Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường: nồng độ CO2, ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- QH ở cây xanh có qhệ chặt chẽ với m/trường. M/trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế QH.
- Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho QH (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây xanh).
B. Phương pháp
C. Chuẩn bị của GV và HS
GV: - Tranh vẽ đồ thị H 10.1:Ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 tăng;
H 10.2: Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2;
H 10.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp.
102 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học 11 cơ bản - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mạc, sa mạc khô hạn kéo dài
Chất nhận CO2
RiDP (Ribulôzơ - 1.5 điphôtphat).
PEP
PEP (phôtpho enol piruvat)
Sản phẩm đầu tiên
APG (hợp chất 3 cacbon: axit phôtpho glixeric)
AOA (hợp chất 4 cacbon: axit ôxalôaxetic)
AOA ® AM ( axit malic )
Các tế bào quang hợp của lá
Tế bào nhu mô.
Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch.
Tế bào nhu mô.
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
- GV vấn đáp:
H: Pha tối ở chu trình CAM có gì khác biệt?
H: Chu trình CAM có ý nghĩa gì với thực vật vùng sa mạc?
- GV nhấn mạnh: Về bản chất con đường CAM giống con đường C4: chất nhận CO2 là PEP, sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, tiến trình cũng gồm hai giai đoạn (chu trình C4 và Canvin). Chỉ khác nhau về không gian và thời gian.
H: Pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM có gì giống nhau?
- HS tiếp tục nghiên cứu sgk và trả lời:
+ Giai đoạn đầu cố định CO2 tạm thời (ban đêm), lúc khí khổng mở; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin (ban ngày), lúc khí khổng đóng.
+ Phản ứng thích nghi của TV mọng nước đối với đk sống hoang mạc khô hạn: Khí khổng mở vào ban đêm (để tránh mất nước) → giai đoạn cố định CO2 lần đầu tiên vào ban đêm.
+ Ở mọi loại thực vật đều tồn tại chu trình Canvin. Sản phẩm ra khỏi chu trình Canvin là AlPG, nguyên liệu khởi đầu để hình thành các hợp chất hữu cơ.
5. Củng cố(5’): GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1- Căn cứ để gọi tên các chu trình C3, C4 trong pha tối quang hợp là gì?
Gợi ý trả lời: Là số nguyên tử cacbon trong phân tử sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình (là hợp chất 3C ở chu trình C3, là hợp chất 4C ở chu trình C4).
2- Sự giống nhau cơ bản của quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM là gì?
Gợi ý trả lời: Sự giống nhau cơ bản của quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM là:
+ Diễn biến của pha sáng.
+ Trong pha tối đều có chu trình Canvin, có sản phẩm là C6H12O6 từ đó hình thành nên tinh bột, đường saccarôzơ, axit amin, prôtêin, lipit,
3- Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin. C. Chu trình C4. D. Pha tối.
6. Dặn dò(1’): Học bài và trả lời câu hỏi sgk
Tuần: 5 Ngày Soạn: //..
Tiết PPCT: 9 Ngày Dạy: //..
Bài 10: AÛNH HÖÔÛNG CUÛA CAÙC NHAÂN TOÁ NGOAÏI CAÛNH ÑEÁN QUANG HÔÏP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường: nồng độ CO2, ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- QH ở cây xanh có qhệ chặt chẽ với m/trường. M/trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế QH.
- Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho QH (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây xanh).
B. Phương pháp
C. Chuẩn bị của GV và HS
GV: - Tranh vẽ đồ thị H 10.1:Ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 tăng;
H 10.2: Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2;
H 10.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp.
HS: Nghiên cứu trước bài 10. Ôn lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở lớp 10.
D. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Trình bày con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM ?
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Trong thực tế, cường độ quang hợp lúc tăng lúc giảm. Quá trình này chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nào ?
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân tố ánh sáng
- GV treo tranh H 10.1 trang 44 SGK cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
H: Điểm bù, điểm bão hòa ánh sáng ?
H: Nồng độ CO2 ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ?
- GV cung cấp : đơn vị đo cường độ quang hợp là: mg/CO2/dm2/giờ hoặc mgCO2/g/giờ hoặc mlO2//giờ.
- GV giới thiệu sơ đồ, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin và thực hiện lệnh:
H: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng ntn đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 = 0,01 và 0,32 ?
H: Bằng cách nào điều chỉnh ánh sáng cho trồng trọt ?
- HS có thể trả lời:
+ Cường độ quang hợp là biểu hiện mức độ mạnh hay yếu của quang hợp.
+ Loài, giống cây.
Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
+ Ánh sáng lục thực vật không quang hợp.
+ Thành phần quang phổ biến động theo thời gian ngày đêm (sáng chứa nhiều tia đỏ; trưa tia xanh, tia tím tăng), theo độ sâu của các tầng nước và dưới tán rừng (các tia đỏ giảm) ® cây có DL b cao.
- Rút ra kết luận.
I – Ánh sáng:
1, Cường độ ánh sáng:
- Ánh sáng là điều kiện để tiến hành QH.
Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
2, Quang phổ ánh sáng:
- QH cực đại ở các tia đỏ và xanh tím.
- Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ (kích thích tổng hợp cacbohydrat) có hiệu quả QH lớn hơn ánh sáng xanh tím ( kích thích tổng hợp axit amin, protein).
Cường độ ánh sáng
Cường độ quang hợp
Tăng đến điểm bão hoà
Tăng
Dưới điểm bù
Ngừng quang hợp
Đạt điểm no (điểm bão hoà)
Quang hợp đạt mức cực đại
Tăng trên điểm bão hoà
Giảm dần
7’
5’
5’
5’
4’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nồng độ CO2
- Cho HS quan sát sơ đồ và nghiên cứu thông tin mục II.
H: Nhận xét về quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp?
H: Nhận xét về sự phụ thuộc của QH vào nồng độ CO2 ở tất cả các loài cây ntn ?
- GV phân tích: IAS cao, tăng nồng độ CO2 → tăng cường độ QH. Đất là nguồn cung cấp CO2 cho khí quyển (VSV hoạt động, hô hấp của rễ cây) ® biện pháp cải tạo đất để duy trì khả năng cung cấp CO2 cho QH.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của nước
GV nêu vấn đề: Nước ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quang hợp:
H: Hãy nêu vai trò trực tiếp của nước đối với quang hợp?
H: Người ta cho rằng nước còn ảnh hưởng đến quang hợp thông qua CO2. Em hãy thử giải thích.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về yếu tố nhiệt độ môi trường đối với QH
- GV cho HS quan sát sơ đồ H 10.3 và đọc thông tin.
H: Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp?
- GV nhấn mạnh: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của các enzim trong quang hợp.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các nguyên tố khoáng đối với QH
- GV vấn đáp:
H: Muối khoáng ảnh hưởng ntn đến quang hợp? Cho ví dụ.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về phương pháp trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin trong sgk.
H: Ứng dụng của trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
- Cá nhân HS trả lời, các HS khác bổ sung:
+ Nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng.
+ Ở các loài cây khác nhau thì khác nhau.
- HS chú ý phân tích và nắm bắt thông tin.
+ {CO2 }: 0,13% thích hợp cho quang hợp.
- HS nhớ lại kiến thức bài 9, trả lời câu hỏi.
+ Là nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ và e- cho phản ứng sáng.
+ Là môi trường để xảy ra các phản ứng quang hợp.
+ Hàm lượng nước trong không khí, lá, đất ảnh hưởng thoát hơi nước ® đóng mở khí khổng ® tốc độ khuếch tán của CO2 vào lục lạp.
- HS quan sát sơ đồ H10.3 và đọc thông tin sgk. Trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng. Nhiệt độ tối ưu 25– 35oC, quang hợp ngừng ở 45 – 50oC.
+ Nhiệt độ cực tiểu và cực đại làm ngừng quang hợp là khác nhau ở các loài cây: TV vùng cực, ưa lạnh: -50o – 12oC
TV nhiệt đới: 0 - >50oC...
- HS trả lời:
+ Cấu trúc: N, S, P, Mg.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng: K
+ Phân li nước Mn, Cl.
- HS đọc thông tin và rút ra được:
+ Quang hợp ở TV cũng có thể diễn ra trong điều kiện ánh sáng nhân tạo.
II – Nồng độ CO2
- CO2 là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp.
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để IQH = IHH
- Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 để IQH đạt cao nhất.
III – Nước:
- Là nguyên liệu, môi trường cho quang hợp.
- Điều tiết đóng mở khí khổng.
- Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ CO2, đến ST bộ máy QH và hoạt động quang hợp của lá và lục lạp.
IV – Nhiệt độ:
Khi nhiệt độ tăng → cường độ quang hợp tăng rất nhanh, đạt cực đại ở 25 – 350C sau đó giảm mạnh.
V – Các nguyên tố khoáng:
- Thành phần cấu trúc bộ máy QH.
- Tham gia vào các hoạt động của bộ máy quang hợp.
ð dinh dưỡng khoáng liên quan chặt chẽ với cường độ, hiệu suất quang hợp.
VI– Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo:
Phương pháp sử dụng các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà, trong phòng → giúp khắc phục các điều kiện bất lợi của môi trường.
4. Củng cố(5’): Hãy vẽ các đồ thị biểu thị ảnh hưởng của QH vào các yếu tố CO2, nhiệt độ, ánh sáng.
5. Dặn dò(1’): Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. Đọc mục “ Em có biết ?” . Giải thích các hiện tượng trong thực tế.
Tuần: 5 Ngày Soạn: //..
Tiết PPCT: 10 Ngày Dạy: //..
Bài 11: QUANG HÔÏP VAØ NAÊNG SUAÁT CAÂY TROÀNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được vai trò quyết định của QH đối với năng suất cây trồng.
- Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua điều kiển cường độ QH.
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
- Xác định biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua quang hợp.
B. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi
C. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Một số sản phẩm nông nghiệp có sự tích lũy cacbonhiđrat, prtein, lipit.
HS: Nghiên cứu trước bài 11. Tìm hiểu mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất nông nghiệp.
D. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong môi trường với quá trình quang hợp ?
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: GV mở bài: Tăng năng suất cây trồng là điều cần thiết trong thực tế. Những biện pháp nào giúp tăng năng suất cây trồng.
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu QH quyết định năng suất cây trồng
- Y/cầu HS đọc phần I trang 48 sgk:
- Cho HS phát biểu lại các khái niệm:
H: Năng suất sinh học ?
H: Năng suất kinh tế ?
H: Hãy đưa ra những dẫn chứng để CM quang hợp quyết định năng suất cây trồng ?
H: Vì sao quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
- GV chuyển ý: Giữa năng suất cây trồng và quang hợp có mối liên hệ phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. Do đó, thông qua sự điều tiết quang hợp có thể nâng cao năng suất cây trồng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cơ sở tăng NS cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
- GV yêu cầu thực hiện lệnh trong sgk:
H: Năng suất cây trồng phụ thuộc những yếu tố nào ?
H: Các biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng?
H: Nêu biện pháp tăng cường độ quang hợp?
H: Biện pháp tăng hệ số kinh tế của cây trồng?
H: Trong thực tế chọn giống ngắn ngày có gì mâu thuẫn với biểu thức ?
- Cá nhân HS đọc thông tin, nắm bắt nội dung.
- HS nêu các khái niệm:
+ Cường độ quang hợp là biểu hiện mức độ mạnh hay yếu của quang hợp.
+ Quang hợp tạo ra các sản phẩm hữu cơ tích luỹ trong cây trồng.
Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C (45%), O (42 – 45%), H (6,5%) ® 90 – 95% vì QH tạo ra các sản phẩm hữu cơ tích luỹ trong cây (lấy từ CO2 và H2O thông qua quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng.
- HS phân tích biểu thức năng suất cho thấy cần tăng các chỉ tiêu → tăng năng suất.
- Giống dài ngày: tăng NS sinh học.
- Giống ngắn ngày: tăng NS kinh tế.
- HS nêu được các biện pháp nâng cao NS:
+ Tăng diện tích lá: tăng cường độ QH ® tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây.
+ Tăng cường độ, hiệu suất quang hợp.
+ Tăng hệ số kinh tế.
I- Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:
- Năng suất sinh học: tổng lượng chất khô tích luỹ mỗi ngày/ 1 ha/ thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan kinh tế ( lá, củ, quả, hạt).
- CM: phân tích thành phần hóa học trong cây, ta có: C (45%), O (42 – 45%), H (6,5%), nguyên tố khoáng (5 – 10%).
ð Kết luận: QH là quá trình cơ bản quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng
II- Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp:
1- Biểu thức năng suất:
NKt =( FCO2 . L. Kf. .Kkt ). n
Trong đó:
NKt : NS kinh tế
FCO2 : khả năng QH
L: Diện tích QH.
Kf : hệ số hiệu quả QH
Kkt : Hệ số kinh tế.
n: Thời gian hoạt động của bộ máy QH
2- Biện pháp kĩ thuật nâng cao năng suất:
a, Tăng diện tích lá: Điều khiển sự ST của diện tích lá bằng kĩ thuật bón phân, tưới nước.
b, Tăng cường độ quang hợp, hiệu suất quang hợp: bằng cách tuyển chọn và tạo mới các giống, loài cây trồng.
c, Tăng hệ số kinh tế: Chọn giống có thời gian sinh trưởng vừa phải, trồng vào thời vụ thích hợp → sử dụng tối đa ánh sáng môi trường kết hợp bón phân hợp lí.
4. Củng cố(5’): GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong sgk và trả lời các câu hỏi:
1- Nói: Quang hợp quyết định năng suất cây trồng? Đúng hay sai? Vì sao?
Gợi ý trả lời: Tại vì 90 đến 95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quá trình quang hợp
2- Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế. Lưu ý ở một số cây như tảo, bèo ,... người ta sử dụng toàn bộ sinh khối của cơ thể . Cho nên đối với các loài cây như vậy năng suất sinh học cũng chính là năng suất kinh tế.
3- Có thể tăng cường độ quang hợp ở cây xanh bằng cách nào?
Gợi ý trả lời: Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào quá trình quang hợp → điều khiển quang hợp ở cây thông qua sự điều khiển các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp: điều khiển diện tích lá nhờ biệt pháp bón phân, tưới tiêu, sử dụng kĩ thuật chăm sóc phù hợp vào từng giống, từng loài và từng giai đoạn.
5. Dặn dò(1’):
- Đọc phần kiến thức bổ sung: Quang hợp trong vũ trụ. Xem lại kiến thức về hô hấp lớp 10.
- Làm bài tập: So sánh hô hấp kị khí và hiếu khí:
Chæ tieâu so saùnh
Hoâ haáp kò khí (leân men)
Hoâ haáp hieáu khí
Gioáng nhau
OÂxi
Nôi xaûy ra
Caùc giai ñoaïn
Saûn phaåm cuoái cuøng
Naêng löôïng giaûi phoùng
Tuần: 6 Ngày Soạn: //..
Tiết PPCT: 11 Ngày Dạy: //..
Bài 13: THÖÏC HAØNH: PHAÙT HIEÄN DIEÄP LUÏC VAØ CAROÂTENOÂIT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiến hành được các thí nghiệm về phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Xác định được diệp lục trong lá, carotenoit trong lá già, trong quả và trong củ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Thực hành thí nghiệm, đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường.
B. Phương pháp: Trực quan, thực hành thí nghiệm.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Mỗi nhóm một bộ dụng cụ:
+ Cốc thuỷ tinh 20 – 50ml. + Hoá chất. + Ống đong 20 – 50 ml.
+ Nước sạch. + Ống nghiệm: 4 ống. + Cồn 90o.
+ Kéo học sinh.
HS: - Mẫu thực vật chuẩn bị theo nhóm. - Kẻ sẵn bảng thu hoạch.
+ Lá có màu xanh, màu vàng.
+ Các loại quả có màu vàng đỏ: hồng, gấc, cà chua
+ Các loại củ có màu vàng đỏ: cà rốt, nghệ
D. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh
3. Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: (2’) Tổ chức tiết học
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Sắp xếp chỗ ngồi các nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Nhận khay dụng cụ, gồm:
+ Cốc thuỷ tinh 20 – 50ml. + Hoá chất.
+ Ống đong 20 – 50 ml. + Nước sạch.
+ Ống nghiệm. + Cồn 90o. + Kéo học sinh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: phát hiện các sắc tố quang hợp cà xác định được các loại sắc tố trong các đối tượng khác nhau.
- Nhắc nhở ý thức tổ chức kỉ luật, vệ sinh trong phòng thực hành.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
5’
Hoạt động 2: Thí nghiệm chiết rút Diệp lục
- GV yêu cầu đại diện nhóm 1 nêu các bước tiến hành thí nghiệm: Chiết rút diệp lục.
- Nhóm yêu khoa học đồng thời tiến hành mẫu các bước.
- GV lưu ý cho HS:
+ Các lát cắt ngang phải tránh đường gân lớn của lá.
+ Cắt thành những lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị hư hại → chiết rút được nhiều diệp lục.
+ Đổ nước và cồn phải vừa ngập mẫu vật thí nghiệm.
Hoạt động 3: Thí nghiệm chiết rút Carotenoit
- GV yêu cầu đại diện nhóm 3 nêu các bước tiến hành thí nghiệm chiết rút carôtenôit.
- HS nêu được các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá xanh.
- Đại diện nhóm trình bày cách chiết rút diệp lục từ lá xanh. Các nhóm khác bổ sung để nêu rõ các bước.
- Cả lớp theo dõi cách tiến hành.
- HS nêu được các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện carôtenôit trong lá, củ, quả.
I- Thí nghiệm chiết rút Diệp lục
- Dùng kéo cắt ngang 20 – 30 lát cắt mỏng của lá (không có gân chính).
- Gắp bỏ các mảnh lá vừa cắt vào 2 cốc thí nghiệm (với khối lượng lát cắt tương đương nhau..
- Dùng ống đong lấy 20ml cồn rót vào cốc thí nghiệm; Cốc còn lại rót 20ml nước sạch là đối chứng.
- Để các cốc chứa mẫu trong 20’ – 25’.
- Quan sát.
II- Thí nghiệm chiết rút Carotenoit
- Các thao tác tương tự như chiết rút diệp lục.
- Sau 20 – 25 phút, chắt dịch vào ống nghiệm trong suốt quan sát màu.
Hoạt động 4: (22’) Tổ chức tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu: HS tiến hành được thí nghiệm chiết rút diệp lục và carôtenôit thành công. Các nhóm bắt đầu làm thí nghiệm. GV theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, hướng dẫn, chỉnh sửa những sai sót.
4- Thu hoạch: (10’) - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS ké vào vở bảng thu học và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (nếu đúng màu ghi trên đầu cột thì điền dấu (+); Nếu không đúng màu ghi trên đầu cột thì điền dấu (-)
Cơ quan chiết rút
Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, da cam, vàng
Lá
Xanh tươi
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Vàng
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Quả
Hồng
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Cà chua
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Củ
Cà rốt
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Củ nghệ
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
- Dựa trên kết quả hãy rút ra nhận xét về:
+ Độ hoà tan của các sắc tố trong các dung môi: nước và cồn.
+ Trong mỗi mẫu thực vật có sắc tố gì.
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, quả, của trong dinh dưỡng của con người.
5. Dặn dò(1’):
- Chuẩn bị cho bài thực hành sau:Ủ hạt đậu (lúa, ngô) nảy mầm như hướng dẫn thí nghiệm.
- Ôn lại kiến thức về hô hấp ở thực vật. Viết bài thu hoạch.
Tuần: 6 Ngày Soạn: //..
Tiết PPCT: 12 Ngày Dạy: //..
Bài 12: HOÂ HAÁP ÔÛ THÖÏC VAÄT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò hô hấp: giải phóng năng lượng, tạo sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.
- Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men.
- Mô tả được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
- Nhận biết hô hấp sáng xảy ra ngoài ánh sáng.
- Hiểu được quá trình HH chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Biết vận dụng kiến thức hô hấp để bảo quản tốt nông sản sau khi thu hoạch, bảo quản hạt, củ giống.
- Taïo moâi tröôøng soáng thuaän lôïi cho caây hoâ haáp toát.
- Cần hạn chế HH vì nó làm tiêu tốn sản phẩm QH ® ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
B. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, quan sát tranh thông báo.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Tranh phóng to H 12.1: Thí nghiệm về hô hấp ơ thực vật; H 12.2: Con đường hô hấp ở thực vật. - Phiếu học tập.
HS: Đọc trước nội dung bài 12. Xem lại SH 10 về hô hấp.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu biểu thức năng suất, từ đó cho biết những biện pháp thực tế nào nhằm tăng năng suất ?
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: GV vào bài: Hô hấp là gì ? Vai trò ? Mối quan hệ giữa QH và HH diễn ra như thế nào ?
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
8’
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát về Hô hấp ở Thực vật
- GV cho HS quan sát hình 12.1, thảo luận thí nghiệm được trình bày trang 51 SGK và nêu trả lời:
H: Hô hấp là gì? Bản chất của hô hấp?
H: Phương trình tổng quát?
H: Vai trò của quá trình hô hấp?
- GV: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10:
- GV yêu cầu HS đọc mục 3 trong sgk, kết hợp với kiến thức đã học:
Hoạt động 2:Tìm hiểu các con đường Hô hấp ở Thực vật
- GV yêu cầu HS quan sát H 12.2 + đọc thông tin mục II trang 52 SGK.
- Phát PHT số 1 cho các nhóm: Hãy phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí?
- GV cho các nhóm trình bày.
- GV điều khiển HS thảo luận lớp, thống nhất theo bảng kiến thức chuẩn.
- HS quan sát hình vẽ, nêu được mục đích của thí nghiệm chứng minh.
+ Thí nghiệm a: CM hạt nảy mầm thải CO2 (cách lắp thiết bị nhằm loại bỏ CO2 của môi trường) → hô hấp giải phóng CO2.
+ Thí nghiệm b: Nhằm phát hiện hạt nảy mầm hấp thụ O2: Giọt nước màu chuyển sang phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì O2 đã được hạt nảy mầm (hô hấp) hút.
+ Thí nghiệm c: Nhằm phát hiện hạt nảy mầm thải nhiệt.
+ Bản chất: phân giải hoàn toàn chất hữu cơ ® vô cơ cuối cùng là CO2 và H2O và năng lượng. Thực chất: một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử phức tạp.
- HS viết phương trình, nêu vai trò hô hấp:
+ Tạo năng lượng.
+ Tạo các sản phẩm trung gian.
- HS phân tích H12.2, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT 1.
- Nêu được hô hấp có hai con đường:
+ phân giải kị khí: Đường phân và Lên men.
+ Phân giải hiếu khí: Chu trình Crep và chuỗi chuyền điện tử.
- Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
I- Khái quát về Hô hấp ở Thực vật
1- Hô hấp ở thực vật là gì?
- Là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải đến CO2 và nước đồng thời năng lượng giải phóng và một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
2- Phương trình hô hấp tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
3- Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:
- Phần năng lượng thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Năng lượng tích lũy trong ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể TV.
- Tạo các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác.
II- Con đường hô hấp ở Thực vật:
1- Đường phân:
Glucozo → axit pyruvic, ATP, NADH.
2- Hô hấp hiếu khí hay phân giải kị khí:
- Có O2: axit pyruvic → CO2, ATP, NADH, FADH2.
- Không có O2:
+ axit pyruvic → Rượu etylic, CO2, năng lượng.
+ axit pyruvic → axit Lactic, năng lượng.
3- Đường phân:
Chuỗi chuyền electron và quá trình photphorin hóa oxy hóa → ATP, H2O có sự tham gia của O2.
Chỉ tiêu so sánh
Hô hấp kị khí (lên men)
Hô hấp hiếu khí
Giống nhau
Có giai đoạn đường phân hình thành sản phẩm a.pyruvic và giải phóng 2 ATP.
Ôxi
Không cần .
Cần
Nơi xảy ra
Tế bào chất.
Ti thể.
Các giai đoạn
Đường phân và lên men
Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển electron.
Phương trình
C6H12O6 ® 2 êtilic + 2CO2 + 2ATP + Nhiệt
C6H12O6 ® 2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O ® 6CO2 + 12H2O + (36 - 38) ATP + Nhiệt
SP cuối cùng
Rượu êtilic, CO2 hoặc axit lăctic.
CO2, H2O.
NL giải phóng
2ATP
36 – 38 ATP.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8’
7’
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hô hấp sáng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III và hiểu quá trình hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào và ở loài TV nào.
- GV cho HS hình thành khái niệm về Hô hấp sáng (quang hô hấp) là gì?
- Khi không có hô hấp sáng.
- Khi có hô hấp sáng → sự biến đổi của RiDP ?
H: Điều kiện xảy ra?
H: Vai trò hô hấp sáng ?
GV bổ sung: Ezim cacbôxilaza chuyển thành ôxigenaza ôxi hoá RiDP → CO2 tại ti thể.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Hô hấp với Quang hợp và môi trường
- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trang sgk:
H: Chứng minh quang hợp là tiền để cho hô hấp và ngược lại.
H: Hô hấp chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Vai trò của các nhân tố đó.
H: Hãy nêu vai trò của ôxi đối với hô hấp của cây?
H: Ứng dụng trong việc bảo quản nông phẩm như thế nào?
- HS đọc thông tin trong sgk. Trả lời câu hỏi:
+ Khi ở cường độ ánh sáng cao, trong lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều (gấp 10 lần so với CO2).
+ Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
- Bằng kiến thức đã học về quang hợp và hô hấp HS có thể trả lời câu hỏi:
+ QH là tạo vật chất hữu cơ khởi nguyên cho mọi quá trình dị hoá để giải phóng và tái lích luỹ năng lượng cần cho hoạt động sống.
Những chất trực tiếp tham gia vào các phản ứng sáng (ADP, ANDP+...) và tối (PEP, các axit hữu cơ...) trong quang hợp là sản phẩm của hô hấp.
+ Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí → đảm bảo cho quá trình phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, giải phóng CO2 và nước, tích luỹ nhiều năng lượng hơn so với phân giải kị khí.
+ Liên hệ thực tế bảo quản nông sản: giảm hàm lượng nước: phơi khô, sấy khô; giảm nhiệt độ: để nông phẩm nơi m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sinh hoc 11CB Hoc Ky 1 tron bo_12423319.doc