1. Thời kỳ hình thành
- Trong những văn kiện đầu tiên, Đảng đã đề cập đến việc tổ chức ra quân đội công nông.
- Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, có 34 chiến sĩ (trong đó có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, có 34 khẩu súng các loại. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng là hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần,
- Tháng 4 năm 1945, Đảng hợp nhất các tổ chức vũ trang thành “Việt Nam giải phóng quân”.
2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
* Quá trình phát triển.
+ Sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”.
+ Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam
+ Năm 1951, đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam .
Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập bộ đội địa phương.
* Quá trình chiến đấu và chiến thắng.
Quân đội ta vừa chiến đấu, vừa xây dựng, trưởng thành và lập nhiều chiến công hiển hách.
15 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018
Nguyễn Ngọc Anh
NAM ĐỊNH, THÁNG 09 NĂM 2017
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Lê Đức Dục
BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018
Ngày 28 tháng 8 năm 2017
TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Bắc
NAM ĐỊNH, THÁNG 09 NĂM 2017
MỞ ĐẦU
Trên thế giới này có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1.000 năm phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm? Nếu chỉ tính từ khi có sử liệu ghi chép rõ ràng thì từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược đến nay, 22 thế kỷ, dân tộc ta đã phải trực tiếp kháng chiến suốt 13 thế kỷ, trong đó có khoảng 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến để giữ nước. Trong thời Cổ và Trung đại, tất cả các triều đại phong kiến thống trị ở phương Bắc: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh - các đế chế hùng mạnh lúc bấy giờ - ít nhất là một lần, nhiều là ba lần, xâm lược thống trị nước ta. Khi không trực tiếp gây chiến tranh xâm lược thì họ cũng thường xuyên nhòm ngó, khiêu khích, lấn chiếm, gây mất ổn định đối với nước ta. Đến thời cận hiện đại sau này, dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh bậc nhất thế giới: Pháp, Nhật, Mỹ
Một dân tộc sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn cam go, quyết liệt mang tính sinh tồn, trải nhiều biến cố to lớn như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: dựng nước đi đôi với giữ nước. Điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam sớm có lòng yêu nước, làm cho truyền thống văn hóa Việt Nam chứa đựng tư tưởng, tình cảm, văn hóa giữ nước sâu sắc.
Anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”(1). Nền tảng và biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, văn hóa giữ nước là tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường dân tộc. Không có định phận “thượng quốc”, “phiên thuộc”, dân tộc “thượng đẳng”, dân tộc “hạ đẳng”. Cho nên mỗi dân tộc dù lớn, dù nhỏ, dù trình độ phát triển khác nhau, đều có lòng tự tôn dân tộc, tự khẳng định mình trước thiên hạ. Lịch sử thế giới và Việt Nam đã phải đổ bao xương máu để chứng minh chân lý ấy cho các thế lực tự xưng mình là “thượng quốc”, “thượng đẳng”, là “trung tâm thiên hạ” hiểu, khi chúng cố tình tự huyễn hoặc mình.
Ngày nay, thế giới đã dần hiểu rõ về truyền thống và sức mạnh của văn hóa giữ nước Việt Nam trong tổng thể cấu thành truyền thống và sức mạnh Việt Nam. Bơ-ran-man, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu kế hoạch chiến tranh không quân của Mỹ cũng phải công nhận: “Trong khi các nhà lãnh đạo nước Mỹ càng ngày càng đặt nhiều hy vọng vào kỹ thuật để khuất phục Đông Dương, thì các lực lượng kháng chiến lại tìm thấy sức mạnh chủ yếu của họ ở chỗ khác: Trong tiềm lực văn hóa và tinh thần của nhân dân họ”(2).
Tháng 11-2000, Tổng thống Mỹ - Bin Clin-tơn (Bill Clinton) cùng đoàn Chính phủ Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam. Khi đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tổng thống Bin Clin-tơn đã ghi vào sổ vàng lưu niệm: “Với nhận định rằng việc đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tuyệt vời nhất và những thành tựu lịch sử và văn hóa mà nhân dân Việt Nam đã giành được, biểu hiện nơi đây, tỏa sáng trong mọi thời đại”(3).
Ngày 03-3-2001, Tổng thống Nga V.Pu-tin cùng đoàn đại biểu Chính phủ Nga đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (trong chuyến thăm chính thức Việt Nam) đã ghi vào sổ vàng lưu niệm: “Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa cổ kính và có truyền thống nhất trên thế giới. Trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa phong phú đó, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giải quyết mọi vấn đề của đất nước mình với với sự khâm phục của thế giới”(4).
Và hơn ai hết, chính dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam hiểu thấu hơn tất cả về điều đó. Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Văn hóa dân tộc ta có một sức mạnh lớn, lớn phi thường. Những kẻ địch của dân tộc Việt Nam cũng đã nhận thấy như thế, nhận thấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi thua ở Việt Nam là keo thua đầu tiên của Mỹ, của Hoa Kỳ trong lịch sử đã dài nhiều trăm năm của nước ấy. Vì sao Mỹ thua? Hẳn không phải vì thiếu tiền, thiếu người, thiếu súng. Chính ông Mắc-na-ma-ra (McNamara), đông đảo tướng tá, chính khách Mỹ, tất cả các nhà báo đều thừa nhận rằng Mỹ thua Việt Nam về văn hóa! Chắc chắn không phải Mỹ thua chỉ vì lý do văn hóa; còn vì nhiều lý do khác nữa”(5).
Như thế, có thể thấy văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được phát huy, phát triển và sáng tạo trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Văn hóa giữ nước Việt Nam chứa đựng những giá trị tiêu biểu như: “lòng yêu nước nồng nàn”, “ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc”, “tính nhân văn cao cả” và “nghệ thuật đánh giặc độc đáo”. Văn hóa giữ nước vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Nó xuyên suốt trong tất cả các hoạt động, các giai đoạn đấu tranh giữ nước cũng như trong phương thức giữ nước của dân tộc ta.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh cho những kẻ thù hùng mạnh, bạo tàn, tham lam, gian manh và thâm độc nhất thế giới thấy, chúng sẽ thất bại nhục nhã và phải cuốn gói về nước nếu chúng xâm lược đất nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất nước ta. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần luôn am hiểu và phát huy truyền thống văn hóa giữ nước của dân tộc. Nhân lên nhiều hơn nữa lòng yêu nước nồng nàn, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; nâng cao ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc trong mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân - gia đình - họ tộc - làng xã - đất nước trong khối đại đoàn kết dân tộc. Làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới thấy được tính nhân văn cao cả trong văn hóa giữ nước của dân tộc ta như lời Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đồng thời, cần nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc độc đáo của cha ông ta, để biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù xâm lược.
NỘI DUNG QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI
VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
A. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
1. Thời kỳ hình thành
- Trong những văn kiện đầu tiên, Đảng đã đề cập đến việc tổ chức ra quân đội công nông.
- Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, có 34 chiến sĩ (trong đó có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, có 34 khẩu súng các loại. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng là hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần,
- Tháng 4 năm 1945, Đảng hợp nhất các tổ chức vũ trang thành “Việt Nam giải phóng quân”.
2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
* Quá trình phát triển.
+ Sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”.
+ Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam
+ Năm 1951, đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam .
Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập bộ đội địa phương.
* Quá trình chiến đấu và chiến thắng.
Quân đội ta vừa chiến đấu, vừa xây dựng, trưởng thành và lập nhiều chiến công hiển hách.
b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược( 1954-1975)
Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, xâm lược miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Quân đội ta một lần nữa lại bước vào trận tuyến mới, cùng toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
c. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chắc tay sung bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
II. Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Quân đội luôn chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH
2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
Quân đội luôn quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xã thân vì sự nghiệp cách mạng và luôn biết sử dụng nghệ thuật quân sự trong chiến tranh.
3. Gắn bó máu thịt với nhân dân.
Quân đội ta từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh
Sức mạnh của quân đội xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác, nghiêm minh.
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công
Quân đội ta luôn phát huy tinh thân khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác.
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.
B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam
1. Thời kỳ hình thành
- Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an được thành lập.
- Ở Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phóng” và “Sở Cảnh sát”. Các tỉnh đều thành lập “Ty Liêm phóng” và “Ty Cảnh sát”.
2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1945 - 1975
a. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
- Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.
- Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,
b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975)
Thời kì này, Công an góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường xây dựng lực lượng, cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay
- Công an đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. Truyền thống Công an nhân dân
1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng
Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; suốt đời phấn đấu, hi sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu
Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu
Công an nhân dân phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Công an nhân dân không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác; tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu
4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu
Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Công an nhân dân đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
Công an nhân dân cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.
5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình
Công an nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, có nghĩa, có tình.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
KẾT LUẬN
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có lúc thăng, trầm, song phần lớn là thăng và chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào, dù đó là giặc ngoại xâm hay thiên nhiên nghiệt ngã
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Câu 1: Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam.
Câu 3: Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 4: Nêu truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam.
Ngày 27 tháng 8 năm 2017
GIÁO VIÊN
Nguyễn Ngọc Anh
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Lê Đức Dục
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018
Phần I
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. MỤC ĐÍCH
Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hung của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
Từ truyền thống anh hung của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
B. YÊU CẦU
Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như săn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG
Nội dung của bài gồm hai phần:
I - Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
II - Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam
B. TRỌNG TÂM
Làm rõ bài học truyền thống của quân đội và công an, từ đó xác định trách nhiệm của thanh niên và HS sẵn sàng tham gia vào lực lượng công an và quân đội.
III. THỜI GIAN
Tổng số: 5 tiết.
Tiết 1: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
Tiết 2: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (mục 1, 2, 3SGK)
Tiết 3: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (mục 4, 5, 6SGK)
Tiết 4: Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam
Tiết 5: Truyền thống Công an nhân dân
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC
Ổn định lớp học.
Giới thiệu bài: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước , ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Diễn giải – Đàm thoại kết hợp với phương pháp kể chuyện.
2. Học sinh: Lắng nghe, trả lời và ghi chép.
V. ĐỊA ĐIỂM
Phòng học
VI. VẬT CHẤT
A. GIÁO VIÊN.
Chuẩn bị nội dung: giáo án, tài liệu liên quan.
Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy chiếu, sơ đồ, tranh ảnh, đĩa VCD.
B. HỌC SINH.
Đọc trước bài.
Nắm vững các quy định.
Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài.
Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 3 - 5 phút
- Nhận lớp, kiểm tra quân số, tài liệu học tập, giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Phổ biến quy định phòng học.
- Kiểm tra bài cũ
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
A. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
1. Thời kỳ hình thành
2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
II. Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
3. Gắn bó máu thịt với nhân dân.
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.
B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam
1. Thời kỳ hình thành
2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1945 – 1975
3. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay
II. Truyền thống Công an nhân dân
1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng
2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu
3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu
4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu
5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình
Tiết 1
(36 phút)
10 phút
26 phút
Tiết 2
(36 phút)
6 phút
6 phút
6 phút
6 phút
6 phút
6 phút
Tiết 3
(36 phút)
10 phút
20 phút
6 phút
Tiết 4
(36 phút)
7 phút
7 phút
7 phút
7 phút
8 phút
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họ
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI 3 – 4 phút
Hệ thống giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo; hướng dẫn học sinh nghiên cứu; nhận xét chuyển nội dung.
Ngày 28 tháng 8 năm 2017
TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Bắc
Ngày 27 tháng 8 năm 2017
GIÁO VIÊN
Nguyễn Ngọc Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI.doc