II. Cấu tạo ngoài.
1. Cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống ở nước:
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 32: Thực hành: quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: ..
Tiết: 32 Ngày dạy:
CHƯƠNG 6 NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG CÁC LỚP CÁ
BÀI 31 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được các đặc điểm đời sống của cá chép.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
2.Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên hơn.
II. Phương pháp
Quan sát mẫu vật thật và kết hợp với mô hình con cá chép.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ phóng to H. 31.1
- Bảng phụ : ghi nội dung bảng 1.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
a. Giới thiệu:1’
Ngành động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp Cá, Lưỡng Cư, Bò sát, chim và thú (lớp có Vú). Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là Động vật có xương sống.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
14’
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
- Cá chép sống ở đâu? Thức ăn là gì?
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể?
- Các chép có đặc điểm sinh sản ra sao?
- Vì sao cá chép đẻ nhiều trứng?
- Nhận xét
- Kết luận
- Quan sát tranh và nghiên cứu chú thích.
- Sống ở nước ngọt. Là ĐV ăn tạp.
- Là ĐV biến nhiệt.
- Thụ tinh ngoài phát triển thành phôi.
- Vì:
+ Thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp trứng để thụ tinh ít.
+ Sự thụ tinh xảy ra ở môi trường nước không được an toàn.
- Ghi nhận.
- Ghi bài
I. Đời sống
- Sống ở nước ngọt
- Ăn tạp.
- Là ĐV biến nhiệt
* Đặc điểm sinh sản:
- các chép cái đẻ trứng với số lượng rất lớn.
- các chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.
- Thụ tinh ngoài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài
24’
- Yêu HS quan sát H31.2 và hoàn thành bảng 1. Phân nhóm.
- Hoàn thành bảng 1.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Vây chẵn gồm những vây nào?
- Vây lẻ gồm những vây nào?
- Chức năng của vây ngực và vây bụng là gì?
- Chức năng của vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn là gì?
- Vây ngực quan trọng hơn vì vây ngực là đôi vây chính giữ thăng bằng và chỉnh hướng bơi cho cá; Còn vây bụng chỉ hỗ trợ cho việc các thăng bằng và bơi.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- 1 –B, 2- C, 3 – E, 4- A, 5- G
- Ghi nhận.
- Ghi bài.
.- Vây chẵn: vây ngực và vây bụng.
- Vây lẻ: vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi.
- + Giữ thăng bằng cho cá.
+ Giúp cá bơi hướng lên hoặc hướng xuống, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
- Vây đuôi: đẩy nước làm cá tiến lên phía trước.
- Vây đuôi và vây hậu môn: làm tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Vây ngực và vây bụng vây nào quan trọng hơn?
II. Cấu tạo ngoài.
1. Cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống ở nước:
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
2. Chức năng của vây cá
- Vây ngực và vây bụng: giúp giữ thăng bằng, bơi hướng lên trên, bơi hướng xuống dưới, rẽ trái, rẽ phải, dừng lại hoặc bơi đứng.
- Vây lưng và vây hậu môn: tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiên ngả.
- Vây đuôi: đẩy nước làm cá tiến lênphía trước
4. Củng cố: 1’
Gọi học sinh đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá.
- Nêu chức năng của các vây cá.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Trả lời các câu hỏi 1, 3 tr.104 SGK.
- Đọc mục Em có biết?
- Chuẩn bị bài 32: thực hành: Mổ cá.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32B.doc