Giáo án môn Đạo đức lớp 1 - Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1)

Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau .

- Cho Học sinh đọc câu tục ngữ :

 “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”

-Liên hệ thực tế:

+Em đã thường xuyên nói lời chào hỏi và tạm biệt chưa?

+Em nói trong trường hợp nào?

+Em thấy bạn bè không chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi khi gặp mặt, em sẽ làm gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 1 - Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD : Mai Thị Kim Thanh SVTH: Hồ Thị Nỡ KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐẠO ĐỨC LỚP 1 BÀI 13: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (T1) I.Mục tiêu: -Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. -Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể , quen thuộc hằng ngày. -Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và các em nhỏ. II.Đồ dùng dạy học: -Vở bài tập Đạo đức. -Slide III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: -GV: +Tiết học trước chúng ta đã học bài gì? +Khi nào cần nói cảm ơn? Khi nào cần nói xin lỗi? +Em đã nói lời cảm ơn, xin lỗi bao giờ chưa? -GV nhận xét, tuyên dương. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài : Để em thực sự trở thành người văn minh, lịch sự , biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, ngoài biết nói cảm ơn và xin lỗi, em cần phải biết nói chào hỏi và tạm biệt. Trong giờ học hôm nay, cô và lớp mình sẽ cùng tìm hiểu cách chào hỏi và tạm biệt trong từng trường hợp cụ thể qua bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt” a)Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” -HS đứng thành vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. Người điều khiển đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để HS đóng vai. +Hai người bạn gặp nhau. +Học sinh gặp thầy, cô giáo ngoài đường. +Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn ở nhà. c)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm cả lớp - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi : + Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ? + Khi chia tay với bạn em nói như thế nào ? + Em cảm thấy như thế nào khi : Được người khác chào hỏi . Em chào họ và được đáp lại . Em gặp một người bạn , em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại? * Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau . - Cho Học sinh đọc câu tục ngữ : “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” -Liên hệ thực tế: +Em đã thường xuyên nói lời chào hỏi và tạm biệt chưa? +Em nói trong trường hợp nào? +Em thấy bạn bè không chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi khi gặp mặt, em sẽ làm gì? 3.Củng cố, dặn dò: -GV: Các em nhớ thực hiện tốt như bài đã học : Biết chào hỏi khi gặp gỡ và nói lời tạm biệt khi chia tay. -Về nhà xem các bài tập còn lại. -Nhận xét giờ học, tuyên dương. -HS có thể trả lời: + Bài : “Cảm ơn và xin lỗi”. +HS: Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác, khi em có lỗi. +HS trả lời. +HS khác nhận xét. -HS trả lời: +Khác nhau.Chào hỏi trong các tình huống khác nhau ở cách xưng hô với người chào. Ví dụ: +Với bạn thì xưng cậu – tớ +Với ông, bà thì xưng cháu +Với bố, mẹ thì xưng con +Em nói “ Chào tạm biệt ” Em rất vui khi được người khác chào hỏi mình . Em rất vui . Rất buồn và em sẽ nghĩ ngợi lan man không biết mình có làm điều gì buồn lòng để bạn giận mình không? -HS chú ý lắng nghe. -HS đọc. -HS trả lời. +Em sẽ khuyên bạn nên lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 13 Chao hoi va tam biet_12319549.docx
Tài liệu liên quan