Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: môi trường xung quanh - Đề tài: Bé tìm hiểu về nước

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được mục đích đo là để biểu diễn dung tích của một vật qua vật được chọn làm đơn vị đo.

- Trẻ biểu diễn kết quả đo

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, đếm

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

- Phát triển ngôn ngữ khi biểu diễn kết quả đo

3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ hứng thú với tiết học

- Rèn cho trẻ tính cẩn thận

- Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 14226 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: môi trường xung quanh - Đề tài: Bé tìm hiểu về nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Thực hiện sáng từ ngày 30/4 đến ngày 04 tháng 5 năm 2018 CHỦ ĐỀ LỚN: NƯỚC VÀ MÙA HÈ CHỦ ĐỀ NHỎ: VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC Thứ 2-3, ngày 30/4, ngày 1/5 /2018 nghỉ lễ Thứ tư, ngày 02 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG: MTXQ Đề tài: Bé tìm hiểu về nước. I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm, các tính chất của nước. Trẻ biết lợi ích của nước. Trẻ biết trả lời đúng các câu hỏi của cô theo cấu trúc câu. - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích, khả năng phán đoán của trẻ. - Trẻ có ý thức học tập, kỷ luật trong giờ học.Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch, biết dùng tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Hình ảnh 1 số nguồn nước trên máy tính: nước giếng, nước ao, hồ, sông, suối, biển - 2 chậu cây: 1 chậu tươi, 1 chậu héo - 1 bình cá -Truyện: Cuộc phiêu lưu của những giọt nước - Đĩa nhạc bài: Cho tôi đi làm mưa với - một số hình ảnh về nước III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt đông của trẻ HĐ1 : Giới thiệu bài Chị mây trắng xin chào tất cả các em. Chị tặng các em 1 món quà( Mở đĩa chuyện : Cuộc phiêu lưu của những giọt nước) - Các con vừa được nghe chuyện gì ? - Đố các con biết giọt nước đến từ đâu ? - Cô khái quát lại : nước đến từ biển cả, được đi khắp mọi nơi và mang đến lợi ích cho con người, cây cối, động thực vật. Cô giới thiệu câu chuyện về các nguồn nước. HĐ 2: Phát triển bài * Cho trẻ quan sát hình ảnh nước biển: - Đây là nước gì ? - Nước biển có màu gì ? - Vào mùa hè các Con có được bố mẹ cho đi tắm biển không ? - Khi nước biển vào miệng thấy có vị gì ? - Dưới biển có con gì sống ? -> Ở dưới biển là nơi sinh sống của rất nhiều loại cá, cua, rong rêu. Để biển luôn sạch thì chúng mình không nên vứt rác thải bừa bãi xuống biển. * Cho trẻ xem hình ảnh nước ao hồ: - Hỏi trẻ hình ảnh gì đây? - Nước ao hồ có màu gì? - Đố trẻ 1 câu đố: Nghe vẻ nghe ve Nghe vè chị đố Chị đố con gì Có vảy có vây Không sống trên bờ Mà bơi dưói nước (con cá) - con cá sống ở đâu? - cá bơi như thế nào?(cho trẻ làm động tác cá bơi) - Cho trẻ quan sát bình cá: cá đang làm gì? nếu không có nước cá có bơi được không? - các con vật ở dưới nước rất cần có nước để sống, còn những con vật khác thì sao? Chúng cần nước để làm gì? -> Nước có rất nhiều ích lợi đối với các con vật. Ngoài nước biển, ao hồ còn có nước mưa nữa đấy * Cho trẻ quan sát tranh nước mưa - Đây là nước gì? - Nước mưa từ đâu mà có? - Nước mưa có ích lợi như thế nào? -> Nước mưa có rất nhiều ích lợi đấy, đối với con người, cây cối , động thực vật. Để tìm hiểu xem có ích lợi như thế nào chúng mình cùng quan sát những hình ảnh sau nhé. * Trò chơi: Ghép tranh - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm thi ghép các mảnh ghép lại với nhau tạo thành bức tranh hoàn chỉnh giống với tranh mẫu của cô - Trẻ chơi - Nhận xét trẻ chơi HĐ 3: Kết thúc Cả lớp hát: Mùa hè đến-> ra chơi - trẻ lắng nghe và quan sát câu chuyện - giọt nước tí xíu - trẻ đoán - trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Nước biển - Màu xanh - Có ạ - Vị mặn - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Nước ao - Màu xanh - Trẻ nghe - Trẻ đoán - Dưới nước - trẻ thực hiện - trẻ quan sát - không ạ - trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Nước mưa - Trẻ trả lời theo gợi ý - Trẻ lắng nghe và quan sát - Cả lớp lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Cả lớp hát-> ra chơi Hoạt động ngoài trời Đề tài: - HĐCĐ: Quan sát trời nắng - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết quan sát về thời tiết của mùa hè, thời tiết, cây cối, cảnh vật khi trời nắng, biết chơi trò chơi. - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học; Trẻ hứng thú chơi trò chơi. II. Chuẩn bị - Dây kéo co - Sân rộng, đồ chơi ngoài trời III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Mùa hè” đi ra sân dạo chơi từ 1, 2 vòng. - Quan sát cảnh quang quanh trường, trò chuyện về thời tiết trong ngày. HĐ 2. Phát triển bài *HĐCĐ “ Quan sát trời nắng’’ + Mùa hè có đặc điểm gì? + Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Bầu trời ra sao? + Mặt trời tia nắngMây, cảm giác của trẻ khi trời nắng + Tác dụng của trời nắng thế nào? + Tác hại của trời nắng ra sao? - Giáo dục trẻ biết sử dụng trời nắng và tránh nắng *TCVĐ “ Kéo co’’ - Cô nêu cách chơi, luật chơi: Mỗi đội cầm 1 bên dây giữa dây có buộc dây đỏ số. Cô chia trẻ làm 2 đội mối lượng trẻ mỗi bên bằng nhau khi có hiệu lênh 2 đội dùng sức kéo dây về phía mình nếu đội nào kéo dây về phía mình nhiều hơn đội đó chiến thắng. - Cô thực hiện cho trẻ chơi cô bao quát trẻ - Cho trẻ chơi 3-4 lần chơi *Chơi tự do - Cô chia trẻ chơi tự do ở các góc sân -> Cô bao quát trẻ - Nhận xét chung HĐ3. Kết thúc - Cô cho trẻ đọc thơ ‘’Nước’’ và vào lớp - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô - 3 - 4 trẻ trả lời câu hỏi của cô giáo. - Trẻ quan sát và trả lời theo ý hiểu của mình - Trẻ trả lời theo gợi ý của cô - Cả lớp lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi 3 - 4lần - Trẻ chơi tự nhiên, đoàn kết. - Trẻ đọc thơ và vào lớp *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động * Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ năm, ngày 03 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC Đề tài : Ném trúng đích thẳng đứng bằng một tay TCVĐ: Cướp cờ I-Mục đích- yêu cầu: - Trẻ xác định được hướng ném, biết nắm trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ. Phát triển thể lực, các cơ tay, cơ vai cho trẻ qua hoạt động. - Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thi đua, sự đoàn kết hợp tác trong khi hoạt động. Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh. II- CHUẨN BỊ: - Đích thẳng đứng xa 1m, cao 1m - Vạch chuẩn có khoảng cách với đích là 1m - 20 túi cát - 5 ống cờ mỗi ống cờ có 3 màu: Xanh, đỏ, vàng - Sân trường sạch sẽ, nhạc bài “Trời nắng trời mưa”, “ Cho tôi đi làm mưa với”. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Xin chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé khỏe bé ngoan” ngày hôm nay. Về dự chương trình ngày hôm nay là sự có mặt của 2 đội chơi: Đội mây đỏ, và đội mây xanh 1 tràng pháo tay cổ vũ cho cả 2 đội chơi. - Đến với chương trình 2 đội sẽ phải trải qua 3 phần thi: + Phần thi thứ nhất: Đồng diễn thể dục + Phần thi thứ hai: Trổ tài + Phần thi thứ ba: Chung sức - Và để bước vào các phần thi được tốt xin mời các đội bước vào các phần thi đạt kết quả tốt. Cô xin mời 2 đội cùng Khởi động. Cô mở băng. Hoạt động 2: Phát triển bài: * Khởi động. - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạc bài “ Trời nắng trời mưa”) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. * Trọng động Hôm nay các đội sẽ trổ tài bài tập vận động “ Ném trúng đích thẳng đứng” để thực hiện được bài tập được tốt cô xin mời các đội cùng với cô tập PTPTC nhé. + BTPTC: - ĐT Tay vai : Đưa 2 tay lên cao ra trước sang ngang - ĐT Chân: Hai tay đưa ra phía trứơc khuỵu gối. -ĐT Bụng : Nghiêng người sang bên . - ĐT bật: bật tiến về trước + Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”: - Trẻ điểm số tách hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau: - Cô thực hiện mẩu 1 lần không phân tích động tác - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước vạch chuẩn bị, đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng với phía với chân sau, tay cầm túi cát đưa ngang cao tầm mắt nhắm đích và ném vào đích. Sau khi thực hiện xong bài tập các con sẽ nhặt túi cát vào vạch chuẩn bị rồi đi về cuối hàng đứng. - Cô Mời 2 cháu lên thực hiện, ném 2 túi cát 1 lúc - Lần 1: Cho lần lượt cả lớp thực hiện với khoảng cách của đích là 1m . - Lần 2: Tiếp tục cho cả lớp thực hiện - Cô chú ý sửa sai kịp thời, động viên khen trẻ. * Củng cố: Các con vừa thực hiện bài tập gì? - Bạn nào giỏi lên thực hiện lại bài tập cho cô và các bạn cùng xem. - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Khen trẻ. *Trò chơi vận động “Cướp cờ”. Tiếp theo cô sẻ cho các con chơi một trò chơi các con có thích không? đó là trò chơi “ Cướp cờ” Cô nêu cách chơi, luật chơi của trò chơi: Mỗi bên 5 bạn đứng ở giữa là các ống cờ có các màu: Xanh, đỏ, vàng, khi có hiệu lệnh cướp cờ màu gì thì các bạn ở 2 đội sẽ chú ý nhanh chân lên cướp lá cờ màu đó về, đội nào cướp được nhiều cờ đội đó sẽ thắng cuộc. Các đội đã rõ cách chơi và luật chơi chưa? Cho trẻ chơi 2 lần. Sau mỗi lần chơi giáo viên kết hợp kiểm tra kết quả của 2 đội chơi. *Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu theo giai điệu bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”. -Trẻ vỗ tay - Trẻ trả lời - Trẻ tập các động tác khởi động cùng cô Trẻ tập cùng cô - Trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đối diện nhau - Có 2 vạch kẻ - (Thực hiện 3Lx8 N) - (Thực hiện 2lx 8N) - (Thực hiện 2 lx8N) - ( Thực hiện 2lx8N) x x x x x x 1m x x x x x x - Trẻ quan sát - mỗi lần 2 cháu thực hiện ném 2-3 túi cát 1 lúc - Mỗi lần 2 trẻ - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện các động tác hồi tỉnh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Tên đề tài: - HĐCĐ: Đọc câu đố về các mùa, hiện tượng tự nhiên - TCDG: Trồng nụ trồng hoa - Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết giải các câu đố về các mùa và các hiện tượng tự nhiên. - Rèn kỹ năng ghi nhớ và trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời các câu hỏi. - Trẻ có ý thức học. II. Chuẩn bị - Cô thuộc các câu đố về các mùa và các hiện tượng tự nhiên. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - cô cho trẻ hát bài “ Trời nắng trời mưa’’ và đi thành hàng ra sân - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”. - Cô nói: “Trời mưa”, “Mưa nhỏ”, “Mưa to” HĐ2. Phát triển bài *HĐCĐ “ Câu đố về các mùa, các HTTN’’ - Cô - Cô đọc câu đố 1: Mùa gì gió rét căm căm Đi học bé phải quàng khăn, đi giày? Cô - - Cô đọc câu đố 2: Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng? Cô - - Cô đọc câu đố 3: Mùa gì bé đón trăng rằm Rước đèn phá cỗ, chị Hằng cùng vui? Cô - - Cô đọc câu đố 4: Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi? - Câu đố về hiện tượng tự nhiên: Cô - + Cô đọc câu đố 1: Không có quả, chẳng có cây Thế mà có hạt rụng đầy nơi nơi Cỏ cây thấy rụng thì vui Loài vật thấy rụng tìm nơi ẩn mình? Cô - + Cô đọc câu đố 2: Cầu gì chỉ mọc sau mưa Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây? * TCDG “ Trồng nụ trồng hoa’’ - - Cô nêu cách chơi và luật chơi - - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét sau khi chơi *T * Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích - Cô chú ý bao quát trẻ HĐ3. Kết thúc - Cô cho trẻ hát “Trời nắng trời mưa” và vào lớp - Trẻ hát và đi thành hàng ra sân - Trẻ chơi cùng cô - Nói “ Che ô” và làm động tác che ô - Hô “Tí tách” chỉ tay sang 2 bên - Hô “Ào ào”, vỗ tay - Trẻ chú ý lắng nghe - Mùa đông (3 trẻ trả lời) - Mùa xuân (3 trẻ) - Mùa thu ( 2 trẻ) - Mùa hè ( 2 trẻ) - 2 trẻ trả lời: (hạt mưa) - 2 trẻ trả lời: (Cầu vồng) - Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ chơi tự do theo ý thích - Trẻ hát cùng cô 1 lần. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động * Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ sáu, ngày 04 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG: LQ VỚI TOÁN Đề tài: đo dung tích vật bằng một đơn vị đo I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được mục đích đo là để biểu diễn dung tích của một vật qua vật được chọn làm đơn vị đo. - Trẻ biểu diễn kết quả đo 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, đếm - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay - Phát triển ngôn ngữ khi biểu diễn kết quả đo 3. Giáo dục thái độ: - Trẻ hứng thú với tiết học - Rèn cho trẻ tính cẩn thận - Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước II- CHUẨN BỊ *Đồ dùng của cô: - 5 chai nhựa 500ml, 5 chiếc cốc, chậu đựng, nước, khăn lau, phễu * Đồ dùng của trẻ: - 5 chai nhựa 500ml, 3 chai to (2 lit), 5 cốc nhỏ, 5 phễu, 5 khăn, 5 chậu nhỏ, nước III - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HĐ 1: Giới thiệu bài - Chị Ong Vàng xin chào tất cả các bạn nhỏ yêu quý! - Chị rất vui vì được gặp các em trong chương trình “Một triệu câu hỏi vì sao” ngày hôm nay. - Các em ạ gần đây có rất nhiều bạn nhỏ gửi câu hỏi cho chị hỏi làm sao để đo được dung tích bằng một đợn vị đo đấy và ngày hôm nay chị sẽ giúp các em biết cách “Đo dung tích bằng một đơn vị đo” - Chị chia lớp thành 5 nhóm HĐ 2: Phát triển bài - Ôn đếm đến 5 - Trước khi đến đây chị đã bay ngang qua dòng sông, chị thấy dòng nước nơi đây rất xanh và trong mát nên chị đã mang một món quà từ con sông đó về cho các em, chúng mình xem chị có gì đây? - Trên bàn có bao nhiêu chai nhựa? (Cho trẻ đếm và cô gắn thẻ số 5 tương ứng) - Cho trẻ đọc số 5 - Những chai nhựa này dùng để làm gì? - Chị còn có gì đây? ( Giáo viên đặt 5 chiếc cốc lên bàn) - Trên bàn có bao nhiêu chiếc cốc? (Cho trẻ đếm và cô gắn thẻ số 5 tương ứng) - Cho trẻ đọc số 5 - Chúng mình dùng cốc để làm gì? - Chúng mình thử đoán xem chai nhựa này chứa được bao nhiêu cốc nước? - Để biết được trong chai nhựa chứa được bao nhiêu cốc nước các em hãy quan sát lên xem chị đo nhé! - Dạy trẻ đo dung tích bằng 1 đơn vị đo + Cô làm mẫu: - Bước 1: Chị đổ đầy chai nước - Bước 2: Tay trái chị cầm cốc, tay phải chị cầm chai nước. Chị đổ nước từ chai sang cốc sao cho đến vạch kẻ đỏ của miệng cốc nước ( đổ thật khéo và không làm trào nước ra ngoài) sau đó chị đổ nước ở cốc đi và đếm là “Một” - Bước 3: Chị tiếp tục đổ nước từ chai ra cốc sao cho vừa đầy đến vạch kẻ đỏ của miệng cốc nước, sau đó chị đổ nước ở cốc đi và đếm là “Hai”. Làm tương tự như vậy cho đến khi chai hết nước. - Bước 4: Khi đo xong chị diễn đạt kết quả đo “Chai nhựa chứa được 4 cốc nước” + Trẻ thực hiện: - Chị đã chia các e thành 5 nhóm nhỏ là nhóm: Mặt trời, giọt nước, mây trắng, mặt trăng, ngôi sao và bây giờ các bạn nhóm trưởng và các bạn trong nhóm hãy cùng nhau đo dung tích của nước trong chai nhựa bằng mấy lần cốc nước và diễn đạt kết quả đo nhé! - Cho các nhóm trẻ thực hiện. Giáo viên đến từng nhóm hướng dẫn trẻ - Cho từng nhóm diễn đạt kết quả đo - Giáo viên nhận xét cách đo và kết quả đo của trẻ - Trò chơi “Cùng chung sức” - Các em ạ chị Ong Vàng nghe tin các bạn nhỏ trong Miền Nam của chúng mình đang gặp hạn hán nguồn nước đang dần bị cạn kiệt và không có những nguồn nước sạch dể dùng. Bây giờ các em hãy cùng chị góp sức đong thật nhiều nước vào chai để chị mang nguồn nước sạch đến cho người dân ở Miền Nam qua trò chơi “Cùng chung sức” nhé! - Cách chơi: Chị chia lớp mình thành 3 đội, mỗi đội xếp thành 1 hàng. Khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn đứng đầu hàng sẽ bật qua vòng tròn và lên múc nước đổ vào chai rồi về cuối hàng đứng và bạn tiếp theo lên thực hiện lần lượt như vậy. Thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào đong được nhiều nước vào chai nhất sẽ là là đội thắng cuộc. - Luật chơi: Mỗi lượt chơi lên đong chỉ được đong 1 cốc nước - Tổ chức cho trẻ chơi - Hỏi tên trò chơi: Các em vừa chơi trò chơi gì? HĐ 3: Kết thúc * Giáo dục trẻ: - Đến với chương trình “Một triệu câu hỏi vì sao” ngày hôm nay chị đã giải đáp giúp chúng mình biết cách “Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo” và chị gửi lời cảm ơn đến chúng mình đã giúp chị qua trò chơi “Cùng chung sức” đong thật nhiều chai nước sạch giành tặng cho các bạn nhỏ trong Miền Nam đấy! - Giáo dục: Các em ạ nguồn nước rất đáng quý các em nhớ phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ những nguồn nước sạch nhé! * Tuyên dương: - Hôm nay, các bạn nhỏ tham gia chương trình “Một triệu câu hỏi vì sao” rất tích cực và giỏi, khen tất cả các em, chương trình đến đây là hết chị Ong vàng xin chào các em và hẹn gặp lại. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ ngồi 5 nhóm nhỏ - Có chai nhựa ạ - Trẻ đếm có 5 chai nhựa - Trẻ đọc - Dùng để đựng nước - Có cốc ạ - Trẻ đếm có 5 chiếc cốc - Trẻ đọc - Để uống nước ạ - Trẻ đoán - Vâng ạ - Quan sát và lắng nghe - Quan sát và lắng nghe - Quan sát và lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ thực hiện - Chai nhựa chứa được 4 cốc nước - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện chơi - Trò chơi “Cùng chung sức” - Trẻ lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ chơi - Lắng nghe - Trẻ chào chị ong vàng Hoạt động chung: Hoạt động ngoài trời Tên đề tài: - HĐCĐ: Vẽ ông mặt trời bằng phấn trên sân - TCDG: Chi chi chành chành - Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết vẽ ông mặt trời bằng phấn trên sân trường. Trẻ hiểu cách chơi trò chơi - Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau đoàn kết. II. Chuẩn bị - Phấn, giẻ lau tay. - Sân rộng, sạch sẽ. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cho trẻ hát bài ‘’Ông mặt trời’’ và đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? - Cô củng cố và giáo dục trẻ HĐ2. Phát triển bài * HĐCĐ: Vẽ ông mặt trời bằng phấn trên sân trường - Cô giới thiệu: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vẽ ông mặt trời bằng phấn trên sân chúng mình nhé. - Cô hỏi trẻ: + Con thấy ông mặt trời thế nào? + Vẽ như thế nào? - Cô cho trẻ vẽ ông mặt trời trên sân. -> Cô bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ vẽ và giúp trẻ thực hiện - Cô và trẻ nhận xét các bài vẽ. -> Cô động viên, khen trẻ. *TCDG: Chi chi chành chành - Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Cô động viên trẻ chơi nhẹ nhàng. *Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do trên sân, nhắc trẻ chơi cùng nhau, chơi đoàn kết. -> Cô bao quát trẻ, nhận xét. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ hát bài “ Nắng sớm’’ và vào lớp - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô - Bài hát: Ông mặt trời - Bài hát nói về Ông mặt trời - Trời nắng ấm, trong xanh - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trả lời theo ý hiểu - 4-5 trẻ nói - Trẻ thực hiện vẽ trên sân - Trẻ cùng cô nhận xét theo ý thích - Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi và luật chơi Trẻ chơi 3 – 4 lần - Chơi tự do trên sân - Trẻ hát và vào lớp Biểu diễn văn nghệ cuối tuần I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết biểu diễn một số bài hát, vận động, đọc thơ, kể chuyện một cách nhịp nhàng uyển chuyển, có phong cách biểu diễn một số bài có nội dung thuộc chủ đề nhỏ “Một số hiện tượng thời tiết và mùa” mà trẻ đã được biết, được học. - Rèn kỹ năng bạo dạn tự tin, hào hứng cho trẻ, khả năng biểu diễn cho trẻ. - Trẻ yêu thích biểu diễn văn nghệ. Giáo dục trẻ tự tin trước đông người. II. Chuẩn bị - Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống, thanh gõ. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô giới thiệu chương trình biểu diễn: Chương trình biểu diễn văn nghệ của các bé lớp mẫu giáo 4 tuổi – TDP Số 4. HĐ2. Phát triển bài - Biểu diễn văn nghệ - Mở đầu chương trình là bài hát “Nắng sớm” do tập thể lớp MG 4 tuổi biểu diễn. - Các bạn không chỉ hát mà còn vận động rất đẹp mắt. Chúng ta hãy cùng cổ vũ cho các bạn nhóm Con gái với phần thể hiện vận động bài “Trời nắng trời mưa”. - Và một tiết mục rất đặc biệt được bạn Minh Trang, Bích Ngọc, Tuấn Kiệt mang đến: Bài thơ “Mưa”, mời các bé cùng lắng nghe và thưởng thức. - Để góp vui chương trình văn nghệ, cô cùng 2 trẻ hát múa bài “Mưa rơi”. - Các bạn: Thúy Hồng, Mai Linh, Nhã Cầmsẽ mang đến cho chúng ta một tiết mục thật hay qua bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”. - Để tiếp theo chương trình văn nghệ cô hát bài “Em đi chơi thuyền”. - Theo yêu cầu của khán giả tập thể lớp MG 4 tuổi biểu diễn lại bài “Nắng sớm”. HĐ3. Kết thúc - Cô kết thúc chương trình biểu diễn, hứa hẹn buổi biểu diễn lần sau: Buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các bé trong chương trình tuần sau. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại! - Trẻ vỗ tay chào đón - Cả lớp hát 1 lần. - Trẻ nhóm Con gái thể hiện bài múa “Trời nắng trời mưa” - 3 Trẻ đọc thơ “Mưa” diễn cảm. - 2 trẻ lên hát múa cùng cô. - Nhóm các bạn lên hát. - Trẻ lắng nghe và đứng lên vận động hưởng ứng cùng cô. - Trẻ lên biểu diễn - Lắng nghe - Vẫy tay chào khán giả *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động * Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 32.doc
Tài liệu liên quan