1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: ..
Tiết: 13 Ngày dạy:
Chương III TUẦN HOÀN
Bài 13 MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu (nêu được chức năng của huyết tương và hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Nêu được vai trò của môi trường trong đối với cơ thể.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng quan sát thu thập thông tin, khái quát kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
II. Phương pháp
Thuyết trình + quan sát + nêu và giải quyết vấn đề + hoạt động nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh tế bào máu, tranh phóng to h 13.2 sgk
- Mẫu máu động vật lắng động tự nhiên.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13.
b. Phát triển
Hoạt động1: Máu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
22’
- Em hãy mô tả các bước của thí nghiệm.?
- Cho hs quan sát TN dùng chất chống đông được kết quả TN.
- Giới thiệu H13.1
- Cho HS quan sát Hinh 5 loại bạch cầu. Em hãy cho biết có mấy loại bạch cầu.
- Nêu thành phần cấu tạo của máu?
- Kết luận: Thành phần cấu tạo của máu.
-Yêu cầu hs tham khảo sgk Bảng 13.
- Huyết tương gồm những thành phần chủ yếu nào? Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
- Thực hiện lệnh SGK.
1) Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
2) Thành phần chất trong huyết tương ( bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
Ngày 7 tháng 4 là ngày toàn dân hiến máu.
- Kết luận.
- Nhờ đâu hồng cầu thực hiện được chức năng vận chuyển O2 và CO2?
- Tại sao máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim tới phổi có màu đỏ thẩm?
=>Vậy chức năng của hồng cầu là gì?
- Thông tin về vận chuyển O2 và CO2 trong máu (đỏ tươi và đỏ thẩm), lưu ý hs bảo vệ sức khỏe.
- Kết luận.
- Mỗi người có hàng triệu hồng cầu trong máu. Đây là loại tế bào máu có dạng hình đĩa. Nếu số lượng hồng cầu ít thì được chẩn đoán là thiếu máu, còn nếu số lượng hồng cầu nhiều thì gọi là đa hồng cầu.
- Các bước TN:
+ Bước 1:
+ Bước 2:
- Quan sát mẫu máu, thảo luận nhóm, tham khảo SGK.
- Ghi nhận.
- Có 5 loại bạch cầu.
- Hoàn thành BT:
+ 1: Huyết tương
+ 2: Hồng cầu
+ 3: Bạch cầu
Máu gồm: huyết tương và các TB máu.
- Huyết tương: lỏng, vàng nhạt, chiếm 55%.
- Các TB máu: đặc, đỏ thẫm gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chiếm 45%.
- Ghi bài.
- Thực hiện theo lệnh.
- Huyết tương gồm: nước (90% V của huyết tương), các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác, các muối khoáng, các chất thải.
- Máu sẽ đặc lại, khó lưu thông trong mạch.
- Chức năng của huyết tương:
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Ghi bài.
- Vì hồng cầu có chứa Hêmôglôbin (Hb) có đặc tính rất dễ kết hợp với O2 và CO2 tạo thành hợp chất không bền (HbO2, HbCO2).
- Vì máu từ phổi về tim mang nhiều O2 => màu đỏ tươi. Máu từ TB về tim mang nhiều CO2 => màu đỏ thẫm.
=>Vận chuyển O2 và CO2
- Nghe và ghi nhận.
- Ghi bài.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân bị bệnh thiếu máu và cách khắc phục?
I. Máu.
1. Thành phần cấu tạo của máu
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, chiếm 55% thể tích.
- Các tế bào máu: đặc quánh, đỏ thẫm chiếm chiếm 45% thể tích gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Huyết tương gồm 90% nước, 10% các chất khác: duy trì máu ở trạng thái lỏng và vận chuyển các chất.
- Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2.
- Bạch cầu (ưa kiềm, trung tính, ưa axit, limphô và mônô): tham gia bảo vệ cơ thể.
- Tiểu cầu: thành phần chính tham gia đông máu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể
15’
- Yêu cầu hs quan sát hình. 13.2.
- Khái niệm về nước mô và bạch huyết ?
- Cho biết mối quan hệ của máu nước mô và bạch huyết?
- Các tế bào cơ, não của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào ?
- Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?
=> Vậy vai trò của môi trường trong là gì?
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- Kết luận.
- Tại sao” Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
- Quan sát H13.2.
- Nước mô: Khi máu chảy tới mao mạch một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mao mạch chảy vào khe hở của các TB tạo thành nước mô.
Bạch huyết: Nước mô sau khi TĐC với TB thẩm thấu qua thành mao mạch bạch huyết, bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về TMM và hòa vào máu.
- Mối quan hệ của máu nước mô và bạch huyết?
- Không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Sự trao đổi chất trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong (máu, nước mô, bạch huyết).
- Gồm: máu, nước mô, bạch huyết.
=> Giúp TB trao đổi khí với môi trường ngoài.
- Vẽ sơ đồ.
- Nghe, ghi bài.
II. Môi trường trong cơ thể
- Môi trường trong của cơ thể gồm: máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài qua quá trình trao đổi chất.
4. Củng cố: 2’
Gọi học sinh đọc khung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
* Công thức tính thể tích máu trong cơ thể:
- Nam: 80 . khối lượng cân nặng.
- Nữ: 70 . khối lượng cân nặng.
* Bài 3/ 44.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài, xem trước bài 14: Bạch cầu – miễn dịch.
- Đọc mục : “em có biết?”
- Tính xem cơ thể em có bao nhiêu lít máu.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13C.doc