c. Bà cụ Tứ:
- Tâm trạng khi gặp người con dâu:
+ Ngạc nhiên, băn khoăn, không hiểu trước thái độ săn đón của con trai và lười chào của người đàn bà xa lạ.
+ Nghe giải thích – bà hiểu, cúi đầu nín lặng: bà xót thương con lấy vợ vào năm đói, chịu nhiều thiệt thòi. Bà túi phận nhiều, là mẹ mà khồn lo được hạnh phúc cho con, khi con có hạnh phúc cũng không chắc đã bảo vệ được vì nạn đói.
=> Trong nhiều nỗi âu lo, bà không một chút bực bội vì con mình đã tự ý quyết định, bà cũng không khinh thị. Đó là người mẹ giàu lòng vị tha, thương con, hiểu con.
+ Tâm sự với nàng dâu: phá tan không khí nặng nề “u cũng mừng lòng”, tâm sự về gia cảnh nghèo vừa thể hiện sự tin yêu vừa ủy thác trách nhiệm với con dâu, bà dặn dò con sống hòa thuận, có trách nhiệm, động viên con tin tưởng, vượt qua khó khăn.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3791 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ nhặt
(Kim Lân)
1.Tác giả:
- Quê quán: Từ Sơn – Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi đi làm.
- Tác phẩm chính: 2 tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” và “Con chó xấu xí”.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn với hai mảng đề tài chính là nông thôn và người nông dân.
- Trong tác phẩm của ông luôn thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
2.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Truyện “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Đến năm 1954, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thiện tác phẩm.
- “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
3.Nhan đề:
Nhặt: hành động tự nhiên, không chủ dịnh, nhặt nhạnh một thứ đồ vật nào đó bị rơi vãi.
Vợ: là người bạn đời, người quyết định đến hạnh phúc vợ chồng của cả một đời người.
- Vợ nhặt: Con người rẻ rúng như đồ vật, rơi vãi bên đường, dễ dàng nhặt được.
=> Tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Trong nạn đói đó: Tràng nuôi thân còn chưa đủ, song anh vẫn sẵn sang đưa cô gái về nhà cưu mang.
=> Phát hiện ra tấm lòng nhân hậu, giàu nghị lực sống và khát vọng yêu thương của những người lao động nghèo.
- Nhan đề truyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc đồng thời góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.
4.Tình huống truyện:
Thành công lớn nhất của Kim Lân trong truyện “Vợ nhặt” là sáng tạo một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.
- Khái niệm “tình huống truyện”:
+ Là cái “tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra đậm đặc”, là cái “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu).
+ Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm (Sách GV Ngữ văn 11 tập 1, trang 122).
- Tóm tắt và phân tích tình huống: Xoay quanh chuyện anh Tràng đưa một cô gái về làm vợ - với người dân xóm ngụ cư, đó là một chuyện lạ, đầy ngạc nhiên vì:
+ Tràng là người xấu xí, thô kệch: Hai con mắt nhỏ tí, gà gà, thân hình to lơn, vập vạp, hai quai hàm nhô ra, đầu trọc, nhẵn, lưng to rộng như lưng gấu, ngửa mặt cười hềnh hệch, hay lảm nhảm.
+Tràng lấy vợ lúc đang bị nạn đói đe dọa: Không gian tranh tối, tranh sáng, nhợt nhạt, bong người xanh xám như bóng ma, ngổn ngang khắp lều chợ. Cái đói làm thay đổi cuộc sống bình lặng của xóm ngụ cư: khuôn mặt hốc hác, u tối, trẻ con ngồi ủ rũ , không buồn nhúc nhích, mùi đống dấm, tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu thê thiết.
=> không khí chết chóc, ảm đạm, nặng nề, rùng rợn, người dân đang chịu cái đói khủng khiếp.
- Ý nghĩa của tình huống truyện độc đáo, éo le:
+Giá trị hiện thực: Là lời tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít và tay sai của chúng đã gây nên nạn đói kinh hoàng cho dân tộc.
+ Giá trị nhân đạo: Trong cái đói, những con người nghèo khổ vẫn sẵn sang cưu mang đùm bọc lẫn nhau, con người không nghĩ đến cái đói mà hy vọng sự sống, hướng tới tương lai và khát vọng hạnh phúc.
+ Tình huống truyện làm nổi bật đặc điểm nhân vật và chủ đề tác phẩm.
5.Diễn biến tâm trạng của các nhân vật:
a. Người dân xóm ngụ cư:
- Lạ lắm, đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra.
- Hiểu được đôi phần: “Lo thay cho Tràng, khuôn mặt hốc hác, u tối rạng rỡ hẳn lên”.
=> Tâm trạng vừa mừng vừa lo, hạnh phúc liệu có bền vững, có trụ được với cái đói không?
b. Nhân vật Tràng:
- Lúc đầu:
+ Bất ngờ trước sự việc đó: từ đùa mà thành thật,chỉ tầm phơ tầm phào.
+ Thấy “chợn” , “thóc gạo thế này đến thân mình có nuôi nổi không mà còn đèo bòng”, rồi tặc lưỡi: kệ.
=> Quyết định tưởng rằng rất thiếu trách nhiệm trước hạnh phúc của một đời người, lo bởi trò đùa quá trớn.
=> Tràng không đủ nhẫn tâm để hất đi. Đó là một con người có tấm lòng nhân hậu, ẩn sau nó là khát vọng một cuộc sống bình thường: có vợ có chồng và gia đình.
- Trên đường về nhà: khuôn mặt “phớn phở khác thường”, tủm tỉm cười “mặt vênh lên tự đắc”.
=> Niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập trong lòng Tràng, đi bên cạnh người đàn bà, Tràng quên hết mọi cảnh sống ê chề, “trong lòng hắn giờ đay chỉ còn tình yêu giữa hắn và người đàn bà đi bên”.
=> Tràng cảm nhận được nhiều tình cảm mới mẻ khác nảy sinh, đó là niềm vui sướng, hạnh phúc, quên đi mọi khó khăn của cảnh nghèo đói đang ám ảnh.
- Sáng hôm sau:
+ Khung cảnh: Ánh sáng mặt trời tràn ngập, căn nhà được quét dọn sạch sẽ, gọn gàng.
+ Con người: Vợ là người đàn bà đúng mực, hiền hậu, không chao chát. Bà mẹ nhẹ nhõm, tươi tỉnh.
=> Tràng cảm động, thấy gắn bó hơn với gia đình, thấy mình đã nên người.
=> Niềm vui sướng, hạnh phúc gắn liền với ý thức bổn phận và trách nhiệm.
- Đánh giá: Tràng mang những phẩm chất tiêu biểu của con người lao động: nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc, có ý thức xây dựng một mái ấm gia đình.
c. Bà cụ Tứ:
- Tâm trạng khi gặp người con dâu:
+ Ngạc nhiên, băn khoăn, không hiểu trước thái độ săn đón của con trai và lười chào của người đàn bà xa lạ.
+ Nghe giải thích – bà hiểu, cúi đầu nín lặng: bà xót thương con lấy vợ vào năm đói, chịu nhiều thiệt thòi. Bà túi phận nhiều, là mẹ mà khồn lo được hạnh phúc cho con, khi con có hạnh phúc cũng không chắc đã bảo vệ được vì nạn đói.
=> Trong nhiều nỗi âu lo, bà không một chút bực bội vì con mình đã tự ý quyết định, bà cũng không khinh thị. Đó là người mẹ giàu lòng vị tha, thương con, hiểu con.
+ Tâm sự với nàng dâu: phá tan không khí nặng nề “u cũng mừng lòng”, tâm sự về gia cảnh nghèo vừa thể hiện sự tin yêu vừa ủy thác trách nhiệm với con dâu, bà dặn dò con sống hòa thuận, có trách nhiệm, động viên con tin tưởng, vượt qua khó khăn.
=> Người mẹ độ lượng, bao dung, thương con, thương dâu hết mực.
- Tâm trạng sáng hôm sau:
+ Niềm vui hạnh phúc của người mẹ nghèo khi con được “yên bề gia thất” hiện lên từ nét mặt, cử chỉ đến lời nói: “ Cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” dáng đi không còn lọng khọng gìa nua mà nhanh nhẹn quét dọn nhà cửa.
+ Câu chuyện trong bữa ăn bà nói đầy lạc quan, “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau”.
=> Người mẹ nghèo không có vật chất quý giá cho con ngày cưới nhưng lại đem đến một tài sản vô giá – lời động viên hướng các con đến tương lai.
- Đánh giá:
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, sắc sảo, tạo dựng tình huống truyện độc đáo, làm nổi bật tính cách nhân vật.
+ Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, tấm lòng nhân hậu, giàu nghị lực của bà cụ Tứ là ngọn lửa tỏa hơi ấm ra xung quanh với một niềm lạc quan về tương lai tươi sáng.
+ Bà tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
d. Người “vợ nhặt”:
- Xây dựng nhân vật này, Kim Lân muốn phơi bày sự tàn khốc của cái đói. Chỉ một thời gian ngắn giữa hai lần gặp, thị đã biến đổi đến mức Tràng không nhận ra “thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.” Cái đói không chỉ tàn phá hình hài mà còn làm cho một người phụ nữ trở nên trơ trẽn đến mức đòi hỏi “có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, khi được mời thì “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc”, vì miếng ăn mà sẵn sàng theo không một người đàn ông.
- Chuyển biến của người đàn bà ấy từ khi theo Tràng:
+ Trên đường về nhà, “thị có vẻ rón rén, e thẹn”.
+ Về đến nhà Tràng: thị khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường”, khi bà cụ Tứ về thì vội đứng dậy, lễ phép chào. Suốt trong câu chuyện cảu bà cụ, thị không dám ngồi, ngay cả khi bà cụ bảo ngồi, “thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ”.
+ Đến sáng hôm sau, thị hoàn toàn thay đổi: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn”.
- Đánh giá: Với nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân muốn thể hiện một niềm tin đầy ý nghĩa nhân văn: tình thương và mái ấm gia đình có đủ sức mạnh để cảm hóa con người.
6.Giá trị nhân đạo:
- Khái niệm giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học: Là tình yêu thương con người, là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người được nhà văn thể hiện thông qua tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo trong truyện “Vợ nhặt”:
+ Tố cáo tội ác phát xít và thực dân gây nên nạn đói thảm khốc cho dân ta năm 1945 (phân tích nhan đề và tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ trong những ngày đói thê thảm).
+ Đồng cảm sâu sắc với số phận bèo bọt, rẻ rúng, của người lao động nghèo khổ
(đi sâu phân tích chân dung, hành động nhân vật người vợ “nhặt”)
+ Ca ngợi sức sống mãnh liệt dù cận kề bên vực thẳm của cái đói, cái chết.
+ Thắp sáng niềm tin vào cuộc sống tương lai.
7.Hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện ở cuối truyện mang ý nghĩa đặc sắc. Lúc ấy, không khí bữa ăn trở nên nặng nề. Cảnh gia đình ấm cúng vui vẻ bị bóng đen của cái đói làm cho u ám. Tình vợ chồng, tình mẹ con đem lại ánh sáng và niềm hạnh phúc nhưng chưa đủ sức đưa họ thoát hẳn hoàn cảnh đày bóng tối. Tình trạng tưởng chừng như bế tắc. Hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc Nhật bỗng xuất hiện trong ý nghĩ Tràng. Hình ảnh ấy mở ra một lối thoát, đem lại một niềm hy vọng, một niềm tin tưởng mới mẻ. Qua đó, tác giả khẳng định: chỉ có Cách mạng mới đem lại niềm hạnh phúc thực sự cho con người. Và sở dĩ, Cách magj có được sức mạnh bởi nó đáp ứng được những khao khát thiết thực nhất của quần chúng.
8.Đặc sắc nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, làm nổi bật chủ đề tác phẩm, tâm trạng và tính cách nhân vật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Giọng văn mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ.
- Ngòi bút Kim Lân điêu luyện trong nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí, tả người, đặc biệt là miêu tả tâm lý nhân vật.
9.Nhà văn nói về tác phẩm:
“Bối cảnh cuả truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh”. (Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục, năm 2000)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 Vo nhat_12510438.docx