1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Lời chào
- Cô trò chuyện với trẻ:
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói về gì?
- Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về khả năng và sở thích bản thân của từng bạn trong lớp nhé.
2: Phát triển bài
* Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (12-15 phút)
Cô sẽ cho các con xem 1 đoạn video, các con chú ý xem các bạn đã giới thiệu về bản thân như nào nhé!
- Cô cho trẻ xem video “Giới thiệu về khả năng và sở thích của bản thân ”
* Đàm thoại:
- Trong video các con vừa xem có mấy bạn?
- Các bạn trong video nói về điều gì?
- Các bạn ấy nói mình thích gì và không thích gì? - Bố mẹ bạn làm công việc gì?
- Ngoài ra các bạn còn nói thêm điều gì
- Mỗi bạn có 1 sở thích và khả năng đặc biệt đúng không nào, vì vậy chúng mình phải rèn luyện bản thân và phát huy hết khả năng của mình nhé.
- Cô cho trẻ thực hành : Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
+ Cô gợi ý trẻ nói về khả năng và sở thích của mình( Khi ở nhà và lớp các cháu làm được những gì?)
*Trò chơi: « Bé nhanh trí »
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô mời lần lượt từng bạn giới thiệu thông tin về bản thân.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô và trẻ cùng nhận xét
3: Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài : Cháu yêu bà.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 28779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Đề tài: Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Hoạt động học : Kỹ năng sống
ĐỀ TÀI : Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết nói được một số Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân: Trẻ nói được điều mình thích, không thích. Nói được việc mình có thể làm được phù hợp với thực tế của bản thân.
- Trẻ thể hiện qua trò chơi “ bé nhanh trí ”
- Trẻ biết lễ phép, biết thưa gửi trước khi trả lời.
II. Chuẩn bị:
- Video “ Giới thiệu về khả năng và sở thích của bản thân”
- Bài thơ: Lời chào
III. Tiến hành thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Lời chào
- Cô trò chuyện với trẻ:
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói về gì?
- Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về khả năng và sở thích bản thân của từng bạn trong lớp nhé.
2: Phát triển bài
* Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (12-15 phút)
Cô sẽ cho các con xem 1 đoạn video, các con chú ý xem các bạn đã giới thiệu về bản thân như nào nhé!
- Cô cho trẻ xem video “Giới thiệu về khả năng và sở thích của bản thân ”
* Đàm thoại:
- Trong video các con vừa xem có mấy bạn?
- Các bạn trong video nói về điều gì?
- Các bạn ấy nói mình thích gì và không thích gì? - Bố mẹ bạn làm công việc gì?
- Ngoài ra các bạn còn nói thêm điều gì
- Mỗi bạn có 1 sở thích và khả năng đặc biệt đúng không nào, vì vậy chúng mình phải rèn luyện bản thân và phát huy hết khả năng của mình nhé.
- Cô cho trẻ thực hành : Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
+ Cô gợi ý trẻ nói về khả năng và sở thích của mình( Khi ở nhà và lớp các cháu làm được những gì?)
*Trò chơi: « Bé nhanh trí »
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô mời lần lượt từng bạn giới thiệu thông tin về bản thân.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô và trẻ cùng nhận xét
3: Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài : Cháu yêu bà.
- Cả lớp đọc thơ
- BT : Lời chào- Nguyễn Tiến bình
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ đếm và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Nói được việc mình có thể làm được phù hợp với khả năng và thực tế của bản thân.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- 4-5 Trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ hát và đi ra ngoài
TUẦN 8
Thứ 2 ngày 23 tháng 10 năm 2017
Tên hoạt động : Dạy kỹ năng sống
Tên đề tài: Chấp nhận sự phân công cửa nhóm bạn và của người lớn
I.Yêu cầu :
- Trẻ biết cách sắp xếp gọn gàng đồ dùng quen thuộc và lợi ích của việc gọn gàng ngăn nắp theo sự phân công của cô và của bạn.
- Rèn kỹ năng tự phục vụ sắp xếp và hoàn thành công việc được giao, chuẩn bị đồ dùng đến lớp,và kỹ năng chơi trò chơi “Chọn tranh đẹp”
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của bản thân
- Giáo dục trẻ cất giữ đồ dùng gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Trẻ thuộc bài hát: “ Chòm tóc xinh” của Hoàng Công Dũng.
- Một số hình ảnh: Kệ đựng quần áo, Kệ sách, phòng học
- 3 kệ đựng đồ dùng, bảng, máy tính.
- Quần áo, dép, mũ, gương, lược cho mỗi trẻ,
- Nhạc không lời.
* Đồ dùng của trẻ:
- Cặp, quần áo, dép mũ gương, lược cho mỗi trẻ
III. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài
- Hỏi trẻ những hoạt động buổi sáng ngủ
dậy làm những gì trước khi đến lớp.
- Dẫn dắt vào câu chuyện “Đồ dùng để ở đâu”
+ Có một cậu bé lúc nào cũng đi học muộn và
vì sao lại như vậy. Lớp mình cùng nghe cô kể
câu chuyện “Đồ dùng để ở đâu”
2: Phát triển bài
- Cô kể câu chuyện “ Đồ dùng để ở đâu” 1 lần
* Đàm thoại về nội dung câu chuyện:
+ Trong truyện có nhân vật nào?
+ Cậu bé đã làm gì:
+ Chuyện gì xảy ra với cậu bé?
- Qua câu chuyện vừa rồi con thấy gọn gàng
- Ngăn nắp sẽ giúp mình điều gì?
- Trẻ xem hình ảnh gọn gàng và bừa bộn.
- Hỏi trẻ: nhận xét nội dung của hình ảnh
vừa xem.
+ Lớp mình xem hình ảnh gì?
- Ngoài việc gọn gàng ngăn nắp trong cách
sắp xếp đồ chơi, đồ dùng thì con cần phải ăn
mặc sạch sẽ, đầu tóc gon gàng và giữ vệ sinh
cá nhân.
- Giáo dục trẻ sắp xếp quần áo đồ dùng gọn
gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định, giư vệ sinh
cá nhân.
* Thực hành“Chấp nhận sự phân công của cô giáo”
-Cô chia lớp làm 3 đội,mỗi đội sẽ sắp xếp đồ
dùng vào kệ đựng của đội mình
( Quần áo, dép, mũ, đồ chơi)
- Cô giới thiệu kệ đựng, hướng dẫn và cho trẻ
thực hiện
+Các con đã quan sát những hình ảnh gọn
gàng ngăn nắp vừa rồi và lớp mình có 3 kệ đựng
chưa được sắp xếp, bây giờ con xếp đồ dùng
vào kệ xem những bạn nào của lớp mình gọn
gàng nhất.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát gợi ý.
- Tuyên dương trẻ.
*Bé chuẩn bị đến lớp
- Đồ dùng được sắp xếp trên kệ.
- Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng bỏ vào cặp của mình ( Xếp một bộ quần áo, Hộp sữa) Soi gương, chải
tóc và đội mũ để đến lớp.
3: Kết thúc
- Cô cho cả lớp hát bài Cất đồ chơi
- Đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chải tóc, chuẩn bị cặp
mang đến lớp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- Cậu bé vứt đồ dùng của mình
không đúng chổ
- Đến khi đi học nháo nhào tìm
quần áo và đi học muộn.
- không đi học muộn và sạch sẽ
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hành sắp xếp đồ dùng
- Trẻ lấy đồ dùng cho vào cặp
- Trẻ hát và đi ra ngoài
TUẦN 10
Thứ 3 ngày 07 tháng 11 năm 2017
Tên hoạt động : Dạy kỹ năng sống
Tên đề tài: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Biết sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày
I.Yêu cầu :
- Trẻ biết Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Biết sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày( Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt tắt điện khi ra khỏi phòng)
- Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng sử dụng tiết kiệm năng lượng,và kỹ năng chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của bản thân
- Giáo dục trẻ cất giữ đồ dùng gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Trẻ thuộc bài hát: “ Rửa măt như mèo” của Hàn ngọc bích
- Một số hình ảnh: Trẻ tự vệ sinh cá nhân và sử dụng tiết kiệm năng lượng..
- khăn mặt, chậu nước, bàn chải + kem đánh răng, cái cốc, cái lược..
- Nhạc không lời.
* Đồ dùng của trẻ:
- khăn mặt, chậu nước, bàn chải + kem đánh răng, cái cốc , cái lược cho mỗi trẻ
III. Tiến hành thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Giới thiệu bài
- Hỏi trẻ những hoạt động buổi sáng ngủ
dậy làm những gì trước khi đến lớp.
- Cô tặng cho cả lớp 1 câu chuyện và dẫn dắt
vào câu chuyện “lợn con sạch lắm rồi”
2: Phát triển bài
- Cô kể câu chuyện “ Đồ dùng để ở đâu” 1 lần
* Đàm thoại về nội dung câu chuyện:
Câu chuyện kể ề ai?
+ Lúc đầu bạn lợn như thế nào? Vì sao các bạn lại không chơi với bạn Lợn?
+ Khi bạn Lợn tắm rửa sạch sẽ thì các bạn như thế nào với bạn Lợn?
- Vậy chúng mình phải như thế nào để được các bạn và cô giáo yêu quý nhỉ?
- Còn chúng mình muốn cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?
- Mỗi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì?
- Vậy ở lớp mình bạn nào đã thực hiện vệ sinh cá nhân giống như cô và chúng mình vừa kể ra chưa nào?
- Vậy chúng mình khi vệ sinh cá nhân có biết sử dụng tiết kiệm năng lượng không?
Gd: Khi chúng mk vào nhà vệ sinh để đánh răng rửa mặt thì chúng mình phải biết tiết kiệm nước, k xả nước ra quá nhiều, k bôi kem đánh răng ra khắp nơi. Và khi chúng mình ra ngoài chúng mình phải tắt điện nữa nhé.
* Thực hành“ vệ sinh cá nhân và môi trường. Biết sử dụng tiết kiệm năng lượng trong
sinh hoạt hàng ngày”
- Cô giới thiệu khăn mặt, cốc, thuốc, bàn chải
đánh răng, hướng dẫn và cho trẻ thực hiện
+ Các con đã quan sát những hình ảnh các bạn tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ rùi. Bây giờ các bạn sẽ cùng thực hiện xem bạn nào nhanh nhẹ và sạch sẽ nhất nhé.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát gợi ý.
- Tuyên dương trẻ.
*Bé chuẩn bị đến lớp
- Đồ dùng được sắp xếp trên kệ.
- Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng bỏ vào cặp của mình ( Xếp một bộ quần áo, Hộp sữa) Soi gương, chải
tóc và đội mũ để đến lớp.
3: Kết thúc
- Cô cho cả lớp hát bài Cất đồ chơi
- Đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chải tóc, chuẩn bị cặp
mang đến lớp
- Trẻ lắng nghe
- Bạn Lợn con
- Bạn Lợn ở bẩn, lười tắm
- Chơi cùng bạn Lợn
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ạ!
- Vệ sinh cá nhân
- Đánh răng rửa mặt
- 3-4 trẻ kể
- có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực vệ
Sinh cá nhân
- Trẻ lấy đồ dùng cho vào cặp
- Trẻ hát và đi ra ngoài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KNS tuan 6.8.10.docx