Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

II. Lao động và nghĩ ngơi hợp lý:

- Ý nghĩa: giúp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh.

- Biện pháp thực hiện:

+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau 1 ngày làm việc căng thẳng.

+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.

+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày soạn:..................... Tiết: 60 Ngày dạy : ..................... Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động và nghĩ ngơi hợp lý đối với sức khỏe của con người. - Biết được tác hại của ma túy, chất kích thích, các chất gây nghiện đối với sức khỏe và hệ thần kinh. 2. Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng: phân tích, so sánh, thảo luận. 3. Thái độ Có thái độ hành vi: yêu thích môn học, bảo vệ sức khỏe, bài trừ tệ nạn xã hội. II. Phương pháp Thuyết trình + nghiên cứu + đàm thoại. III. Thiết bị dạy học Bảng phụ + tranh ảnh IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Trình bày mối liên quan giữa hình thành và ức chế PXCĐK? - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, giúp con người phát triển thích nghi với cuộc sống XH, tuy nhiên không tự bản thân hệ thần kinh có thể làm cho con người phát triển, còn tùy vào khả năng chúng ta có biết bảo vệ và sử dụng hệ thần kinh hợp lý để hình thành những thói quen, những suy nghĩ, những PXCĐK phù hợp với cuộc sống. Vậy sử dụng hệ thần kinh như thế nào là hợp lý, ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. b. Phát triển bài: Hoạt động1: Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 13’ - Giới thiệu về ức chế của hệ thần kinh. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi SGK. - Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? - Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe? - Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ? - Cho các nhóm báo cáo, sữa chữa bổ sung. - Kết luận về vai trò của giấc ngủ. Liện hệ thực tế bảo vệ sức khỏe. - Chú ý lắng nghe tìm hiểu thêm thông tin SGK. - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. - Vì: Hưng phấn và ức chế là 2 mặt đối lập trong hoạt động thần kinh, nhờ đó mà đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh. - Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe: Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động. - Điều kiện để có giấc ngủ tốt: + Tạo phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ. + Tạo một động hình: Vd: rửa mặt, đánh răng trước khi đi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi vào giấc ngủ. - Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ. + Ăn quá no + Dùng chất kích thích + Tiếng ồn, đèn chói + Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí. + Tâm trạng không thoải mái. - Đại diện nhóm bào cáo kết quả thảo luận. - Chú ý lắng nghe, hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe. I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe. - Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể vì bản chất của giấc ngủ là kết quả của một quá trình ức chế của bộ não. - Ý nghĩa: bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. - Biện pháp để có giấc ngủ tốt: + Tinh thần thoải mái + Chỗ ngủ thuận tiện. + Tránh sử dụng chất kích thích. + Không dùng thuốc ngủ. + Đảm bảo không khí yên tĩnh, không để đèn sáng. + Tránh tiếng ồn. + Ngủ đúng giờ, rửa mặt đánh răng trước khi đi ngủ. + Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp lao động và nghỉ ngơi hợp lí 11’ - Cho hs tham khảo SGK, - Có mấy hình thức lao động? - Lao động chân tay có liên quan gì đến hệ TK không? Tại sao? - Vậy để bảo vệ hệ TK ta phải làm gì? - Lao động và nghĩ ngơi như thế nào là hợp lý? - Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuy? * Thông tin thêm phần sgk. - Liên hệ thực tế bảo vệ sức khỏe. - Lập một kế hoạch lao động trong ngày Vậy: Cần có - Tham khảo SGK, trả lời - Có hai hình thức: lao động trí óc, lao động chân tay. - Có, vì hệ thần kinh điều hòa phối hợp các hoạt động của cơ thể. - Lao động và nghĩ ngơi hợp lý. - Lao động phải phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của mỗi người, phân bố thời gian nghỉ ngơi. - Vì: Khi làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là hệ TK bị mệt mỏi. Thức quá khuya: quá thời gian để hệ TK được nghỉ ngơi và phục hồi sau 1 ngày làm việc nên ảnh hưởng đến hệ TK. Hệ thần kinh bị mệt mỏi thì ảnh hưởng đến sức khỏe, ngày hôm sau tinh thần không thoải mái làm việc không hiệu quả. - Hình thành ý thức bảo vệ cơ thể. - Lập kế hoạch lao động và nghĩ ngơi trong ngày. II. Lao động và nghĩ ngơi hợp lý: - Ý nghĩa: giúp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh. - Biện pháp thực hiện: + Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau 1 ngày làm việc căng thẳng. + Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu. + Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Hoạt động 3: Tìm hiểu các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh 7’ - Cho HS hoạt động theo nhóm làm phiếu học tập theo yêu cầu SGK. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Sữa chữa bổ sung. - Liên hệ thực tế giáo dục ý thức bài trừ tệ nạn trong trường học. - Nhận xét. - Kết luận. - Hoạt động theo nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả bài làm. - Chú ý. - Hình thành ý thức bài trừ tệ nạn ma túy trong trường học. - Ghi bài. III. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế với hệ thần kinh. - Chất kích thích: trà, café, thuốc lá, gây khó ngủ làm hệ thần kinh bị mệt, không được phục hồi sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng. Hậu quả ngày hôm sau làm việc, học tập với năng suất giảm. - Chất gây nghiện: + Thuốc lá: làm cơ thể suy yếu, dễ mất bệnh ung thư, giảm trí nhớ. + Ma túy: làm cho người nghiện bị lệ thuộc ma túy, không còn tự chủ, dẫn đến không thể lao động, học tập bình thường được, dẫn đến những hậu quả không lường được. - Chất làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh: rượu, bia, thuốc ngủ, : 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kểm tra đánh giá: 4’ - Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? - Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao như vậy? (Trong các chất gây nghiện thì chất nào có hại cho hệ thần kinh nhất? Vì sao?) - Cần quan tâm vấn đề phòng chống ma tuý. - Vì ma tuý là chất gây nghiện, gây độc hại cho hệ thần kinh, người nghiện không thể học tập và lao động bình thường hậu quả có thể gây ra những hành động mất khả năng kiểm soát. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Chuẩn bị bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy: PHIẾU HỌC TẬP Loại chất Tên chất Tác hại Chất kích thích: Chất kích thích thần kinh là các chất khi đưa vào cơ thể làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Trà, cafe đậm đặc. Gây khó ngủ làm hệ thần kinh bi mệt, không phục hồi sau 1 ngày làm việ, học tập căng thẳng. Hậu quả ngày hôm sau làm việc, học tập năng suất giảm. Chất gây nghiện: tiêu khiển là những chất hóa học có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Thuốc lá Ma túy - Làm cơ thể suy yếu, dễ mất bệnh ung thư, giảm trí nhớ. - Là chất gây nghiện, làm cho người nghiện bị lệ thuộc ma túy, không còn tự chủ dẫn đến không thể lao động, học tập bình thường. Chất làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh. Rượu, bia, thuốc ngủ. Hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60C.doc
Tài liệu liên quan