1. Tổ chức:
- Lên lớp: Lấy lớp học làm đơn vị giới thiệu.
- Kiểm tra đánh giá: Giáo viên nêu câu hỏi-Học sinh trả lời.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Thuyết trình, nêu vấn đề.
- Học sinh: Lắng nghe, tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi của giáo viên.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
----- & -----
GIAÙO AÙN
MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
KHỐI: 10
&
GIÁO SINH: VÕ VĂN PHONG
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
NĂM HỌC: 2018-2019
Ngày.tháng..năm
PHÊ DUYỆT
Phê duyệt giáo án
Bài:
Tiết theo ppct:
Của giáo viên:.....
Trường:...
Địa điểm phê duyệt:
Thời gian:
Địa điêm:
Nội dung phê duyệt:
Phần nội dung giáo án:
Phần thực hành giảng dạy:
Kết luân:
NGƯỜI PHÊ DUYỆT
(ký tên và tên)
Ngày soạn 17 /02 / 2019
GS: Võ Văn Phong
Tiết ppct: 24
BÀI 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức
- Hiểu được đặc điểm và tác hại của một số loại thiên tai.
2. Kĩ năng
- Biết cách phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với khả năng thực tế của từng đại phương.
- Xác định thái độ và trách nhiệm của thanh niên HS trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đời sống bình yên ở dân cư.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung:
THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH.
Các loại thiên tai chủ yếu ở nước ta.
Tác hại của thiên tai.
Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Trọng tâm:
Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
III/ THỜI GIAN:
Tổng thời gian: 45 phút.
Lên lớp: 30 phút.
Kiểm tra đánh giá: 5phút.
IV/ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Lấy lớp học làm đơn vị giới thiệu.
- Kiểm tra đánh giá: Giáo viên nêu câu hỏi-Học sinh trả lời.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Thuyết trình, nêu vấn đề.
- Học sinh: Lắng nghe, tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi của giáo viên.
V/ ĐỊA ĐIỂM:
Phòng học.
VI/ VẬT CHẤT:
1. Vật chất phục vụ dạy học: Giáo án.
2. Tài liệu căn cứ soạn giáo án:
Sách giáo khoa GDQP-AN 10, sách giáo viên.
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI (07 PHÚT)
1. Ổn đinh lớp, kiểm tra quân số
2. Phổ biến những qui định của lớp học:
- Học tập, kỷ luật, .
3. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn và một số biện pháp phòng tránh thông thường?
4. Phổ biến ý định bài giảng:
- Tên bài: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai.
- Quán triệt ý định giảng dạy:
Tiết 2: II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh
II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 35 PHÚT
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Mặc khác sông ngòi Việt Nam chằng chịt, vừa ngắn lại dốc. Vì vậy thiên tai luôn là mối đe dọa đời sống. Qua bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số loại thiên tai và cách phòng tránh thông thường nhằm giúp chúng ta khắc phục được tác hại do chúng gây ra.
Lên lớp
Nội dung – Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Đối với giáo
viên
Đối với học
sinh
II. THIÊN TAI, TÁC HẠI CỦA CHÚNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH.
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
Câu hỏi: Hãy nêu những loại thiên tai thường gặp ở Việt Nam ?
TL:
a. Bão
- Là loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm nhất Việt Nam. Bão thường kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt.
b. Lũ lụt
- Lũ là hiện tượng mực nước và dòng chảy trên các sông, suối vượt quá mức bình thường.
- Lụt là hiện tượng khi nước lũ dâng lên cao gây ngập nhà cửa, đồng ruộng.
c. Lũ quét, lũ bùn đá
- Là hiện tượng lũ xuất hiện nhanh ở các vùng núi với tốc độ dòng chảy cực lớn. Lũ quét tàn phá, huỷ diệt môi trường, môi sinh trên đường nó đi qua.
- Thường xảy ra ở các vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi
d. Ngập úng
- Do mưa lớn gây ra, ít tổn thất về người nhưng ảnh hưởng lớn lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
e. Hạn hán và sa mạc hóa
- Là sự thiếu nước nghiêm trọng trong một thời gian kéo dài.
- Hạn hán kéo dài dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa.
2. Tác hại của thiên tai
- Là tác nhân trực tiếp gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây hậu quả về môi trường.
- Gây hậu quả đối với quốc phòng, an ninh, là suy giảm nguồn dự trữ quốc gia.
- Gây mất ổn định trật tự xã hội, đời sống nhân dân.
3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
- Chấp hành nghiêm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tham gia các chương trình có liên quan tới phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
- Luôn đề phòng sẵn sang đối phó với thiên tai nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả:
+ Cứu người bị nạn
+ Làm vệ sinh môi trường
+ Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.
+ Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
- Nêu tiêu đề
- Hướng dẫn hs đọc bài, tìm hiểu nội dung
- Nêu câu hỏi gợi ý Hs trả lời
- Nêu lần lượt các loại thiên tai hay xuất hiện ở Việt Nam. Đi sâu phân tích các hiện tượng tự nhiên chủ yếu như bão, lũ lụt
Đặt câu hỏi: Thiên tai có tác hại như thế nào?
-Cho học sinh trao đổi nhóm
Cho HS thảo luận theo các vấn đề:
- Tàu thuyền không được ra khơi
- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phi lao chắn gió
- Nhà chống động đất ở Nhật, dự báo động đất
- Tàu thuyền tránh bão, cứu hộ giúp
- Bộ Quốc phòng, công an
- Nguồn lây bệnh, hổ trợ gia đình bị ảnh hưởng trong bão lụt.
- Tránh vớt củi, không chủ quan (Vũng Tàu)
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.
Chỉnh sửa, hoàn thiện.
- Đọc bài tìm hiểu nội dung
- Trả lời câu hỏi
- Nghe, ghi bài và liên hệ thực tế.
Trao đổi theo nhóm và trả lời:
- Cản trở phát triển KT-XH
- Tàn phá môi trường, phát sinh dịch bệnh.
- Gây hậu quả xấu đối với quốc phòng và an ninh.
- Đọc bài tìm hiểu nội dung
- Thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Nghe, ghi bài và liên hệ thực tế.
Giáo án, Sgk GDQP-AN lớp 10
2. Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
a. Nội dung: Hãy cho biết các loại thiên tai thường gặp ở địa phương em và cách phòng tránh?
b. Tổ chức và phương pháp:
+ Kiểm tra theo đối tượng học sinh: Trung bình.
+ Giáo viên nêu câu hỏi-Học sinh trả lời.
Những quy định: Tùy thuộc vào khả năng hiểu bài của HS.
III/ KẾT THÚC GIẢNG BÀI: (3 phút)
Giải đáp thắc mắc của học sinh.
Hệ thống nội dung.
Câu hỏi, bài tập về nhà:
Câu 1: Các loại thiên tai chủ yếu ở nước ta?
Câu 2: Tác hại của thiên tai?
Câu 3: Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai?
Nhận xét buổi học.
Kiểm tra vật chất, học cụ.
Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Thuong thuc phong tranh mot so loai bom dan va thien tai_12533566.doc