay ra trước, lên cao. - Động tác lưng - bụng – lườn 1: Quay sang trái, quay sang phải. - Động tác chân 1 :Ngồi khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước - Động tác bật 1: Bật tách khép chân. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động ngoài trời 8h - 8h30 Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình bé. * Quan sát: - Cho trẻ quan sát tranh các thành viên trong gia đình. * Chuẩn bị: Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát * Yêu cầu: - Trẻ biết về các thành viên trong gia đình. - Thái độ trẻ biết yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình. * Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Trò chuyện với trẻ về công việc của các thành viên trong gia đình. * Quan sát: Cô cho trẻ quan sát tranh nghề ngiệp của các thành viên trong gia đình. * Chuẩn bị: Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát * Yêu cầu: Trẻ biết về tên và đặc điểm công việc của mỗi thành viên trong gia đình. - Thái độ: Tôn trọng người lớn. * Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Trò chuyện với trẻ về nhu cầu của các thành viên trong gia đình* Quan sát : Cho trẻ quan sát tranh các nhu cầu cần thiết trong gia đình. * Chuẩn bị : Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát * Yêu cầu: - Trẻ biết về đặc điểm, lợi ích của các nhu cầu trong gia đình - Thái độ: Tôn trọng người lớn.. *Trò chơi vận động:: gieo hạt. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng cần thiết trong gia đình. * Quan sát Cô cho trẻ quan sát tranh một số đồ dùng cần thiết trong gia đình * Chuẩn bị : Cô chuẩn bị đồ dùng cho bé quan sát. * Yêu cầu : - Trẻ biết được một số trang phục phù hợp với lứa tuổi * Trò chơi vận động: gieo hạt -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Bé tham gia trò chơi dân gian. Cô tổ chức cho bé tham gia trò chơi dân gian * Quan sát Hình ảnh trẻ đi mẫu giáo, hình ảnh bé chơi trò chơi * Yêu cầu : Trẻ biết được đầu năm học mới trẻ được đến trường, được cô chăm sóc, yêu thương, dạy cho hát, múa * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. Kế hoạch hoạt động chung 8h40 - 9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Chạy 15 m trong 10 giây. -TC: Truyền bóng MTXQ - Đồ dùng thân quen trong gia đình bé TẠO HÌNH - Nặn đồ dùng gia đình LQVT - So sánh chiều dài hai đối tượng VĂN HỌC Truyện: Thỏ con dọn nhà ÂM NHẠC - Hát: “Cháu yêu bà” - VĐ: Vỗ theo phách - NH: “Cho con” Hoạt động góc 9h20 - 10h10 *Góc xây dựng: Xây khu nhà công vụ. *Góc đóng vai: Gia đình, Cửa hàng đồ gia dụng. *Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các đồ dùng gia đình. *Góc học tập: Ghép nhóm đối tượng với số lượng tương ứng, xem tranh về các đồ dùng gia đình, trò chơi dân gian: thắt thun, xâu hạt . *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 - 17h30 - Ôn kỹ năng: “Chạy 15m trong 10 giây” - LQ: “Đồ dùng thân quen trong gia đình bé” -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Đồ dùng thân quen trong gia đình bé” - LQ: “So sánh chiều dài hai đối tượng” -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “So sánh chiều dài hai đối tượng” - LQ: Truyện “Thỏ con dọn nhà” -Nhận xét, tuyên dương.. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: nội dung truyện “Thỏ con dọn nhà” - Làm quen bài hát mới “ Cháu yêu bà ” -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn truyện, bài hát đã học trong tuần. -Nhận xét cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH Thứ 6, ngày 4 tháng 11 năm 2016 I. YÊU CẦU: - Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ. - Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi. - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Gia đình”. - Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng đồ dùng gia đình. * Nhóm bán hàng: - Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng. - Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng. * Nhóm đóng vai gia đình. - Cha,me: Phải biết yêu thương, chăm sóc con. Cha đưa con đi học và đi làm. Mẹ nấu ăn dọn dẹp nhà cửa. - Con : Phải biết nghe lời cha mẹ, ngoan, biết giúp mẹ. 2. Góc xây dựng: Xây khu nhà công vụ. - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây. - Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý. - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý mọi người, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp. 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các đồ dùng gia đình. - Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về nặn, tô màu tranh các đồ dùng trong gia đình. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi tô màu và khi nặn. 4. Góc học tập: Ghép nhóm đối tượng với số lượng tương ứng, xem tranh về các đồ dùng gia đình, trò chơi dan gian: thắt thun, xâu hạt, .. . - Trẻ biết ghép nhóm đối tượng với số lượng tương ứng. - Trẻ biết tên, công dụng của từng loại đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết chơi các trò chơi dân gian. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. - Trẻ biết chăm sóc cây xanh : Nhặt lá vàng, tưới cây... - Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi - Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng đồ dùng gia đình. * Nhóm gia đình bé: - Đồ dùng, đồ chơi nấu ăn như : Nồi, bếp, bát, muỗng.... * Nhóm bán hàng: - Bàn ghế, điện thoại, tiền. - Giang hàng bán các loại đồ dùng gia đình. 2. Góc xây dựng: Xây khu nhà cộng vụ. - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Nhà ở, trường học, - Đồ dùng-đồ chơi gia đình 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các đồ dùng gia đình. - Tranh về các đồ dùng gia đình, bút màu, giấy vẽ, đất nặn, bảng nặn, khăn. 4.Góc học tập: Ghép nhóm đối tượng với số lượng tương ứng, xem tranh về các đồ dùng gia đình, trò chơi dân gian: thắt thun, xâu hạt, .. - Tranh lô tô về các loại thực phẩm. - Thun, dây, hạt, - Tranh đồ dùng gia đình. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - Nước và dụng cụ đựng nước như chai nhựa, bình tưới cây, ca múc nước - Tạp dề, khăn lau - Cây cảnh, bồn hoa III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Cô và các bạn cùng hát bài : “Cháu yêu bà”. + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ? + Các con đang hoạt động ở chủ đề nào? + Với chủ đề “Gia đình” các con thích chơi ở những góc nào? I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng đồ dùng gia đình. - Góc phân vai các con chơi gì? - Trò chơi gia đình cần có những ai? - Cha làm công việc gì? - Mẹ làm công việc gì? - Các thành viên trong gia đình phải như thế nào? - Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây khu nhà công vụ. - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được công trình cần có những ai ? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? - Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? - Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng. 3. Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn các đồ dùng gia đình. - Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật? - Để thực hiện các con cần những đồ dùng nào? - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Ghép nhóm đối tượng với số lượng tương ứng, xem tranh về các đồ dùng gia đình, trò chơi dân gian: thắt thun, xâu hạt, .. - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Vd: + Góc xây dựng: Công nhân không làm nhiệm vụ chủ công trình phân công mà làm việc của người khác Cô đến hỏi chủ công trình đã phân công ai xây khu vực này, bạn đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình chưa? Có thể chủ công trình gọi bạn dó lại xây hoặc phân công một bạn khác + Góc học tập: trẻ ghép sai số lượng với nhóm đối tượng, cô gợi ý cho trẻ: con đếm xem có bao nhiêu đối tượng? Vậy con đã ghép đúng chưa?... + Góc phân vai: Trẻ quên sử dụng ngôn ngữ vai chơi, cô hỏi: chị bán gì? Mẹ đang làm gì?... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi. - Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành. - Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai, ngày 31 tháng10 năm 2016 Đề tài : CHẠY 15 M TRONG 10 GIÂY TCVĐ: Chuyền bóng I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết thực hiện vận động chạy 15m trong 10 giây. - Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng chạy nhanh. - Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện chạy 15m trong 10 giây. - Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc. 3. Thái độ: - Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động. - Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: Nhạc Bóng III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động gây hứng thú. - Để có một sức khỏe tốt cho ngày đầutuần với bao hoạt động lý thú và bổ ích, cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé. 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau. 2.Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: + Hô hấp: Gà gáy ( 2 lần 8 nhịp) + Động tác tay vai 2: Đưa hai tay ra trước, lên cao. (4 lần 8 nhịp) + Động tác chân 2: Ngồi khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước. ( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM + Động tác lưng bụng 2: Quay sang trái, quay sang phải. (2 lần 8 nhịp) + Động tác bật: Bật tách khép chân. ( 2 lần 8 nhịp) .b.Vận động cơ bản:Chay 15 m trong 10 giây. - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "chạy 15 m trong 10 giây" - Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích. - Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích. - TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, chân trái phía trước, chân phải phía sau, tay phải đưa ra trước vuông góc, tay trái đưa ra sau, lưng hơi khom, mắt nhìn thẳng phía trước. - TH: Khi có hiệu lệnh chạy, cô chạy nhanh về đích, mắt nhìn thẳng, tay đánh trước sau (tay nọ chân kia). * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. c. Trò chơi “ Truyền bóng”: Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Truyền bóng”. - Cách chơi : Cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội xếp thành 4 hàng, cô đã chuẩn bị 4 quả bóng, lần lượt các thành viên của mỗi đội sẽ truyền bóng cho bạn phía sau bằng cách đưa bóng qua đầu, bạn cuối cùng sẽ đem bóng lên đưa cho cô, đội nào truyền nhanh hơn là đội chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi lần truyền cho một bạn. * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2016 Đề tài : ĐỒ DÙNG THÂN QUEN TRONG GIA ĐÌNH BÉ I. Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng thân quen trong gia đình bé. - Trẻ biết sự cần thiết của các đồ dùng đối với sinh hoạt hằng ngày. 2.Kỹ năng: - Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng lời nói mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. - Biết giữ gìn vệ sinh: Rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi,ăn những loại thực phẩm tốt II.Chuẩn bị: - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định – gây hứng thú Cô và trẻ cùng hát bài "Bé quét nhà' - Bài hát nói về cái gì? - Chổi thường có ở đâu? - Ngoài chổi ra thì con còn biết những đồ dùng nào trong gia đình nữa? Cho trẻ xem đồ dùng trong gia đình: - Hôm qua cô đi siêu thị và mua được một số đồ dùng trong gia đình, các con hãy xem đó là những đồ dùng gì nha! * Hoạt động 1: Hoạt động nhận thức a/ Nhóm đồ dùng dùng để ăn: - Cái chén: + Đây là gì? + Cho trẻ đọc "Cái chén" + Chén có màu gì? + Cái chén dùng để làm gì? + Cái chén làm bằng gì? + Các con hãy sờ và xem chén như thế nào nha? Ø À! Chén làm bằng sứ, miệng chén tròn, lòng chén sâu, nền màu trắng và có hoa trang trí xung quanh, và khi sờ vào chén ta thấy chén nhẵn. Ø Mở rộng : ngoài chén ra còn có đĩa, tô, muỗng làm bằng nhiều chất liệu khác như : inox, mê ca... và có nhiều màu khác nữa. b/ Nhóm đồ dùng dùng để nấu: - Cái nồi: + Để nấu được thức ăn thì các con dùng vật gì? + Cô có gì đây? + Nồi dùng để làm gì? +Nồi được làm bằng gì? Ngoài làm bằng nhôm thì nồi còn được làm bằng thủy tinh, bằng đất, ... - Cái ấm: + Trời tối, trời sáng. + Cô có gì đây? + Ấm dùng để làm gì? + Ấm nước được làm bằng gì? + Ấn dùng để nấu nước cho các con uống được làm bằng nhôm hoặc inox. c/ Nhóm đồ dùng dùng để uống: - Cái ly: + Khi khát nước các con dùng gì để dựng nước uống? Cô cho trẻ xem cái ly: + Đây là gì? + Cho trẻ đọc "cái ly" + Ly này được làm bằng gì vậy các con? + Ngoài ly làm bằng thủy tinh, các con còn biết ly làm bằng chất liệu gì nữa? + Lớp ta rất giỏi, ngoài ly làm bằng thủy tinh thì ly còn được làm bằng nhựa, sành, sứ, giấy... nữa đó các con. So sánh nhưng đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống: Khái quát lại: -Giống nhau: đều là đồ dùng được sử dụng trong gia đình. -Khác nhau: + Đồ dùng để ăn: dùng để đựng thức ăn, được làm bằng nhiều chất liệu( inox, thủy tinh, nhựa, mesan + Đồ dùng để uống:dùng để đựng nước uống, So sánh những đồ dùng để ăn và đồ dùng để nấu: - Giống nhau: đều là đồ dùng gia đình và được làm bằng nhiều chất liệu( inox, gan,) - Khác nhau: + Đồ dùng để ăn: nhỏ hơn, dùng để đựng thức ăn, .. + Đồ dùng dể nấu: to hơn, dùng để nấu thức ăn Giáo dục: Bố mẹ các con phải làm việc vất vã để kiếm tiền mua những đồ dùng này, chính vì vậy khi sử dụng đồ dùng các con phải biết giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng đó không đẻ vỡ, hỏng. Và đặc biệt không được chơi gần những đồ dùng dễ vỡ khi không có người lớn. * Hoạt động 3: Trò chơi TC1: Cô chia lớp thành 2 đội, đội A và đội B. Có sẵn những bức tranh về đồ dùng trong gia đình. Mỗi bạn sẽ phải đi trong đường hẹp và bật qua con suối để chọn đồ dùng cho đội. + Đội A tìm những đồ dùng đựng thức ăn. + Đội B tìm những đồ dùng đựng thức uống. Khi nào cô ra hiệu lệnh bắt đầu thì 2 đội sẽ thực hiện. Khi cô đếm ngược 5,4,3,2,1 thì hết thời gian. TC2: Chiếc túi kì diệu: Chia lớp thành 2 đội Giáo viên sờ và nói đặt điểm Đội nào nhanh trả lời trước đội đó sẽ được 1 bông hoa. Nếu đội nào có nhiều bông hoa là đội chiến thắng. * Kết thúc: Trẻ rửa tay, vệ sinh để chuẩn bị cho hoạt đông tiếp theo. Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ quan sát-lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2016 Đề tài : NẶN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH. I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết nặn một số đồ dùng trong gia đình và đặt tên cho đồ dùng của mình. 2.Kỹ năng: - Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay: chia đất, ấn lõm, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để tạo được những sản phẩm đẹp. - Phát triển khả năng sáng tạo khi nặn đồ dùng gia đình. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn. - Trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc - Toán: đếm số lượng - Môi tường xung quanh: Đồ dùng trong gia đình. II.Chuẩn bị: - Vật mẫu: chén, dĩa, muỗng, đũa, - Đất nặn, bảng nặn, dĩa để sản phẩm. - Nhac - Góc trưng bài sản phẩm - Bàn ghế. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định: - Trò chơi: Chiếc túi kỳ diệu - Cô diễn tả đồ vật cho trẻ đoán * Quan sát cái dĩa - Xem trong chiếc túi còn những đồ vật nào? - Cái dĩa có dạng hình gì? * Hoạt động 1: Đồ dùng gia đình * Quan sát cái chén - Cùng xem các con đoán có đúng không? - Cái chén của cô như thế nào? * Quan sát đôi đũa: - Đôi đũa trông như thế nào? - Đếm xem các con đã đoán đúng bao nhiêu đồ vật? - Ngoài ra, các con còn biết những đồ dùng gia đình nào nữa? * Quan sát vật mẫu - Trời tối – trời sáng - Nhìn xem cô có gì đây? - Các đồ dùng cô nặn được như thế nào? - Để có những sản phẩm đẹp, chúng ta cần có những kĩ năng nào?- Lăn tròn, lăn dọc, ấn lõm, ấn bẹt, * Quan sát cô làm mẫu - Để đất nặn được mềm và dẻo, ta phải làm gì? - Sau khi nhồi đất xong, cô chia đất ra nhiều phần. - Cô chọn 1 phần để nặn cái chén: cô dùng kỹ năng xoay tròn, sau đó ấn lõm, dùng các ngón tay để miết cho lòng chén rộng và thành chén mỏng hơn. Cô đã có được 1 cái chén thật đẹp. - Cô chọn thêm một phần đất và chia ra làm 2 phần nhỏ: cô dùng kỹ năng lăn dọc để tạo ra đôi đũa, vậy là cô đã tạo ra 1 đôi đũa xinh xắn. - Ngoài ra, cô còn tạo ra được nhiều đồ dùng: dĩa, xoong, chảo, ly, để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta nữa đó. - Các con có muốn tạo ra nhiều đồ dùng gia đình không? *Hoạt động 2: Bé nặn đồ dùng gia đình. - Con định nặn đồ dùng nào? + Cô hướng dẫn trẻ cách nặn. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng). + Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện. + Củng cố kỹ năng nặn cho trẻ. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện . + Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách nặn cho trẻ. - Cô động viên trẻ nặn cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh. * Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu. Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào. - Các con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình. - Con thích sản phẩm nào nhất? - Vì sao con lại thích sản phẩm này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Các con hãy giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn và cùng tạo ra nhiều sản phẩm nữa nhé! * Kết thúc: - Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Trẻ thực hiện Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 02 tháng 11 năm 2016 Đề tài : SO SÁNH CHIỀU DÀI 2 ĐỐI TƯỢNG. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng. - Nhận biết sự khác nhau về kích thước: “ dài hơn – ngắn hơn”, biết so sánh và dùng từ “ dài hơn – ngắn hơn” 2. Kỹ năng: - Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Khả năng diễn đạt mạch lạc, chính xác chiều dài 2 đối tượng. - Trẻ biết so sánh chiều dài 2 đối tượng bằng cách đặt trùng đầu mút 2 đối tượng (hoặc nhập 2 đối tượng khít nhau trùng đầu mút). 3. Thái độ: - Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi. - Thái độ tính tự tin trong hoạt động. II.Chuẩn bị: - Băng giấy - Bảng gắng tranh lô tô, tranh lô tô, - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Bé quét nhà” - Tiết trước các con đã được học bài gì? - Cùng cô chơi một trò chơi để kiểm tra xem các con nhớ được những gì nha! * Hoạt động1: Nhận biết sự bằng nhau *Trò chơi “ Chọn nhanh, chọn đúng” - Cô phát cho mỗi trẻ một rỗ đồ dùng. Yêu cầu của cô là chọn những băng giấy bằng nhau tạo thành 1 nhóm. - Cô kiểm tra kết quả * Hoạt động 2: So sánh chiều dài 2 đối tượng - Giờ con hãy chọn cho cô ở mỗi nhóm 1 băng giấy. Cho cô biết tại sao hai băng giấy này không cùng nhóm với nhau? - Sao con biết 2 băng giấy không bằng nhau. - Chúng ta sẽ kiểm tra bằng cách đặt 2 băng giấy chồng lên nhau sao cho 2 đầu băng giấy bằng nhau, đầu còn lại của băng giấy nào có phần dư ra là băng giấy dài hơn, băng giấy không có phần dư là băng giấy ngắn hơn. - Vậy băng giấy nào dài hơn? Vì sao? - Băng giấy nào ngắn hơn? Vì sao? - Cho trẻ nhắc lại. - Cho trẻ so sánh trên nhiều đồ vật khác nhau: dây, thước kẻ, bút chì, .. * Hoạt động 3: Trò chơi TC1: Ráp nhanh – ráp đúng - Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội, cô đã chuẩn bị 4 tấm bảng đã gắn sẵn tranh lô tô và 4 rỗ tranh. Hãy lựa chọn lô tô phù hợp, sau đó đi trên vạch chuẩn để gắn vào bảng sao cho lô tô đó phải dài hơn hoặc ngắn hơn lô tô đã cho. - Luật chơi: Mỗi lần chỉ được gắng 1 tranh, bạn về tới thì bạn khác mới tiếp tục. TC2: Chọn đồ vật nói lên đặc điểm - Cách chơi: Cô phát mỗi bạn 1 rỗ đồ dùng, cô yêu cầu trẻ chọn và nói lên đặt điểm đồ dùng. - Luật chơi: Mỗi lần chọn 2 hình. VD: Chọn cho cô 2 cái khăn? Cái khăn nào ngắn hơn, khăn nào dài hơn. TC2: *Kết thúc: Thái độ trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời câu hỏi . Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2016 Đề tài : Truyện: Thỏ con dọn nhà I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện: “ Câu chuyện nói về việc dọn nhà của anh em thỏ và sự thông minh của Thỏ trắng đã giúp năm anh em không bị ướt khi về nhà..” 2.Kỹ năng: -Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô. - Phát triển tư duy, khả năng kể lại truyện theo trí nhớ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể truyện. - Trẻ biết vâng lời người lớn. II.Chuẩn bị: -Tranh, ảnh minh họa cho truyện. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Gây hứng thú: Hát “Chú Thỏ con” - Bài hát nhắc đến con vật gì? - Chú Thỏ được miêu tả như thế nào? - Ngoài vẻ xinh xắn, đáng yêu, những chú thỏ còn rất thông minh. Để biết những chú Thỏ thông minh như thế nào thì cô mời các con cùng lắng nghe câu chuyện sau đây nhé! - Câu truyện: “ Thỏ con dọn nhà” *Hoạt động 1: Bé nghe kể truyện - Cô kể lần 1 diễn cảm kết hợp cử chỉ minh họa. - Các con vừa nghe câu chuyện gì? -Tóm tắt nội dung: “ Câu chuyện nói về việc dọn nhà của anh em thỏ và sự thông minh của Thỏ trắng đã giúp năm anh em không bị ướt khi về nhà..” - Cô kể lần 2 diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa. * Hoạt động 2: Đàm thoại + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Câu chuyện nói về điều gì? + Ai là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 09- ĐT NHU CAU GIA ĐINH.docx