Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 phân môn Tập đọc - Tuần 19 đến tuần 35

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài thơ.bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ yêu thích).

- Rèn HS biết yêu lao động.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh hoạ SGK.

HS: SGK.

 

doc56 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 phân môn Tập đọc - Tuần 19 đến tuần 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện đọc - GV theo dõi sửa sai cho HS, giúp HS hiểu từ mới phần chú thích,Hướng dẫn HS đọc đúng nhịp thơ . Mặt trời xuống biển /như hòn lửa Sóng đã cài then ,/ đêm sập cửa .................... - GV đọc diễn cảm toàn bài c. Tìm hiểu bài - Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ?những câu thơ nào cho biết điều đó ? + Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? + Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển ? + Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? - Cho HS nói ND bài d. Luyện đọc diễn cảm - Cho HS nối tiếp đọc 5 khổ thơ,GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Nuôi lớn đời ta tự buổi nào - GV cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ và thi đọc thuộc bài thơ 3. Củng cố, dặn dò. * GDMT : nguồn tài nguyên biển tuy nhiều nhưng không phải là vô hạn. Vậy chúng cần khai thác, đánh bắt hợp lí để bảo vệ nguồn tài nguyên đó. - GV cho HS nêu ND của bài - GV dặn dò ,nhận xét 2 em lên bảng đọc - HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ - HS luyện đọc theo cặp - 1 em đọc toàn bài - Đoàn thuyền ra khơi vào lúc hoàng hôn.Câu thơ :Mặt trời xuống biển như hòn lửa . - Đoàn thuyền trở vào lúc bình minh Câu thơ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng - Mặt trời đội biển nhô màu mới . Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. - Đoàn thuyền ra khơi ,tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm Lời ca họ thật hay ,thật vui vẻ ,hào hứng - HS : ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả ,vẻ đẹp của lao động. - HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm - HS thi đọc thuộc bài thơ KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký ................. ................. ............... .............. ................ .................. ................... ................. ................. ................ ................. Đỗ Trọng Vinh Tuần 25 Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 49 : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I .MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biết sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Li trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hản.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân - Ra quyết định. - Ứng phó, thương lượng. - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích. - GD HS rèn được tính dũng cảm. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - GV: Bảng phụ viết sẵn các từ, câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1 .Kiểm tra: - Kiểm tra 2,3 HS đọc bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, ghi điểm. 2 – Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Giới thiệu bài - Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm. - Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua ; còn ông bác sĩ có vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tượng này, đoc bài văn Khuất phục tên cướp biển dưới đây, các em sẽ hiểu rõ. b . Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài. c . Tìm hiểu bài - Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào ? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li cho thấy ông là người như thế nào ? - Vì sao bác sĩ Li khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? d. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài , giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật. - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn (3 đoạn ). - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . - Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện ở các chi tiết : đập tay xuống bàn quát tháo mọi người im ; quát bác sĩ Li “ Có câm mồm không “ một cách thô bạo ; rút soạt đao ra, lăm lăm chực đăm bác sĩ Li. . . - Qua lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li, ta thấy ông là người rất nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. - Vì bác sĩ Li đứng về phía lẽ phải, dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt, với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển. - HS phát biểu tự do + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác trong cuộc sống. + Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. + Sức mạnh tinh thấn của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ. 3. Củng cố – Dặn dò: GDKNS: HS biết được cách ứng phó, thương lượng và cách bình luận phân tích. - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Chuẩn bị : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 50 : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I.MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy,bước đấu biieets đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan. - Hiểu ND:Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ láy xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.(trả lời được các CH; thuộc 1,2 khổ thơ) - Giáo dục HS biết yêu mến các chiến sĩ . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - GV: Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra: - Kiểm tra 2,3 HS đọc bài: Khuất phục tên cướp biển và trả lời câu hỏi. - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? 2 . Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a . Giới thiệu bài - Nhìn bức tranh này, các em thấy những chiếc xe ô-tô của bộ đội ta đang băng băng ra trận trên đường Trường Sơn đầy khói lửa bom đạn. Đọc bài thơ tiểu đội xe không kính, các em sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm của các chú bộ đội lái xe. b . Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài. c . Tìm hiểu bài - Những hình nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? - Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ? - Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ? + Đó cũng là khí thế quyết chiến thắng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “ của dân tộc ta. Đó cũng chính là tư thế, là chân dung của một dân tộc anh hùng . - Nêu nội dung của bài thơ ? d. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm đoạn Không có kính mau khô thôi - HS khá giỏi đọc toàn bài . - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . - Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi ; Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng. . . Không có kính, ừ thì ướt áo ; Mưa tuôn , mưa xối như ngoài trời ; Chưa cần thay, lái vài trăm cây số nữa . . . - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới ; Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . . . đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa bom đạn. + Cảm nghĩ về các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm. + Các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù. + Cảm nghĩ về khí thế ra trận ào ạt, bất chấp khó khăn, vượt lên tất cả của quân và dân ta lúc bấy giờ. - Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ. 3. Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị : Thắng biển. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký ................. ................. ............... .............. ................ .................. ................... ................. ................. ................ Đỗ Trọng Vinh Tuần 26 Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 51: THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU -Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. -Hiểu ND : Ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai ,bảo vệ con đê ,bảo vệ cuộc sống yên bình. (trả lời được các CH 2, 3, 4 trong SGK) - Kĩ năng sống: - Thể hiện sự thông cảm. - Ra quyết định, ứng phó. - Đảm nhận trách nhiệm. - Giáo dục HS lòng dũng cảm và lòng tự hào dân tộc về ý chí và lòng dũng cảm của con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh hoạ SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra +Giới thiệu bài -GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nêu nội dung bài đọc. -GV nhận xét ,giới thiệu bài 2.Luyện đọc . -GV chia đoạn và hướng dẫn HS luyện đọc GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ mô tả rất sống động cuộc chiến đấu với biển cả của thanh niên xung kích -GV theo dõi sửa sai cho HS, giúp HS hiểu từ mới phần chú thích : mập ,cây vẹt ,xung kích ,chão - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1HS đọc toàn bài -GV đọc diễn cảm toàn bài 3.Tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi: -Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ? -Đọc thầm đoạn 1,trả lời :Tìm từ ngữ ,hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển -Đọc thầm đoạn 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ? -Trong đoạn 1,2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả hình ảnh của biển cả ? -Đọc đoạn 3 trả lời:Những từ ngữ ,hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm ,sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? -GV cho HS nêu ND của bài 4.Luyện đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài -GV hướng dẫn và cho HS thi đọc đọc diễn cảm đọan 3 5.Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét -HS lên đọc bài ,nêu ND bài -HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) Đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công Đoạn 3:Con người quyết chiến ,quyết thắng cơn bão biển -HS luyện đọc theo cặp -1 em đọc toàn bài - HS lắng nghe -Theo trình tự: Biển đe doạ (đoạn 1)-Biển tấn công (đoạn 2)-Người thắng biển (đoạn 3) -Gió bắt đầu mạnh ,nước biển càng giữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng -Cơn bão có một sức phá huỷ tưởng như không có gì cản nổi :như một đàn cá voi lớn ,sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào . -T/G sử dụng biện pháp só sánh :như con cá mập đớp con cá chim –như một đàn voi lớn .Biện pháp nhân hoá :biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng -Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .Họ ngụp xuống trồi lên ,dẻo như chão . -HS :Ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai ,bảo vệ con đê ,bảo vệ cuộc sống yên bình. -HS đọc -HS thi đọc diễn cảm Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 52: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ I. MỤC TIÊU -Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các CH trong SGK). - KNS: +Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. +Đảm nhận trách nhiệm. + Ra quyết định - Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc thể hiện lòng dũng cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Kiểm tra +Giới thiệu bài . -Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài “Thắng biển” ,nêu nội dung của bài . -GV nhận xét ,giới thiệu bài Hoạt động 2:Luyện đọc -GV chia đoạn ,hướng dẫn HS luyện đọc -GV theo dõi giúp HS : Đọc đúng các tên riêng:Ga-vrốt, ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc. Hiểu từ mới phần chú thích:chiến luỹ ,nghĩa quân, thiên thần Đọc đúng câu hỏi: Cậu làm gì đấy? Cho HS luyện đọc theo nhóm -GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 3:Tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm phần đầu truyện và trả lời câu hỏi: Ga-vrốt ngoài chiến luỹ để làm gì? -Đọc thầm đoạn còn lại, trả lơì: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt? -Vì sao tác giả lại nói ga-vrốt là moät thiên thần? -Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ga-vrốt. -GV cho HS nêu nội dung của bài Hoạt động 4:Luyện đọc diễn cảm -Cho cho 4 HS đọc lại truyện theo cách phân vai GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn. một cách ghê tợn. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cho HS nêu lại ND của bài -GV giáo dục cho HS tinh thần dũng cảm vượt qua khó khăn. -GV dặn dò ,nhận xét 2 em lên bảng đọc -HS đọc nối tiếp 3 đoạn Đoạn 1: 6 dòng đầu Đoạn 2: Tiếp đến Ga-vrốt Đoạn 3: còn lại HS đọc từ HS đọc câu -HS luyện đọc theo cặp 1 em đọc toàn bài -Ga-vrốt nghe Ăng-giôn –ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn ,giúp nghã quân có đạn tiếp tục chiến đấu. -Ga-vrốt không sợ nguy hiểm,ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch.Ga-vrốt lúc ẩn ,lúc hiện giữa làn đạn giặc. -Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn hiện trong làn khói đạn như thiên thần -HS nêu Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. HS đọc theo cách phân vai -HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm HS nêu KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký ................. ................. ............... .............. ................ .................. ................... ................. ................. ................ ................. Đỗ Trọng Vinh Tuần 27 Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY I MỤC TIÊU -Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních Ga li lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. -Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các CH trong SGK). - Giáo dục cho HS biết dũng cảm, kiên trì trước mọi khó khăn trong cuộc sống. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh hoạ SGK III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra +Giới thiệu bài -GV kiểm tra 2 HS đọc bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, nêu nội dung bài đọc. -GV nhận xét ,giới thiệu bài 2.Luyện đọc . -GV chia đoạn và hướng dẫn HS luyện đọc GV hướng dẫn HS quan sát tranh chân dung của hai nhà khoa học. -GV theo dõi sửa sai cho HS, giúp HS hiểu từ mới phần chú thích : Thiên văn học, tà thuyết ,chân lí Giúp HS đọc đúng tên riêng nước ngoài. -GV đọc diễn cảm toàn bài 3.Tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi: -Đọc thầm đoạn 1,trả lời :Ý kiến của Cô-pec-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? -Đọc thầm đoạn 2: -Ga li lê viết sách nhằm mục đích gì? -Đọc đoạn 3 trả lời: - Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? -Lòng dũng cảm của Cô-pec-ních và Ga-li-lê thể hhiện ở chỗ nào? -GV cho HS nêu ND của bài 4.Luyện đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài -GV hướng dẫn và cho HS thi đọc đọc diễn cảm đọan: Chưa dầy một thế kỉ sau dù sao trái đất vẫn quay. 5. Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét -HS lên đọc bài ,nêu ND bài -HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài Đoạn 1: Từ đầu đến phán bảo của chúa trời Đoạn 2:Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi. Đoạn 3:Còn lại. -HS luyện đọc theo cặp -1 em đọc toàn bài Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ , đứng yên một chỗ,còn mặt trời ,mặt trăng quay xung quanh nó. Cô-pec-ních đã chứng minh ngược lại -Ga li lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-pec-ních. Toà án lúc ấy xử phạt ông vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngựơc với những lời phán bảo của chúa trời. -Hai nhà khoa học giám nói ngược với lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ. Ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm ,kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. -HS đọc -HS thi đọc diễn cảm Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 54: CON SẺ I MỤC TIÊU - Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hiểu ND : Ca ngợi hành động dũng cảm , xả thân cứu sẻ con của sẻ già. (trả lời được các CH trong SGK). II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ SGK III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra +Giới thiệu bài . -Gọi HS đọc 1 đoạn trong bài “Dù sao trái đất vẫn quay” ,nêu nội dung của bài . -GV nhận xét ,giới thiệu bài 2.Luyện đọc -GV chia đoạn ,hướng dẫn HS luyện đọc -GV theo dõi giúp HS : Hiểu nội dung tranh minh hoạ Đọc đúng các từ khó :rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết, khản đặc Hiểu từ mới trong bài: tuồng như ,khản đặc, bối rối, kính cẩn Đọc đúng câu dài: Bỗng/từ trên cây cao gần đó,một con sẻ già có bộ ứu đencuốn nó. Cho HS luyện đọc theo nhóm -GV đọc diễn cảm toàn bài 3.Tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm phần đầu truyện và trả lời câu hỏi: +Trên đường đi con chó thấy gì ? và định làm gì? -Đọc thầm đoạn 2, trả lơì: +Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi? + Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? Cho HS đọc đoạn còn lại , trả lời: + Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ mẹ? -GV cho HS nêu nội dung của bài 4.Luyện đọc diễn cảm -Cho cho 5 HS nối tiếp nhau đọc lại truyện . GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Bỗng từ trên cây cao .cuốn nó xuống đất. 5.Củng cố, dặn dò. -GV cho HS nêu lại ND của bài -GV giáo dục cho HS tinh thần dũng cảm vượt qua khó khăn. -GV dặn dò ,nhận xét 2 em lên bảng đọc -HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài Mỗi lần xuống dòng là một đoạn HS đọc từ HS đọc câu -HS luyện đọc theo cặp 1 em đọc toàn bài +Con chó đánh hơi thấy một con sẻ non .Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non. + Đột nhiên một con sẻ già từ cây cao lao xuống đất cứu con . Dáng vẻ của nó rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại. + Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, lông dựng ngược ,mồm rít lên tuyệt vọng và thảm thiết + Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ cứu con là một hành động đáng trân trọng , khiến con người cũng phải cảm phục Ca ngợi hành động dũng cảm , xả thân cứu sẻ con của sẻ già. 5 HS đọc -HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm HS nêu KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký ................. ................. ............... .............. ................ .................. ................... ................. ................. ................ ................. Đỗ Trọng Vinh Tuần 28 Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 55 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội nung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - GD HS ý thức cao trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV : phiếu bốc thăm III.Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV cho từng HS lên bốc thăm các bài tập đọc và đọc bài, sau khi đọc xong GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn đọc. ( phiếu bốc thăm viết các bài tập đọc và HTL từ đầu học kì 2 đến tuần 27). - GV nhận xét cho điểm. HS nào không đạt GV cho HS kiểm tra lại trong tiết sau. 3: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể là truyện đọc trong chủ điểm Người ta là hoa đất. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc : Chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể là truyện đọc trong chủ điểm Người ta là hoa đất. Hỏi HS Trong chủ điểm Người ta là hoa đất ( tuần 19,20, 21) có những bài tập đọc là truyện kể? - GV cho HS làm bài vào vở . GV nhận xét KL: Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi, sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, Yêu Tinh. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ. Trần Đại Nghĩa 5: Củng cố, dặn dò. - GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi HS nêu Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. HS làm bài vào vở, chữa bài. HS theo dõi Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 56 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 5) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. - GD HS tính cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: GV : phiếu bốc thăm III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV cho từng HS lên bốc thăm các bài tập đọc và đọc bài, sau khi đọc xong GV nêu câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn đọc. ( phiếu bốc thăm viết các bài tập đọc và HTL từ đầu học kì 2 đến tuần 27). - GV nhận xét cho điểm. HS nào không đạt GV cho HS kiểm tra lại trong tiết sau. 3: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể là truyện đọc trong chủ điểm Những người quả cảm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. GV nhắc : Chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm. Hỏi HS Trong chủ điểm Những người quả cảm, có những bài tập đọc nào là truyện kể? - GV cho HS làm bài vào vở . GV nhận xét KL: Tên bài Nội dung chính Nhân vật Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục. Bác sĩ Ly, tên cướp biển. Ga-vrốt ngoài chiến luỹ Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chhiến luỹ nhặt đạn. Ga-vrốt Ăng-giôn ra Cuốc-phây -rắc Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc ních và Ga li lê dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Cô-péc ních Ga li lê Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm của con sẻ mẹ, xả thân cứu sẻ con. Con sẻ mẹ, Nhân vật tôi, Con chó 5. Củng cố, dặn dò. - GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi HS nêu - Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, Dù sao trái đất vẫn quay, Con sẻ. HS làm bài vào vở, chữa bài. HS theo dõi KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký ................. ................. ............... .............. ................ .................. ................... ................. ................. ................ ................. Đỗ Trọng Vinh Tuần 29 Ngày dạy: ..../..../2013 Tiết 57 ĐƯỜNG ĐI SAPA I.Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các CH; thuộc hai đoạn cuối bài). - GD tình yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ SGK III.Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1:Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Con sẻ”, nêu nội dung bài đọc. - GV nhận xét ,ghi điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc . - GV chia đoạn và hướng dẫn HS luyện đọc - GV theo dõi sửa sai cho HS, giúp HS hiểu từ mới phần chú thích: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc và nêu nội dung bức tranh. - Giúp HS đọc đúng câu: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô / tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. - GV đọc diễn cảm toàn bài c. Tìm hiểu bài Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi: - Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy. - Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên? - Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào? - GV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctap đoc tuan 19 - 35.doc