I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết dùng phấn để vẽ các phương tiện giao thông theo ý thích ở trên sân. Biết chơi trò chơi “Đèn tín hiệu”.
- Rèn kỹ năng tưởng tượng, khéo léo của đôi tay khi vẽ hình
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, tuân thủ luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng.
- Phấn đủ cho trẻ và cô.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, 3 đèn tín hiệu giao thông: xanh, đỏ, vàng.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 56890 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Kỹ năng sống - Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng xếp hàng và chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về gì?
- Các loại phương tiện giao thông đi các đường như thế nào?
- Khi tham gia giao thông các cháu phải đi như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ.
* HĐ2:Phát triển bài
Làm quen trò chơi “Tín hiệu”
- Cô giới thiệu cách chơi: Cho trẻ đi vòng tròn, cầm vòng làm vô lăng ô tô, vừa đi vừa hát bài “Em tập lái ô tô”
Khi nghe cô nói “đèn xanh, đèn xanh”
“Đèn vàng, đèn vàng”
“Đèn đỏ, đèn đỏ”
- Luật chơi “Xe nào vi phạm luật sẽ bị phạt “Hát một bài”
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát, nhận xét trẻ chơi
HĐ3: Kết thúc:
Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường Phố”
- Trẻ đọc bài cô dạy con
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lắng nghe.
- Trẻ trả lắng nghe.
- Trẻ nói “Đi nhanh, đi nhanh”
- Trẻ nói “Đi chậm, đi chậm”
- Trẻ nói “Dừng lại”
- Trẻ chơi 5-6 lần cùng cô
- Hát và ra chơi
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
***************************************
Thứ ba, ngày 10 tháng 04 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Đề tài: - VĐCB: Trèo lên xuống 5 gióng thang
- TCVĐ: Kéo co
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ nắm được cách trèo lên, xuống thang phối hợp chân nọ, tay kia.
- Trẻ biết trèo lên, xuống thang đúng kỹ thuật. Rèn luyện và phát triển cơ chân, sự dẻo dai khéo léo.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi trèo lên xuống thang. Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện.
II.Chuẩn bị
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết, sân tập sạch sẽ bằng phẳng
- Thang leo dài 2,4 m, cao 1,2m; dây kéo co.
- Nhạc lời bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Em đi qua ngã tư đường phố” và các bài hát trong chủ điểm.
III.Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô xin chào tất cả các con đến với chương trình « Bé yêu thể thao »
- Cô giới thiệu thành phần tham dự : Cô giáo, 2 đội xanh, đỏ lớp MG 4 tuổi 1...
- Chương trình ngày hôm nay gồm 3 phần :
+ Khởi động
+ Đồng diễn
+ Ai khỏe nhất
Chương trình xin phép được bắt đầu
HĐ2: Phát triển bài
* Phần 1: Khởi động:
- Bây giờ cô và các con sẽ dùng những chiếc vòng và cùng làm các bác lái tàu tài ba nhé.
(Tập theo lời bài « Đoàn tàu nhỏ xíu »
- Về đội hình 2 hàng ngang
* Trọng động :
- Phần 2: Đồng diễn (Bài tập phát triển chung) :
Tập kết hợp với lời bài hát « Em đi qua ngã tư đường phố » cùng với vòng
+ Tay: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao (4 lần x 4 nhịp)
+ Chân: Đứng nhún chân khụy gối (4 lần x 4 nhịp)
+ Bụng: Nghiêng người sang bên ( 2 lần x 4 nhịp)
+ Bật tiến, bật lùi ( 2 lần x 4 nhịp)
* Bài vận động cơ bản:
Phần 3: “Ai khỏe nhất”
+ Trò chơi: “Trèo lên xuống 5 gióng thang”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại
- Cô thực hiện lần 1
- Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp giải thích
Tư thế chuẩn bị: Đứng trước thang
Khi có hiệu lệnh 2 tay bám vào gióng thang thứ 3, đặt chân phải lên gióng thang đầu tiên và trèo lên, tiếp tục đặt chân trái lên gióng thang tiếp trên và tay phải bám lên gióng thang tiếp theo. Cứ như vậy trèo phối hợp chân nọ tay kia. Khi đến gióng thang trên cùng 2 tay bám vào gióng thang trên xoay người đưa lần lượt từng chân sang, chân phải bước xuống thì dịch tay trái xuống dưới, chân trái bước xuống thì dịch tay phải xuống. Cứ như vậy trèo xuống lần lượt chân nọ tay kia đến gióng thang cuối cùng.
Cho trẻ khá thực hiện mẫu.
- Cho lần lượt 2 trẻ thực hiện
- Cô sửa sai cho trẻ yếu.
- Cho trẻ thực hiện lần 2 với hình thức thi đua giữa trẻ 2 tổ với nhau
Cô bật nhạc trong thời gian trẻ thi, động viên khuyến khích trẻ và kiểm tra kết qua sau khi thi.
- Cô quan sát, sửa sai và động viên trẻ.
* Trò chơi VĐ “Kéo co”
- Cô giới thiệu luật chơi – cách chơi
- Cô tổ chức cho cả lớp cùng chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên trẻ
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
HĐ 3: Kết thúc
Tổng kết chương trình “Bé yêu thể thao”, trao quà
- Cho trẻ đọc thơ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Chúng con chào cô ạ
- Trẻ hát, đi và chạy cỏc kiểu chõn theo đội hình vòng tròn và đi theo hiệu lệnh của cô.
- Chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 4 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 4 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát cô thực hiện mẫu.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe
- 2 trẻ khá lên thực hiện mẫu
- Lần lượt 2 trẻ thực hiện cho đến hết.
- Trẻ yếu thực hiện lại
- Thi đua giữa các trẻ 2 tổ với nhau
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Nhận quà
- Trẻ đọc thơ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát đường giao thông phía trước cổng trường
- TCVĐ: ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được quan sát đường giao thông phía trước cổng trường, con đường mà hàng ngày trẻ vẫn đi học. Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau.
- Rèn kĩ năng quan sát, biết cách đi đường đúng luật.
- Giáo dục trẻ không được chơi dưới lòng đường, đi ra đường phải có người lớ dẫn
II. Chuẩn bị:
- Trang phục của cô và trẻ gọn gang, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài.
Cho trẻ hát “ Khúc hát dạo chơi” đi dạo quanh sân trường, đi ra phía ngoài cổng trường. Trò chuyện với trẻ về thời tiết, quang cảnh
HĐ 2: Phát triể bài.
* Quan sát đường giao thông phía trước cổng trường.
- Các con cho cô biết phía trước cổng trường mình có gì?
- Nhà con đi về phía đằng nào?
- Hàng ngày ai đưa con đi học và đi bằng PTGT nào?
- Khi đi trên đường này con thấy có những PTGT nào?
- Đây là đường gì?
- Khi đi trên đường các con phải thực hiện luật giao thông như thế nào?
- Cô giáo dục không được chơi dưới lòng đường, đi ra đường phải có người lớ dẫn
*) TCVĐ “Thuyền về bến”
+ Luật chơi: Tìm bến có màu giống thuyền của mình.Thuyền phải vào đúng bến khi có hiệu lệnh.
+ Cách chơi: Mỗi bé cầm một chiếc thuyền để ra khơi đánh cá, nghĩa là các bé đi dạo trong sân chơi. Các bé làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng.Khi nghe hiệu lệnh : “Trời sắp có bão to” thì các bé nhanh chóng đem thuyền về bến.Thuyền nào có màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Ai tìm về bến khác màu là thua cuộc”
- Trẻ chơi, cô động viên trẻ chơi nhẹ nhàng.
- Cô nhận xét trẻ chơi
*) CTD: Chơi theo ý thích.
- Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ
- Chơi với đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Trẻ chơi cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn
HĐ 3: Kết thúc.
- Cho trẻ đi vệ sinh, vào lớp
Trẻ hát
Trò chuyện cùng cô
- Trả lời theo hiểu biết
- Đường bộ, đường giao thông
- Trẻ trả lời: 2-3 trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Đội mũ bảo hiểm, đi phía tay phải, có người lớn dẫn
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe cô nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi 4-5 lần
- Chơi tự do trên sân
- Trẻ đi vệ sinh, vào lớp
HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH
LQKM: Âm nhạc
Đề tài: Dạy hát "Bạn ơi có biết"
*HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề giao thông
Dẫn dắt vào bài hát
*HĐ2: Phát triển bài
- Cô hát mẫu lần 1 giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc, giảng nội dung
- Cô hát lần 3
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ hát theo các hình thức
- Lớp 2 lần
- Tổ 3 lần
- Nhóm 3- 4 lần
- Cá nhân 5 - 7 trẻ
* KT: Cô cùng trẻ hát ra chơi
- Nêu gương cắm cờ
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
***************************************
Thứ tư, ngày 11 tháng 04 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Nhận biết số nhà, biển số xe và ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hàng ngày .
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ Nhận biết số nhà, biển số xe, số điện thoại của bố, mẹ, số điện thoại khẩn cấp và ý nghĩa của các con số đó trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích, phát âm rõ ràng, mạch lạc về các con số.
- Giáo dục trẻ biết thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Biển số xe máy, khung giấy có số nhà, số điện thoại của cô giáo, số 113, 114, 115, hộp bánh kẹo có số ngày sản xuất và ngày hạn sử dụng.
- Cô dặn trẻ về nhà hỏi số điện thoại của bố mẹ.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: ổn định.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ước mơ của Tí,
- Cháu vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Ước mơ của Tí lớn lên làm gì?
- Chú cảnh sát giúp chúng ta những công việc gì?
- Khi đi trên xe hay đi bộ các cháu phải chấp hành giao thông như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ đi đúng luật an toàn giao thông.
- HĐ2: Phát triển bài.
* Nhận biết số nhà, biển số xe và ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hàng ngày .
* Ôn số lượng 5:
- Cô cho trẻ đi tham quan bến xe cố khu để xe tải, xe ô tô con, xe khách,
- Cô trò chuyện về các loại xe và cho trẻ đếm.
* Nhận biết số nhà, biển số xe và ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hàng ngày.
- Cô cho trẻ quan sát biển số xe của cô và cho trẻ nhận biết, đọc các số trên đó.
- Cô hỏi vì sao xe máy lại có những con số đó.
- Cô tổ chức cho trẻ đi thăm nhà bạn búp bê, đến nhà bạn có số nhà 12.
- Cô cho trẻ nhận biết số nhà bạn búp bê và đọc số 12.
- Cô hỏi trẻ tại sao lại có số nhà?
- Cô cho nhiều trẻ đọc số nhà.
- Cô đọc và viết lên bảng số điện thoại của cô ( 01234. 344. 445).
- Cô hỏi trẻ số điện thoại dùng để làm gì?
+ Mở rộng: Cô giới thiệu thêm số 113 là số gọi khẩn cấp cảnh sát cơ động.
- Số 114 là số gọi khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy.
- Số 115 là số gọi khẩn cấp đến trung tâm y tế.
- Số trên bao bì ngày sản xuất, hạn sử dụng.
* Ôn luyện: - Cô phát cho mỗi trẻ một tờ giấy cho trẻ viết số trẻ đã nhớ hoặc số điện thoại của bố mẹ trẻ.
* Trò chơi:
- Thi tổ nào nhanh:( Cô chia trẻ 2 tổ mỗi tổ 1 bảng trong thời gian nhất định trẻ trong tổ viết được các số trẻ đã học, viết song trẻ từng tổ nói được ý nghĩa của số trẻ đã viết)
- Luật chơi: Số chưa đủ hay nhầm số không được tính.
- Cô cho trẻ chơi:
- Cô cho trẻ nhận xét 2 tổ, cô khái quát lại.
HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát “ Qua ngã tư đường phố »
- Trẻ đọc thơ và t/c cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
- Trẻ đi thăm quan bến xe.
- Trẻ nhận biết các loại xe và đếm 1-> 5( Tất cả có 5 ô tô con).
- 1 ->5( Tất cả có 5 ô tô chở khách).
- 1 ->5( Tất cả có 5 ô tô tải).
- Trẻ nhận biết đó là biển số của xe máy.
- Trẻ đọc các số trên đó( Nhiều trẻ đọc)
- Trẻ : Vì biển số đó là số đăng kí của mỗi xe.
- Trẻ quan sát cô thực hiện mẫu.
- Trẻ nhận biết số nhà bạn búp bê, đọc số
- Trẻ: Số nhà giúp cho người tìm đến nhà đó dễ dàng hơn.
- Trẻ đọc số nhà.
- Trẻ quan sát và đọc số điện thoại của cô.
- Số điện thoại dùng để liên lạc.
- Trẻ nhận biết và đọc các số cần thiết cô cung cấp.
- Nhận biết ý nghĩa của các con số đó.
- Trẻ viết số theo ý thích và biết được ý nghĩa của các con số đó.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát và thu dọn đồ dùng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Vẽ PTGT bằng phân trên sân theo ý thích.
- TCVĐ : “ Đèn tín hiệu”
- Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết dùng phấn để vẽ các phương tiện giao thông theo ý thích ở trên sân. Biết chơi trò chơi “Đèn tín hiệu”.
- Rèn kỹ năng tưởng tượng, khéo léo của đôi tay khi vẽ hình
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, tuân thủ luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng.
- Phấn đủ cho trẻ và cô.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, 3 đèn tín hiệu giao thông: xanh, đỏ, vàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1 Gây hứng thú:
Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
* HĐCCĐ “vẽ một số PTGT theo ý thích trên sân”
- Cô trò chuyện với trẻ về các PTGT mà trẻ biết, đặc điểm của chúng?
- Ý định của cháu muốn vẽ PTGT nào? Vẽ như thế nào?
- Cô hỏi trẻ cách cầm phấn vẽ.
- Cho trẻ vẽ theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý, động viên và hướng dẫn trẻ
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
* Trò chơi vận động: “Đèn tín hiệu”
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”. Khi thấy cô giơ đèn tín hiệu lên thì trẻ phải đi theo tín hiệu của đèn. Đèn xanh – đi nhanh, đèn vàng – đi chậm, đèn đỏ - dừng lại.
- Luật chơi: Ai đi sai sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 5-6 lần.
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ tuân thủ đúng luật lệ khi tham gia giao thông
* Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân.
- Cô bao quát trẻ chơi.
HĐ 3: Kết thúc
Cô và trẻ hát bài “Đường em đi”
- Trò chuyện cùng cô
- 4-5 trẻ
- Trẻ nói ý định của mình.
- Trẻ vẽ theo ý thích của mình.
- Trẻ nhận xét và thu dọn đồ chơi
Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi 5 đến 6 lần
Chơi tự do trên sân
- Hát và đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH
Ôn một số câu đố về 1 số PTGT đường bộ.
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ hiểu và trả lời đúng các câu đố,biết chơi trò chơi.
- Phát triển ghi nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.Chơi tc đúng luật.
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị;
- Xắc xô bóng nhựa
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: giới thiệu bài
Cô cùng trẻ hát bài: Đường em đi
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Khi đi trên dường các con đi bên tay nào của mình?
- Các con có được đi trái đường không?
- Cô KQ: Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đi bên phải đường không được đi bên trái nguy hiểm và vi phạm luật an toàn giao thông.
HĐ 2: Phát triển bài
* Ôn một số câu đố về 1 số loại ptgt đường bộ
Cô đọc lần lượt từng câu đố và cho trẻ đoán:
Xe gì 2 bánh Tôi thời 4 bánh
Đạp chạy bon bon Chạy khắp mọi nơi
Chuông kêu kính coong Bạn nào cần tôi
Đứng yên thì đổ? Gọi ngay là có
( Xe đạp) (xe tắc xi)
Người chạy chẳng nhanh bằng tôi
Nhưng đứng không chống thì tôi ngã kềnh
Trước sau 2 bánh rành rành
Mỗi khi máy nổ, chạy nhanh cõng người
Là xe gì ?-xe máy
Mình tôi dài rộng Lù lù như khối sắt
Có nhiều chỗ ngồi Đi lại chậm rì rì
Muốn đi cùng tôi Đoạn đường nào tôi đi
Phải vào đúng bến Đất đá san bằng hết
Là xe gì ?- xe buýt Là xe gì ? – xe lu
Cô lần lượt đọc câu đố và cho trẻ đoán
Cô khái quát lại : giáo dục trẻ khi đi trên các PTGT phải chấp hành đúng luật giao thông.
*) Trò chơi: Tàu hoả
- Cô hướng dẫn cách chơi : trẻ đứng thành 1 hàng, trẻ đứng đầu hàng làm đầu tàu, các trẻ sau làm toa tàu và hát bài « một đoàn tàu ». trẻ giả làm tiếng còi tàu hú và tàu bắt đầu rời bánh. Lúc đầu tàu chạy chậm sau tăng tốc độ và chạy nhanh. Khi tàu chạy phát ra tiếng kêu « xình, xịch... », còi tàu kêu « tu, tu... » để báo hiệu. Khi nghe cô nói « tàu chuẩn bị vào ga » tàu chạy chậm dần rồi từ từ dừng hẳn. Khi tàu dừng lại sẽ phát ra tiếng kêu « xì, xì... ». trẻ tản ra. Khi nghe tiếng còi tàu báo hiệu, trẻ đứng lại vào hàng và đoàn tàu lại tiếp tục chuyển bánh.
- Cô cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
HĐ 3: Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ: Xe chữa cháy-> Ra ngoài
- Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Bên tay phải
- Không ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc câu đố và trả lời.
trẻ thi đua giải đố
- trẻ thi đua giải đố
- trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi
-Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đọc thơ và ra ngoài
Nêu gương cắm cờ
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
***************************************
Thứ năm, ngày 12 tháng 04 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
Đề tài: Nặn bánh ô tô
I /MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết cách nhồi đất, vo tròn, ấn bẹp thì thành vòng tròn bánh xe ô tô.
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay. Trẻ biết dùng bánh xe nặn được gắn vào xe bằng giấy rôki cô để sẵn trên bàn.
- Trẻ ngồi ngay ngắn khi nặn, giữ gìn và ngắm sản phẩm đẹp tạo ra.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh mẫu.
- Giấy thủ công, keo dán, khăn lau tay cho từng trẻ.
- Xe ô tô đồ chơi, xe ô tô không bánh xe bằng giấy rôki.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú
- Cho tham quan phòng tranh các loại xe. (xem xe góc thư viện)
- Cô cùng trẻ trò chuyện về xe ô tô.
- Cô tạo tình huống:
+ Thỏ mời đến nhà chơi, tham quan phòng triển lãm xe của bạn Thỏ.
+ Các bạn thấy xe bạn Thỏ như thế nào?
- À! không có bánh xe phải không?
- Vậy lớp mình cùng giúp bạn tìm bánh xe cho xe bạn nhé.
* HĐ 2: Phát triển bài:
- Để có được bánh xe cho thỏ, bây giờ các con xem cô sẽ làm như thê nào nha.
- Đây là gì nào?
- Đất nặn có rất nhiều màu sắc, nếu muốn có được bánh xe giống thì các con phải chọn màu gì làm bánh xe.?
- Bây giờ các con chú ý xem cô nặn cái bánh xe nào.
+ Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu cho trẻ xem: chia đất, nhào đất, lăn tròn, ấn bẹp – gắn bánh vô xe.
- Cô mời 1 bạn lên cùng làm với cô nặn bánh xe.
+ Trò Chơi“10 ngón tay nhút nhích”
+ Trẻ thực hiện:
- Các bạn cùng nhau nặn bánh xe giúp bạn Thỏ nha - Cô cho trẻ về bàn ngồi nặn
- Trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn thêm cho trẻ. – Mở nhạc nhỏ các bài hát trong chủ đề.
* HĐ 3: Kết thúc
- Cô cho trẻ đặt sản phẩm lên bàn, sau đó trẻ quan sát sản phẩm của bạn của bạn của mình.
- Cô cho trẻ tự nhận xét.
- Chúng mình cùng xem bánh xe bạn nào nặn đẹp nhất.
-Cô nhận xét động viên, tuyên dương trẻ.
* Giáo dục: Trẻ biết quý trọng sản phẩm mình làm ra, không nghịch, biết giữ gìn đồ chơi, không đạp, phá đồ chơi trong lớp
-Hát bài “Em tập lái ô tô”
- Vừa đi vừa hát bài “Em lái ô tô”
- Trẻ quan sát và trả lời
- Đất nặn
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Chơi Trò chơi cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn
- Trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Lắng nghe
- lắng nghe
- Hát và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Gấp máy bay bằng giấy
- TCVĐ : Đèn tín hiệu.
- Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ gấp được máy bay giấy theo hướng dẫn của cô. Biết chơi trò chơi “Đèn tín hiệu”.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay khi gấp hình
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, yêu thích sản phẩm do mình tạo ra.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Giấy A4 cho trẻ và cô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có chủ đích “Gấp máy bay”.
- Cô trò chuyện với trẻ về các PTGT mà trẻ biết, đặc điểm của chúng?
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp máy bay
- Cô vừa hướng dẫn, bao quát, gợi ý, động viên trẻ
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
* Trò chơi vận động: “Đèn tín hiệu”
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”. Khi thấy cô giơ đèn tín hiệu lên thì trẻ phải đi theo tín hiệu của đèn. Đèn xanh – đi nhanh, đèn vàng – đi chậm, đèn đỏ - dừng lại.
- Luật chơi: Ai đi sai sẽ bị phạt.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 5-6 lần.
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ tuân thủ đúng luật lệ khi tham gia giao thông
* Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân.
- Cô bao quát trẻ chơi.
HĐ 3: Kết thúc
Cô và trẻ hát bài “Anh phi công ơi”
- Trò chuyện cùng cô
- 2-3 trẻ
- Trẻ quan sát và gấp cùng cô.
- Trẻ nhận xét và thu dọn đồ chơi
Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi 5 đến 6 lần
Chơi tự do trên sân
- Hát và đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH
Thực hiện trong vở Toán
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn nhóm có số lượng 5 và số 5 và tô màu theo đúng yêu cầu của cô giáo.
- Rèn kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế, tô màu các hình
- Hứng thú làm quen với hoạt động tô, viết.
II. Chuẩn bị
- Bàn ghế đúng quy cách
- Vở, bút màu, bút chì đủ cho trẻ
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố’’ và trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề
- Cô giới thiệu nội dung bài dạy
HĐ2. Phát triển bài
- Cô hướng dẫn trẻ mở vở ‘’Bé làm quen với Toán qua hình vẽ’’.
- Cô đọc yêu cầu của bài cần thực hiện: Đếm số đèn trên cột đèn hiệu giao thông. Tô màu ô vuông có số chấm tròn phù hợp với số đèn trên cột đèn hiệu giao thông. Tô màu các đèn trên cột đèn hiệu giao thông.
- Cho trẻ đếm số đèn trên cột đèn hiệu giao thông
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
- Cho trẻ thực hiện tô màu ô vuông có số chấm tròn phù hợp với số đèn trên cột đèn hiệu giao thông.
- Sau đó cho trẻ tô màu các đèn trên cột đèn hiệu giao thông.
+ Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
HĐ3. Kết thúc
- Cô nhận xét và khuyến khích, tuyên dương trẻ thực hiện tốt hơn ở lần sau
- Cho trẻ cất vở đồ dùng vào đúng nơi quy định
- Chuyển hoạt động nêu gương, cắm cờ
- Lớp hát và trò chuyện cùng cô
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ mở vở theo yêu cầu của cô
- Chú ý lắng nghe
- Cả lớp đếm cùng cô
- Chú ý quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tô màu
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện và chuyển hoạt động
Nêu gương cắm cờ
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
***************************************
Thứ sáu, ngày 13 háng 04 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Đề tài: Kể cho trẻ nghe truyện ''Qua đường''
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên truyện, biết nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong truyện.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời tốt một số câu hỏi của cô.
- Trẻ biết khi qua đường phải quan sát không có xe mới được qua.
II. Chuẩn bị
- Tranh có nội dung câu chuyện.
- 6 vòng thể dục; 3 xắc xô.
- 1 số đồ dùng các nghề.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
+ Vừa rồi các con hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói đến điều gì?
+ Gặp đèn đỏ thì các con phải như thế nào?
+ Thế khi thấy đèn xanh thì sao?
+ Khi qua đường các con nhớ phải đi như thế nào?
- Có một câu chuyện kể về hai chị em thỏ khi qua đường chẳng chịu nhìn các tín hiệu đèn màu, không biết điều gì sẽ xảy ra với hai chị em thỏ đây? Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện đó.
HĐ2. Phát triển bài
Truyện “ Qua đường”
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần, truyện “Qua đường”.
- Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
- Cô trích dẫn theo tranh, giảng từ “Chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả.
- Cho trẻ đọc từ dưới các hình thức.
- Trẻ vận động bài “Em tập lái ô tô” 2 lần
- Đàm thoại: Qua trò chơi “Ai nhanh tay hơn”. Trẻ thi xem ai nhanh gõ xắc xô trả lời câu hỏi của cô’
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì không nghe lời mẹ nên hai chị em nhà thỏ đã như thế nào?
+ Thế Bác Gấu và chú Thỏ Xám đã căn dặn với hai chị em thỏ điều gì?
+ Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?
+ Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?
=> Giáo dục trẻ: Khi các con đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi, và các con phải nhớ nhìn các biển tín hiệu đèn màu trước khi qua. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi.
- Cô cho trẻ tập kể chuyện cùng cô.
- Cô động viên trẻ kể, bổ sung phần còn thiếu.
*Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- Cô nêu cách chơi: Chia 2 đội thi đua bật liên tục vào vòng lên dán những bức tranh theo trình tự câu chuyện.
- Trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ.
HĐ3. Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ “ Chú cảnh sát giao thông”
- Trẻ hát 1 lần theo nhạc
- 2 trẻ: Em đi qua ngã tư đường phố.
- Em bé qua đường
- Gặp đèn đỏ thì dừng lại ( 2 trẻ)
- Đèn xanh đi tiếp
- Trả lời theo hiểu biết
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể lần 2.
- Trẻ nghe cô trích dẫn theo tranh, giảng từ “Chạy ào” và hiểu nghĩa của từ.
- Trẻ đọc từ “Chạy ào'' dưới các hình thức: Cả lớp, tổ 1 lần, cá nhân 2 trẻ.
- Cả lớp vận động bài hát “Em tập lái ô tô” 2 lần.
- Đại diện từng tổ lấy xắc xô
- 3 tổ lắng nghe cô đọc câu hỏi, lắc xắc xô nhanh giành quyền trả lời.
- Câu chuyện “Qua đường” 2 trẻ.
- 2 trẻ: Thỏ trắng, thỏ nâu, mẹ thỏ, gấu, chú thỏ xám
- 2 trẻ : Gần bị xe đâm
- “Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường nghe chưa nào”
- 2 trẻ: Đi với người lớn
- Đèn xanh đi, đèn đỏ dừng lại
- Trẻ nghe cô giáo dục.
- Trẻ tập kể chuyện cùng cô dưới các hình thức
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi và biết chơi.
- Trẻ chơi hứng thú.
- Trẻ đọc thơ 1 lần đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát cái xe máy.
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 29.doc