Giáo án môn Tự nhiên và xã hội (lớp 3) - Bài: Lá cây

-GV cho HS hát bài: “Lý cây xanh”, sau đó nêu câu hỏi:

+ Trong câu: “Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh”, có sự vật nào được nhắc đến?

-GV nhận xét, nêu câu hỏi: “Theo các em, lá cây có những bộ phận nào, hình dáng, màu sắc nào?”

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu

- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ theo suy nghĩ của mình về cấu tạo của lá cây.

-GV quan sát, quản lí lớp học, đồng thời nắm bắt nhanh quan niệm ban đầu của HS về cấu tạo của lá cây.

- GV cho HSviết hoặc vẽ cá nhân sau đó thống nhất nhóm và trình bày phiếu nhóm.

 

docx2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên và xã hội (lớp 3) - Bài: Lá cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (LỚP 3) LÁ CÂY Nội dung áp dụng PPBTNB Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của lá cây. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: Nhận biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mép phiến lá của lá cây. Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. Thiết bị dạy học Một số lá cây. Tranh ảnh, băng đĩa, Bảng nhóm, bút dạ, Tiến trình dạy học cụ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề -GV cho HS hát bài: “Lý cây xanh”, sau đó nêu câu hỏi: + Trong câu: “Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh”, có sự vật nào được nhắc đến? -GV nhận xét, nêu câu hỏi: “Theo các em, lá cây có những bộ phận nào, hình dáng, màu sắc nào?” - HS hát -Cái cây, cái lá Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu - GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ theo suy nghĩ của mình về cấu tạo của lá cây. -GV quan sát, quản lí lớp học, đồng thời nắm bắt nhanh quan niệm ban đầu của HS về cấu tạo của lá cây. - GV cho HSviết hoặc vẽ cá nhân sau đó thống nhất nhóm và trình bày phiếu nhóm. -HS liên hệ thực tế, vẽ ra vở thí nghiệm - HS viết hoặc vẽ theo suy nghĩ của mình về các bộ phận của lá cây (5 - 7 phút) - HS có thể vẽ lá cây có nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước, khác nhau. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm -GV quan sát, chọn một vài bài cho HS trình bày - Tổ chức cho HS nêu các quan niệm ban đầu và thảo luận * Chú ý: GV giúp HS phát hiện được những bộ phận quan trọng của lá cây (cuống lá, phiến lá, gân lá). - HS trình bày bài vẽ của mình -HS thảo luận có thể đưa ra nhiều câu hỏi: + Có phải lá cây nào cũng có cấu tạo giống nhau? + Những lá cây có hình dạng khác nhau thì cấu tạo có giống nhau không? + Cây sống dưới nước và sống trên cạn cấu tạo lá có giống nhau không?... -GV yêu cầu HS đề xuất các phương án tìm tòi nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà HS nêu ra - GV thống nhất phương án quan sát vật thật và xem tranh ảnh. - Quan sát lá thật - Quan sát tranh ảnh, hình vẽ lá cây - Xem băng đĩa có cấu tạo của lá cây, Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu -Yêu cầu HS quan sát lá cây mình đã chuẩn bị - Yêu cầu HS tiến hành quan sát, vẽ ra vở kết quả quan sát được. - Trong quá trình HS quan sát, vẽ thì GV đi đến từng nhóm giúp đỡ HS khi cần, quan sát vở HS để nắm bắt kết quả. Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, tuy nhiên không làm bài giúp HS. - GV cho HS so sánh kết quả tìm ra và biểu tượng ban đầu. - HS quan sát, chỉ các bộ phận của lá cây - HS quan sát, vẽ ra vở - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra phiếu nhóm. -HS so sánh Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức -Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - GV cho HS quan sát tranh vẽ phóng to cấu tạo của lá cây (máy chiếu) - GV giới thiệu cấu tạo của lá cây - Cho HS chỉ và giới thiệu với bạn về cấu tạo của lá cây mình đã chuẩn bị - GV cho HS thảo luận, nêu lại cấu tạo của lá cây - GV nhận xét, chốt: Lá cây thường gồm 3 bộ phận chính là: cuống lá, phiến lá, gân lá. - HS báo cáo - HS đối chiếu với biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức - Vẽ là chỉ lại cấu tạo của lá cây -HS báo cáo - HS ghi chép các kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPP ban tay nan bot.TNXH3.docx